Tam cá nguyệt 1
Thai 10 tuần tuổi – Sự phát triển của thai nhi và mẹ bầu
Đăng ngày | Chuyên mục | Tác giả |
24/07/2022 | Tam cá nguyệt 1 | Dược sĩ Hoàng Thị Tuyết |
Khi các mẹ mang thai 10 tuần chắc chắn sẽ không tránh khỏi những lo lắng cho em bé trong bụng. Bởi dễ thấy, khi thai nhi ở 10 tuần sẽ có những chuyển biến nhất định về thể chất cũng như sự phát triển sau này. Chính vì sự thay đổi đấy, mà các mẹ bầu cũng sẽ có những thay đổi từ cảm xúc lẫn thể chất. Vậy để giúp các mẹ hiểu rõ hơn thai 10 tuần phát triển như thế nào? Cũng như sự thay đổi của mẹ bầu sẽ ra sao? Tìm hiểu ngay.

1. Thai nhi tuần 10 phát triển như thế nào?
Em bé trong bụng mẹ bầu 10 tuần sẽ có những thay đổi mạnh mẽ trong suốt thời gian thai kỳ. Những thay đổi ấy rất quan trọng cụ thể cần các mẹ uy tín như sau:
- Ở thời điểm này, em sẽ biết thai 10 tuần kích thước bao nhiêu. Thai nhi 10 tuần tuổi sẽ có chiều dài đầu đến mông là 2,54 cm to cỡ quả quất, nặng khoảng 7g
- Các cơ quan chính trong cơ thể của trẻ đã trong quá trình hình thành.
- Các màng giữa ngón chân và tay sẽ không còn, dần dần móng tay đang được hình thành.
- Đầu của thai nhi đang dần to ra do sự phát triển nhanh chóng của não, vì vậy bé sẽ cử động tay chân và ngón tay bởi các khớp thần kinh trong tủy sống của bé đã phát triển.
- Các bộ phận chính của mắt như: giác mạc, màng mắt, đồng tử, thủy tinh thể và võng mạc đã phát triển, nên bé có thể nhìn thấy rõ nhất, ở tuần 27 bé sẽ nhìn rõ hơn.
- Xương và sụn ở chân phát triển thành đầu gối và mắt cá chân, bên cạnh đó tay cùng với khuỷu tay của trẻ cũng được hình thành dần dần hoàn thiện. Các mẹ có thể quan sát qua hình ảnh siêu âm thai 10 tuần của bé.
- Dạ dày của thai nhi 10 tuần tuổi đã tiết dịch vị đồng thời với đó, thận đang tạo ra nhiều nước tiểu hơn.
- Hóc môn testosterone cũng đang trong quá trình sản xuất ở bé trai trong giai đoạn khi thai được 10 tuần này.

2. Thai 10 tuần mẹ bầu sẽ có những thay đổi gì?
2.1 Những thay đổi về mặt cảm xúc
Sự thay đổi về mặt cảm xúc là những thay đổi mà mẹ bầu sẽ cảm nhận rõ rệt được trong quá trình mang thai 10 tuần:
- Vì thế chất dễ bị ốm nghén trong giai đoạn này nên thai phụ sẽ dễ cảm thấy buồn nôn và nôn nao khiến cho khó ăn. Cảm xúc cũng dễ khó chịu hơn, nhưng dù như thế nào các mẹ cũng cần bổ sung chất dinh dưỡng. Do đó các mẹ mẹ bầu có thể uống trà gừng hoặc ăn kẹo gừng để giảm cảm giác khó chịu và buồn nôn.
- Các mẹ bầu 10 tuần rất dễ bị nhạy cảm và dễ xúc động. Khi thai nhi 10 tuần tuổi sẽ có những thay đổi khiến cho nội tiết của mẹ bầu cũng thay đổi. Từ đó, mẹ sẽ dễ nhạy cảm và xúc động hơn trong giai đoạn này. Các mẹ sẽ dễ xúc động, thậm chí đến mức oà lên khóc chỉ vì những điều nhỏ nhặt. Vì vậy, mọi người trong gia đình nên quan tâm hơn với mẹ bầu, cũng như chia sẻ và cảm thông hơn khi mẹ bầu không được thoải mái, hay khó chịu.

