Tam Cá Nguyệt 2
Thai 16 tuần phát triển như thế nào? Mẹ nên ăn gì?
Đăng ngày | Chuyên mục | Tác giả |
23/07/2022 | Tam Cá Nguyệt 2 | Dược sĩ Hoàng Thị Tuyết |
Thai 16 tuần là giai đoạn mà hầu hết các mẹ bầu sẽ cảm nhận được những cử động đầu tiên của bé yêu. Vậy thai 16 tuần phát triển như thế nào, những loại siêu âm mà mẹ bầu cần biết để thực hiện. Các mẹ hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1. Thai nhi 16 tuần phát triển như thế nào?
- Cân nặng: Thai 16 tuần nặng bao nhiêu? Bé sẽ có cân nặng khoảng 100 gram và chiều dài của bé sẽ từ 11 – 13cm tính từ đầu đến chân.
- Nhịp tim: Thai 16 tuần tuổi có tim đập khoảng 150 – 180 lần/ phút và sẽ được bơm khoảng 24l máu vào trong cơ thể.
- Xác định được bộ phận sinh dục của bé: Giai đoạn này, bác sĩ đã có thể xác định giới tính của bé dựa vào việc siêu âm 4D. Nếu lúc này các mẹ vẫn chưa thấy rõ hình ảnh sinh dục của bé thì không cần quá lo lắng vì mẹ sẽ thấy được rõ sau một vài tuần nữa khi bé ở một vị trí thuận lợi hơn.
- Hệ cơ xương phát triển: Giai đoạn này, các khớp và tuyến mồ hôi của bé bắt đầu phát triển. Bé đã có thể xoay chuyển các khớp và xương của bé chuyển dần từ xương sụn dẻo thành xương cứng.
- Da trong suốt: Bé vẫn chưa có lớp mỡ dưới da nên có thể thấy được các mạch máu của bé ở dưới lớp da mỏng. Tuyến mồ hôi cũng bắt đầu phát triển.
- Nghe thấy giọng nói của mẹ: Khi thai được 16 tuần, mắt và tai của bé đã bắt đầu nằm ở đúng vị trí. Mắt bé đã bắt đầu có các cử động dù 2 mí mắt lúc này nhắm chặt. Xương nhỏ của tai nằm đúng vị trí nên bé cảm nhận được âm thanh. Lúc này, bố mẹ đã có thể trò chuyện với con vì bé đã có thể cảm nhận được giọng nói của bố mẹ.

