Tam cá nguyệt 1, Thai kỳ
Thai nhi 2 tuần tuổi có biểu hiện gì? Lời khuyên cho mẹ
Đăng ngày | Chuyên mục | Tác giả |
23/07/2022 | Tam cá nguyệt 1, Thai kỳ | Dược sĩ Hoàng Thị Tuyết |
Ở tuần thai thứ 2, thai nhi vẫn chưa được hình thành nên đây thường được gọi là giai đoạn “làm tổ”. Mặc dù chưa có dấu hiệu quá rõ rệt, mẹ cũng nên chuẩn bị tinh thần cho một kỳ mang thai sắp đến. Dưới đây là một số những lưu ý khi mang thai 2 tuần để mẹ có sự chuẩn bị tốt hơn.

1. Thai nhi 2 tuần phát triển như thế nào?
Giai đoạn thai nhi 2 tuần tuổi vẫn chưa được hình thành do quá trình thụ tinh sẽ diễn ra vào gần cuối của tuần thai thứ hai. Và đương nhiên khi siêu âm thai 2 tuần, mẹ sẽ không thấy bất kỳ hiện tượng gì hay hình ảnh thai nhi 2 tuần tuổi trong tử cung của mình.
Tham vấn y khoa: Dược khoa Trương Anh Thư
Trong tuần thai thứ hai, lượng estrogen và progesterone tăng lên nhanh chóng khiến niêm mạc tử cung dày lên, tạo thành lớp màng tươi tốt, nhiều mô máu để hỗ trợ phôi làm tổ. Đồng thời, nang trứng bắt đầu hình thành trong giai đoạn này. Nang trứng là buồng trứng đã chín và chứa nhiều chất dịch.
Sự rụng trứng sẽ xảy ra từ ngày thứ 9 – 21 trong chu kỳ 28 ngày của bạn chứ không nhất thiết phải xảy ra trong ngày giữa chu kỳ.
Trứng sẽ được thụ tinh nếu trong 24 giờ có một trong số 250 triệu tinh trùng xuất tinh có thể bơi từ âm đạo vào cổ tử cung, vào ống dẫn trứng và xâm nhập vào trứng. Thông thường sẽ có khoảng 400 tinh trùng sống được trong quá trình vào trứng nhưng chỉ có duy nhất một tinh trùng thành công chui vào trong trứng.
Từ 10 giờ đến 30 giờ tiếp theo, nhân và tinh trùng hợp nhất thông tin di truyền với nhau. Bé sẽ là bé trai nếu tinh trùng chứa nhiễm sắc thể Y, ngược lại bé là bé gái nếu tinh trùng chứa nhiễm sắc thể X. Trứng thụ tinh sẽ được gọi là hợp tử.
Trứng sẽ phân chia khoảng 100 hoặc nhiều tế bào giống hệt nhau trên đường đi từ ống dẫn trứng vào tử cung. Quãng đường này sẽ mất khoảng 3 đến 4 ngày, khi vào tử cung nó sẽ được gọi là phôi nang. Trong vòng 2 ngày, phôi nang sẽ chui vào lớp niêm mạc tử cung và làm tổ tại đây để tiếp tục biến đổi. Giai đoạn này, thai nhi chỉ là một chấm nhỏ xíu nên không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