2.2 Những thay đổi về mặt thể chất
Bên cạnh những thay đổi về cảm xúc, những thay đổi về thể chất cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, những thay đổi này có thể khác nhau ở mỗi người. Một số thay đổi thường gặp của mẹ bầu thai 10 tuần có thể kể đến như:
- Tử cung của mẹ bầu 10 tuần to hơn bắt nguồn từ việc thai nhi phát triển. Tử cung của mẹ dần lớn đến kích cỡ tương đương một quả cam lớn trong giai đoạn này. Vì vậy rất khó để mẹ có thể mặc hoặc diện được trang phục như: những chiếc quần bó sát, áo nịt bụng,… như trước nữa.
- Mẹ bầu 10 tuần sẽ xuất hiện những triệu chứng khác: mệt mỏi, ốm nghén, ợ nóng và khó tiêu, chóng mặt và đau dây chăng.
- Các cơ trong đường tiêu hóa của mẹ bầu sẽ hoạt động yếu hơn. Bởi trong 9 tháng 10 ngày khi các mẹ mang thai, chế độ ăn uống và hệ tiêu hoá của mẹ bầu sẽ dễ thấy được sự thay đổi. Hậu quả của sự suy giảm ấy là hoạt động của hệ tiêu hóa của mẹ bầu có sự thay đổi tiêu cực, không được tốt như trước. Những biểu hiện dễ thấy ở mẹ bầu dễ thấy là mẹ bầu bị trào ngược, ợ nóng, ợ chua. Thậm chí nặng hơn nếu các triệu chứng này biểu hiện khi các mẹ mang thai đôi hoặc đa thai. Cách tốt nhất để khắc phục những phản ứng tiêu cực này, các mẹ cần bổ sung cho những bữa ăn nhiều chất xơ hơn và các mẹ tránh nằm ngay sau khi ăn để hạn chế triệu chứng.
- Các mẹ sẽ mệt mỏi và nặng nề hơn khi mang thai 10 tuần. Cơ thể mệt mỏi và nặng nề của mẹ sẽ xảy ra trong hơn suốt thai kỳ. Lí do có sự xuất hiện mệt mỏi của mẹ là vì em bé đang phát triển nhanh chóng trong bụng.
- Những đường mạch máu, đường gân trên cơ thể mẹ bầu lộ rõ. Các đường gân trên cơ thể này làm nhiệm vụ cung cấp máu và dinh dưỡng cho thai nhi. Để từ đó có thể giúp trẻ sơ sinh dần dần có chất dinh dưỡng phát triển. Các mẹ hãy cứ yên tâm bởi sau khi sinh trẻ, các gân xanh, mạch máu này trên cơ thể sẽ mờ dần và biến mất.
- Các mẹ sẽ có những thay đổi về da. Bởi khi đó dưới sự ảnh hưởng của các nội tiết tố, vùng da phần quanh đầu núm vú sẽ đậm màu hơn, đồng thời các đốm nâu cũng có dấu hiệu bắt đầu xuất hiện với mật độ nhiều hơn ở trên mặt. Bên cạnh đó với sự gia tăng lượng máu trong cơ thể mà các mẹ bầu sẽ có thể trở nên rạng rỡ hơn, đặc biệt vào giai đoạn thai nhi 10 tuần. Quan trọng hơn hết là những cái mụn đã từng gây khó chịu và mất thẩm mỹ cho gương mặt của mẹ bầu trong những tuần thai kỳ qua sẽ dần biến mất, từ đó sẽ nhường chỗ cho một gương mặt có làn da sáng đẹp và mịn màng hơn.
- Các mẹ sẽ bị chóng mặt khi thai nhi đang lớn dần. Bởi trẻ đang cần được cung cấp nhiều dinh dưỡng khiến cho lượng máu trong cơ thể mẹ cũng cần tăng lên. Do đó mẹ bầu sẽ hay thường cảm thấy chóng mặt nếu áp lực máu lên quá cao. Vậy nếu khi nào cảm thấy cơ thể không được khoẻ, mẹ bầu cần chú ý dành thời gian nghỉ ngơi và uống nhiều nước hơn.