2. Những thay đổi của mẹ khi mang thai 16 tuần
2.1 Thay đổi của mẹ về mặt cảm xúc
Khi thai 16 tuần, mẹ sẽ được cảm nhận được những di chuyển đầu tiên của bé trong bụng mình. Lúc này, không thể nào diễn tả hết niềm vui sướng, hân hoan của các mẹ. Khi mẹ nằm hoặc ngồi sẽ nhận thấy càng rõ ràng hơn những cử động của bé bên trong cơ thể. Đặc biệt, với những mẹ mang thai lần đầu tiên, đây chính là cảm giác tuyệt vời nhất vì mẹ cảm nhận được sự sống của con, biết được con mình vẫn khỏe mạnh.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Lúc này, mẹ cũng nên bắt đầu cho quá trình chuẩn bị sinh của mình. Hãy cùng chồng và người thân lên kế hoạch để chuẩn bị tốt nhất cho việc chào đón thành viên mới trong gia đình.
Mẹ cũng không cần quá lo lắng khi tử cung ngày càng chật chội vì phải chứa bé, nước ối, bánh nhau và còn là không gian để bé cử động. Tử cung được thiết kế đặc biệt để có thể dễ dàng co giãn, lớn lên để phù hợp được với bé.
2.2 Những thay đổi của mẹ về mặt thể chất
- Bụng lớn lên: Khi thai 16 tuần, tử cung mẹ đã to bằng một quả dưa lưới nhỏ, đáy tử cung ở giữa xương mu và rốn. Mẹ sẽ bắt đầu có cảm giác đau vùng xương chậu do sự gia tăng kích thước của tử cung và thai.
- Đau lưng: Lưng dưới mẹ bầu sẽ cong hơn bình thường vì chịu tải khi bụng to lên. Cơ lưng sẽ bị căng và đau mỏi. Tuy nhiên, đau lưng ở giai đoạn này còn nhẹ hơn nhiều so với cuối thai kỳ. Các mẹ có thể mát xa, nghỉ ngơi, tắm nước ấm để cơ thể thoải mái hơn.
- Mắt khô và nhạy cảm hơn: Mẹ hãy dùng thuốc nhỏ mắt chống khô mắt không cần kê đơn khi cảm thấy mắt mình bị khô hơn. Những mẹ bầu sử dụng kính áp tròng sẽ thấy khó chịu khi đeo mẹ có thể chuyển qua dùng kính thường cho đến lúc sinh em bé.
- Nhanh đói: Vì bé phát triển nhanh và cơ thể cần hấp thụ chất dinh dưỡng nên mẹ sẽ thấy nhanh đói hơn lúc bình thường. Vì vậy, mẹ nên lên sẵn thực đơn khoa học hàng ngày để có thể đảm bảo mình ăn uống đủ chất. Uống thêm sữa hàng ngày để hỗ trợ sự phát triển xương của bé. Mẹ cũng nên chuẩn bị một số đồ ăn vặt giàu dinh dưỡng để ăn khi bị đói.
- Ngực to hơn: Ngực mẹ sẽ to hơn để chuẩn bị cho việc cho con bú sau này.
- Táo bón: Những hormone thai kỳ khiến cho đường tiêu hóa của mẹ hoạt động chậm hơn dẫn đến táo bón. Bên cạnh đó, tử cung ngày càng mở rộng cũng gây áp lực lên ruột làm tình trạng táo bón tệ hơn.
- Tăng tiết dịch âm đạo: Mẹ có thể sẽ cảm thấy không thỏai mái khi tiết dịch âm đạo của mình ra nhiều. Tuy nhiên, mẹ không được rửa quá nhiều, dùng khăn lau vì có thể sẽ gây kích ứng đường sinh dục, tổn thương niêm mạc dẫn đến nhiễm trùng ảnh hưởng đến thai nhi. Khi dịch ra quá nhiều, có màu lạ, mùi hôi, ngứa thì mẹ bầu có thể bị viêm âm đạo. Lúc này, mẹ bầu cần gặp bác sĩ để thăm khám và được điều trị đúng cách.
- Chảy máu chân răng: Vì hormone thai kỳ gây ra tình trạng viêm nướu, khiến chúng dễ bị vi khuẩn xâm nhập, gây kích ứng và chảy máu chân răng. Các mẹ nên dùng chỉ nha khoa và đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Hãy đến gặp nha sĩ ít nhất một lần trong thời kỳ mang thai để đảm bảo không bị các bệnh về nướu dẫn đến các biến chứng thai kỳ.

3. Mẹ nên làm gì khi mang thai 16 tuần
- Khi bị mụn: Da mẹ có thể nổi mụn, xỉn màu vì tiết nhiều dầu trong thời kỳ mang thai. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa và bác sĩ da liễu để được cung cấp những sản phẩm an toàn cho thai kỳ khi thấy mặt nổi quá nhiều mụn. Uống nhiều nước, rửa mặt thật sạch cũng là một phương pháp tốt để cải thiện tình trạng da của mẹ bầu.
- Sử dụng ghế hỗ trợ tốt: Mẹ sẽ cảm thấy đau lưng nhiều hơn nếu làm việc 8 tiếng/ ngày. Vì vậy, hãy thử đặt một chiếc gối tựa sau lưng hoặc tìm cho mình một chiếc ghế làm việc thoải mái, giúp lưng mẹ thẳng, không bị cong lưng khi làm việc.
- Giảm táo bón: Tập thể dục, uống nhiều nước, ăn nhiều rau, nạp vào cơ thể các chất xơ.
- Giảm chứng giãn tĩnh mạch: Đây là hiện tượng phổ biến khi mang thai. Các mẹ không nên đứng quá lâu trong một tư thế, kê cao chân khi ngồi.