2. Thai 2 tuần có biểu hiện gì đối với mẹ?
Bạn có thể dựa vào những dấu hiệu dưới đây để có thể xem xét xem bản thân có đang mang thai 2 tuần hay không:
- Tăng nhiệt độ cơ thể: Khi mới mang thai 2 tuần nhiệt độ của mẹ sẽ tăng lên khoảng 37,5 độ vì cơ thể tiết ra nhiều hormone progestrone.
- Tăng vòng một: Sau quá trình thụ tinh, nồng độ hormone của cơ thể thay đổi rõ rệt. Tuyến sữa sẽ hoạt động tích cực hơn để chuẩn bị sữa cho bé khi ra đời. Điều này sẽ khiến mẹ cảm thấy ngực bị nóng rát, căng tức.
- Mệt mỏi: Vì cơ thể khi mang thai sẽ cung cấp rất nhiều dưỡng chất để nuôi dưỡng thai nhi hình thành và phát triển nên mẹ sẽ thấy mệt mỏi. Đây cũng là một trong những triệu chứng mang thai phổ biến nhất.
- Đau đầu: Do lượng máu cơ thể mẹ giảm mạnh vì phải cung cấp những dưỡng chất cho phôi thai. Đồng thời cơ thể tiết ra nhiều hormone progestrone sẽ khiến mẹ bị đau đầu. Nếu mẹ bị đau đầu khi mang thai thì không nên uống thuốc vì sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn kịp thời.
- Buồn nôn: Đây chính là dấu hiệu của ốm nghén. Ốm nghén thường xuất hiện trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Cơ thể mẹ sẽ thường mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn nhiều lần trong ngày.
- Chảy máu, tiết dịch âm đạo: Sau khi quan hệ vài ngày, bạn thấy đáy quần lót có chút máu màu hồng hoặc nâu đậm. Đa số chị em sẽ nghĩ là do đến kỳ kinh nguyệt nhưng thực chất đây là dấu hiệu của việc mang thai. Máu xuất hiện cho thấy trứng đã làm tổ thành công trong buồng tử cung. Bên cạnh đó, nhiều chị em sẽ cảm thấy mình tiết ra nhiều khí hư trắng, đặc hơn bình thường.
- Chậm kinh: Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất để bạn xác định có mang thai hay không.
- Dùng que thử thai: Khi mang thai tuần 2 cơ thể sẽ có hormone HCG nên nếu que thử thai cho kết quả 2 vạch thì cho thấy bạn đang mang thai. Kết quả sẽ chính xác hơn khi bạn thử sau khi quan hệ từ 7 – 14 ngày.

3. Những thay đổi của mẹ khi mang thai 2 tuần
3.1 Thay đổi của mẹ về mặt cảm xúc
- Khi chưa chắc chắn mình đang mang thai 2 tuần, bạn sẽ cảm thấy hồi hộp và lo lắng. Đặc biệt là quá trình chờ xem kết quả, bạn sẽ cảm thấy thời gian trôi rất chậm.
- Người mang thai sẽ thường mẫn cảm hơn, dễ nổi nóng và hay thay đổi thất thường. Đây giống như phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt.
- Với những bạn đang mong chờ có con sẽ thấy rất thất vọng khi que thử thai cho kết quả một vạch. Đừng buông mà hãy tâm sự với chồng, bạn thân, người thân để giảm áp lực. Tuy nhiên, nếu bạn không muốn có thai nhưng lại phát hiện đang mang thai thì sẽ làm bạn lo lắng, căng thẳng, một số người còn có suy nghĩ tiêu cực là phá thai.

3.2 Những thay đổi của mẹ về mặt thể chất
- Mẹ sẽ có cảm giác như bị chuột rút và căng cứng ở vùng dưới xương chậu, mẹ hay bị đầy hơi và đi vệ sinh nhiều hơn bình thường
- Khi thai 2 tuần thì mẹ sẽ thường buồn nôn, ốm nghén, nhất là vào buổi sáng. Khi ngửi mùi thức ăn sẽ khiến mẹ thấy buồn nôn dù có thể trước đó là món khoái khẩu của mẹ. Mẹ rất nhạy cảm nên có thể thấy buồn nôn khi ngửi thấy mùi như: thịt, cá, hải sản,…
- Ngực mẹ sẽ bị căng cứng và trở nên nhạy cảm hơn. Vòng ngực sẽ lớn hơn lúc trước, điều này rất dễ nhận thấy tại những mẹ trước đây có vòng ngực nhỏ.
- Thai nhi 2 tuần tuổi sẽ khiến mẹ có cảm giác muốn đi tiểu nhiều hơn. Do sự gia tăng khối lượng máu cùng với áp lực tử cung ép xuống bàng quang bên dưới cơ thể mẹ. Tuy mỗi lần mẹ chỉ đi một lượng nhỏ nhưng mẹ không thể nhịn giống như trước đây.
- Cơ thể mẹ sẽ chảy ít máu dưới đáy quần lót vì quá trình túi phôi làm tổ ở thành tử cung.