3. Mang thai 10 tuần có quan hệ được không?
Giai đoạn thai 10 tuần của thai kỳ là thời gian sản phụ dễ bị nghén, do đó mẹ bầu sẽ hầu như không thích thú trong quan hệ tình dục. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra là sẽ phát sinh trường hợp có nhu cầu quan hệ gần gũi với chồng đang trở nên mãnh liệt hơn. Điều này là do nguyên nhân của sự tăng trưởng của hormon sinh dục nữ khiến cho thai phụ cũng thấy tràn trề năng lượng hơn.
Tham vấn y khoa: Dược khoa Trương Anh Thư
Nếu như, thai phụ không bị bác sĩ chống chỉ định việc sinh hoạt tình dục, họ vẫn có thể thực hiện bình thường trong thai kỳ. Tuy nhiên để đảm bảo cho thai kỳ, các trường hợp có nguy cơ sinh non hoặc dễ bị động thai nên ngoại trừ. Trong thực tế, nhiều thai phụ cảm thấy chưa bao giờ nhu cầu tình dục và cảm nhận tình dục tăng cao như trong lúc các mẹ bầu đang mang thai. Bởi không có bằng chứng nào chính minh cho thấy việc quan hệ tình dục khi thai kỳ có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Bởi cổ tử cung khi phụ nữ mang thai sẽ được đóng kín bằng nút nhầy, do đó con trẻ sẽ được bảo vệ rất an toàn trong túi ối cho đến tháng thứ 7 của thai kỳ.

4. Một số lời khuyên của dành cho mẹ bầu thai 10 tuần
4.1 Thực hiện một số xét nghiệm để theo dõi kĩ hơn quá trình phát triển của thai nhi
Thực hiện một số xét nghiệm để theo dõi kĩ hơn quá trình phát triển của thai nhi là điều hết sức quan trọng khi thai 10 tuần, vậy theo dõi kỹ hơn sự phát triển của thai nhi, các mẹ nên tham khảo một số xét nghiệm dưới đây:
- Mẹ bầu nên đi kiểm tra huyết áp, cũng như chiều cao và cân nặng.
- Đi đo lượng đường và đạm bằng cách mẹ bầu đi xét nghiệm nước tiểu.
- Kiểm tra tay chân có bị sưng như thế nào? Cũng như tình trạng giãn tĩnh mạch ở chân diễn ra như thế nào, có gì chuyển biến xấu không?
- Các mẹ rất cần đi đo nhịp tim của thai nhi trong bụng.
- Các mẹ bầu nên kiểm tra kích thước tử cung nhờ đó mà xem xét mức độ tương quan đối với ngày dự sinh là khi nào cũng như chiều cao của đáy vị.

4.2 Tham gia lớp học tiền sản
Việc đến lớp tiền sản sẽ giúp các mẹ có thêm hiểu biết về thai kỳ. Các lớp học còn là nơi giao lưu giữa các mẹ bầu để chia sẻ kinh nghiệm cá nhân. Từ đó, các mẹ sẽ có nhiều kiến thức bổ ích chăm sóc cho thai kỳ nhiều hơn. Mẹ bầu 10 tuần cũng là độ để áp dụng những tips hay ho mà các mẹ bầu được học và truyền tai nhau giúp trẻ phát triển toàn diện.
4.3 Các món ăn mẹ bầu tuần 10 nên và không nên ăn
Món ăn thứ nhất là các thực phẩm giàu vitamin B6 bởi chúng sẽ giúp các mẹ bầu tránh cơn buồn nôn khi tình trạng này rất có thể sẽ đạt đỉnh điểm trong giai đoạn cuối của tam cá nguyệt đầu tiên. Do đó, bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin B6, kể đến như cam, quýt, trứng, các loại rau lá màu xanh, khoai tây,… rất hợp lý cho thai 10 tuần.
Tiếp theo là thực phẩm chứa axit folic giúp mẹ bổ sung nhiều dưỡng chất cho các cơ quan chính của bé vẫn tiếp tục phát triển và hoàn chỉnh cơ thể. Ở tuần thứ 10 này, mẹ cần bổ sung axit folic đều đặn để hạn chế các nguy cơ sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân,.. Các mẹ có thể tìm những sản phẩm như rau lá xanh như súp lơ xanh, cải rổ, các loại hạt như đậu đỏ, đậu đen và các loại hoa quả đặc biệt là cam quýt, gan gia súc và gia cầm,.. để bổ sung axit folic.
Các mẹ bầu 10 tuần nên ăn thực phẩm chứa nhiều chất đạm để giúp phát triển các tế bào mô của thai nhi: Những tế nào như tế bào não và giúp tuyến vú, mô tử cung của mẹ bầu cũng hiện đang phát triển trong suốt thời gian mang thai, cũng như việc tăng thể tích tuần hoàn của mẹ rất quan trọng. bổ sung thêm 10 – 18 gam protein tương ứng 50-100 gam thịt cá, 100-180 gam đậu hũ, 1-2 ly sữa trong suốt thai kỳ, vào mỗi ngày sẽ khiến mẹ bầu trở nên tốt hơn. Protein sẽ có ở những thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ,…
Thực phẩm chứa nhiều sắt và canxi sẽ giúp cho xương bé chắc khỏe. Với sắt được tìm thấy ở các loại thực phẩm như thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt,… Và thai phụ cần ít nhất 15 gam sắt mỗi ngày để cơ thể mẹ, cơ thể con phát triển đồng đều. Với canxi thì sẽ có ở những thực phẩm như: sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ,… Canxi giúp nhiều trong hoạt động của hệ thần kinh và đông máu bình thường, do đó cần bổ sung nhiều.