4. Mẹ mang thai nhi 16 tuần tuổi nên ăn gi để con khỏe mạnh
Mẹ bầu cần có một chế độ ăn cân đối và lành mạnh trong suốt quá trình mang thai:
- Nên ăn những món ăn theo sở thích, hợp khẩu vị nhưng phải đủ chất, an toàn. Khi thai 16 tuần, nhu cầu dinh dưỡng của con sẽ ngày càng cao nên mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để con phát triển tốt nhất.
- Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trong những lần khám thai để xây dựng thực đơn ăn uống hợp lý, biết được những thực phẩm ăn được và không ăn được.
- Xây dựng thực đơn ăn kèm salad hoặc rau nướng, xào các loại rau xanh như rau bina, cải thìa hoặc bông cải xanh. Súp đậu lăng, đậu và rau súp làm từ cà chua cũng là một lựa chọn tuyệt vời.
- Cần bổ sung thêm sắt vì thai 16 tuần sẽ được bơm khoảng 24l máu vào trong cơ thể. Vì vậy mẹ cần sản xuất đủ lượng hồng huyết. Nếu không đủ sắt, mẹ sẽ bị thiếu máu gây mệt mỏi, mẹ mắc bệnh và ảnh hưởng tới quá trình phát triển của bé.
- Uống thêm sữa mỗi ngày để bổ sung canxi giúp cho quá trình hoàn thiện xương của bé.
- Hạn chế sử dụng chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, các loại nước ngọt, nước giải khát, đường tinh luyện.

5. Một số bài tập phù hợp cho mẹ bầu 16 tuần
Các mẹ hãy thử tập yoga hoặc pilates nhẹ nhàng. Hai môn thể thao này sẽ giúp mẹ kéo giãn và thả lỏng cột sống và giải phóng căng thẳng trong cơ thể. Đây là những môn có thể giảm tình trạng đau lưng cho mẹ. Bên cạnh đó, tập yoga và pilates cũng giúp cải thiện tâm trạng của mẹ, giúp cơ thể cảm thấy thoải mái, thư thái hơn.
Mẹ bầu hãy nhớ thực hiện những bài tập này hàng ngày và bổ sung đủ nước cho cơ thể. Sau mỗi 30 phút tập luyện, vận động nặng thì cần bổ sung một ly nước.

7. Những siêu âm mà mẹ nên thực hiện ở tuần thứ 16
Ở giai đoạn này thì mẹ cần thực hiện những siêu âm tuần 16 sau:
- Xét nghiệm sàng lọc triple test: Việc này giúp dự đoán khả năng mắc các rối loạn di truyền của bé thông qua xét nghiệm nồng độ một chất trong máu của mẹ.
- Siêu âm 4D: Việc này giúp cho bác sĩ biết được giới tính thai nhi, kiểm soát dị tật của bé một cách toàn diện nhất.
- Khám lâm sàng theo lịch khám thai tuần thứ 16: Các mẹ cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ để bác sĩ phát hiện và xử lý nguy cơ bệnh tật như tăng huyết áp, đái tháo đường, nguy cơ sinh non, bệnh lý toàn thân, đo huyết áp, khám tim phổi, khám âm đạo để phát hiện viêm âm đạo.
8. Những dấu hiệu thai 16 tuần khỏe mạnh mà mẹ nên biết?
Trong giai đoạn thai 16 tuần, số cân nặng tăng lên trong giai đoạn mang thai còn phụ thuộc vào chỉ số khối cơ thể của người mẹ. Tuy nhiên, ở giai đoạn này mẹ chỉ nên tăng trong khoảng 2,5 kg. Bởi nếu mẹ tăng cân thì dấu hiệu chứng tỏ thai 16 tuần phát triển khỏe mạnh nhưng không phải tăng quá nhiều lại là đều tốt. Bên cạnh đó mẹ cũng nên đi khám để nhờ bác sĩ kiểm tra và tư vấn mức cân nặng phù hợp với mẹ
Để bé con có thể phát triển khỏe mạnh thì các mẹ cần phải chăm sóc bản thân, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, theo dõi sức khỏe của và bé. Hy vọng bài viết đã giúp mẹ giải đáp vấn đề thai 16 tuần phát triển như thế nào. Mong rằng các mẹ sẽ lưu ý và thực hiện đúng những loại siêu âm tuần 16 cần thiết.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Quá trình mang thai và phát triển của thai nhi ở từng tuần
Thai nhi 2 tuần tuổi có biểu hiện gì? Lời khuyên cho mẹ
Thai 6 tuần tuổi phát triển như thế nào? Cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao?
Thai 11 tuần phát triển như thế nào? Lời khuyên dành cho mẹ
Thai 21 tuần: Sự phát triển và cân nặng của thai nhi
Thai 26 tuần nặng bao nhiêu và thay đổi của cơ thể mẹ
Sự phát triển của thai nhi tuần 31 – Lời khuyên dành cho mẹ bầu
Thai 36 tuần – Sự phát triển của bé và cơ thể của mẹ bầu