4. Mẹ nên lưu ý gì khi mang thai ở tuần 2
- Khi cảm thấy bản thân có khả năng mang thai, mẹ hãy ra hiệu thuốc, siêu thị để mua một hoặc hai que thử thai. Mẹ không cần mua loại đắt nhất mà nên mua 2 que thử thai trong một gói để thử. Kết quả có thể cho ra âm tính dù đang mang thai nhưng trường hợp que thử thai cho kết quả dương tính thì chắc chắn bạn đang mang thai.
- Mẹ phải giữ tâm lý thoải mái vì nếu căng thẳng, tức giận sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, làm ảnh hưởng tới chu kỳ rụng trứng.
- Ăn uống đủ chất, không được để bị đói.
- Tuần thai thứ 2 cũng như trở về sau, mẹ phải chăm sóc bản thân thật tốt, đừng để cơ thể quá nóng. Nhiệt độ cơ thể tăng cao trong những tuần thai đầu tiên sẽ đem lại rủi ro cho bé vì đây là giai đoạn bé con hình thành trong cơ thể mẹ.
- Tuy siêu âm thai là phương pháp chính xác nhất để xác định bạn đang mang thai hay không nhưng ở tuần thứ 2 của thai kỳ chỉ mới là giai đoạn rụng trứng nên chưa thể chắc chắn bạn đã thụ thai. Vì vậy siêu âm thời điểm này là không cần thiết vì có thể cho kết quả không chính xác do kích thước của thai nhi quá nhỏ ngay cả khi dùng phương pháp hiện đại nhất. Thời gian siêu âm xác định bạn có mang thai hay không chính xác nhất là tuần thai thứ 7 – 10.

5. Những thực phẩm mẹ nên bổ sung khi thai 2 tuần
Để cơ thể đủ chất, mẹ mang thai 2 tuần hãy bổ sung các thực phẩm dưỡng chất dưới đây:
- Bổ sung thực phẩm chứa axit folic từ các loại đậu như: đậu phộng, đậu Hà Lan,…
- Uống thêm sữa hàng ngày để giảm thiểu nguy cơ loãng xương, chuột rút,
Bổ sung thực phẩm chứa acid folic trong thực đơn hàng ngày
6. Một số bài tập phù hợp cho mẹ bầu 2 tuần
- Đi bộ: Mẹ nên đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày vào buổi sáng hoặc tối. Đi bộ sẽ giúp mẹ giảm tình trạng ốm nghén, ợ nóng và buồn nôn. Đi bộ cũng giúp mẹ thoải mái hơn vì nó giúp làm giảm hormone progesteron trong cơ thể mẹ.
- Tập yoga nhẹ nhàng: Tập yoga sẽ giúp mẹ giảm áp lực, giải phóng căng thẳng trong cơ thể.
- Bơi lội: Bơi lội giúp cơ thể mẹ săn chắc, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch cho mẹ.
- Đi xe đạp: Mẹ nên chọn những con đường bằng phẳng để đi.
- Hít thở: Mỗi khi thấy buồn nôn, mẹ hãy hít thở thật sâu rồi dùng tay bịt mũi và tiếp tục thở nhẹ nhàng sẽ giúp giảm cảm giác buồn nôn.
Mẹ hãy duy trì luyện tập ít nhất 30 phút mỗi ngày và đừng quên bổ sung đủ nước cho cơ thể sau khi vận động, làm việc.

Thai 2 tuần mới chỉ là giai đoạn đầu tiên của thai kỳ. Khi mẹ cảm thấy có những dấu hiệu cho thấy đang mang thai thì hãy nhanh chóng mua que thử thai để kiểm tra. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ có sự chuẩn bị thật tốt cho quá trình mang thai sau này diễn ra thuận lợi hơn.
Lưu ý: Các bài viết của Mama Sữa Non Colos Multi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Quá trình mang thai và phát triển của thai nhi ở từng tuần
Thai 6 tuần tuổi phát triển như thế nào? Cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao?
Thai 11 tuần phát triển như thế nào? Lời khuyên dành cho mẹ
Thai 16 tuần phát triển như thế nào? Mẹ nên ăn gì?
Thai 21 tuần: Sự phát triển và cân nặng của thai nhi
Thai 26 tuần nặng bao nhiêu và thay đổi của cơ thể mẹ
Sự phát triển của thai nhi tuần 31 – Lời khuyên dành cho mẹ bầu
Thai 36 tuần – Sự phát triển của bé và cơ thể của mẹ bầu