4.4 Mẹ bầu tuần 10 chỉ nên vận động vừa phải
Giai đoạn thai 10 tuần, mẹ có thể tìm các phương pháp để tập luyện như sau:
Hoạt động thể chất vừa phải khoảng 30 phút/ngày trong các ngày trong tuần. Đây là phương pháp được xem là an toàn và có lợi cho phụ nữ nhất khi mang thai. Bên cạnh đó mẹ có thể cân nhắc khi hoạt động: Đi bộ, đạp xe đạp, chạy bộ và bơi lội, Tập tạ nhẹ hỗ trợ sức khỏe, các bài tập giảm stress cho cơ thể, đặc biệt là yoga thư giãn, dẻo dai và Pilates điều hòa hơi thở.

4.5 Nên thường xuyên giao lưu với những mẹ bầu khác
Thường xuyên giao lưu và gặp gỡ với những mẹ bầu khác cũng giúp mẹ giảm bớt được căng thẳng trong quá trình mang thai. Đồng thời, các mẹ còn có thể chia sẻ kinh nghiệm cho nhau để vượt qua thai kỳ một cách suôn sẻ nhất.
4.6 Những dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ
Đừng chủ quan với những dấu hiệu này mà nhanh chóng tìm kiếm sự trợ giúp của bác sĩ khi:
- Mẹ bầu 10 tuần có dấu hiệu chảy máu cùng với sốt, đau và ớn lạnh.
- Khi mẹ cảm thấy nhức đầu, hay choáng ngất và chóng mặt.
- Thường xuyên có hiện tượng đi tiểu gắt và đau buốt.
- Những cơn đau vùng chậu dần dần có dấu hiệu nghiêm trọng.
- Nôn kèm sốt hoặc đau cơ thể, hoặc ở bụng.

5. Các câu hỏi thường gặp
Khi gặp bác sĩ, mẹ bầu 10 tuần sẽ biết liệu mẹ có đang mang song thai hay không bằng cách lắng nghe nhịp tim thai nhi trong bụng mẹ. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác song thai thì bác sĩ khuyên mẹ nên siêu âm sớm để biết mẹ có mang đa thai hay không.
Tùy thuộc vào nhu cầu của mẹ bầu, bác sĩ sẽ thực hiện các kiểm tra để tham dò sự phát triển của thai nhi như:
1. Đo cân nặng và huyết áp
2. Kiểm tra nước tiểu đo lượng đường và đạm
3. Nhịp tim của thai nh
4. Kích thuóc của tử cung để xem kích thước có tương quan thế nào đến ngày sinh nở
5. Chiều cao của đỉnh tử cung
6. Kiểm tra độ sung của tay chân và việc giãn tĩnh mạch ở chân
Trên đây bài viết đã giúp các mẹ bầu có cái nhìn rõ nét nhất về thai 10 tuần phát triển như thế nào? Mẹ bầu sẽ có những thay đổi ra sao. Từ đôi nét cơ bản, các mẹ sẽ có thể hiểu rõ còn cung cấp điều gì tốt nhất cho con trẻ trong thai 10 tuần.
Lưu ý: Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thai 6 tuần tuổi phát triển như thế nào? Cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao?
Thai nhi 7 tuần phát triển như thế nào? Mẹ nên ăn gì?
Thai 8 tuần tuổi phát triển như thế nào? Sự thay đổi ở mẹ
Thai 9 tuần tuổi phát triển như thế nào và đã ổn định chưa?