Tam Cá Nguyệt 2
Thai 15 tuần phát triển như thế nào? Bé nặng bao nhiêu gram?
Đăng ngày | Chuyên mục | Tác giả |
23/07/2022 | Tam Cá Nguyệt 2 | Dược sĩ Hoàng Thị Tuyết |
Thai 15 tuần là lúc thai nhi phát triển một cách nhanh chóng. Đây là giai đoạn mà mẹ cảm nhận rõ sự thay đổi trọng lượng cơ thể. Vậy thai 15 tuần phát triển như thế nào, cân nặng bao nhiêu,… Dưới đây là những lời khuyên hữu ích nhất dành cho mẹ bầu tuần thứ 15.

1. Thai nhi 15 tuần phát triển như thế nào?
Ở giai đoạn thai nhi 15 tuần, thai nhi có nhiều biểu hiện mới, cùng với đó là sự phát triển về cân nặng, chiều dài và một số cơ quan bộ phận khác.
- Cân nặng: So với tuần thai thứ 13 thì thai 15 tuần nặng bao nhiêu gam, trọng lượng của thai nhi giai đoạn này thường tăng gấp đôi, bé sẽ nặng từ 57 – 65 gram. Chiều dài của cơ thể bé từ 10 – 11,5 cm.
- Da trong suốt: Cơ thể của bé lúc này còn rất nhỏ, làn da mờ trong đang bị kéo căng. Bác sĩ có thể thấy rõ các mạch máu của thai nhi.
- Nhịp tim đập nhanh: Nhịp tim bé sẽ nhanh gấp đôi nhịp tim của mẹ. Mẹ bầu có thể tự tính nhịp tim của bé mẹg cách bấm mạch ở cổ tay rồi đếm nhịp tim của mình sau đó nhân hai.
- Chân dài hơn tay: Chân của bé sẽ phát triển nhanh hơn so với bộ phận khác trong cơ thể, bé có thể gập chân lại ở đầu gối và mắt cá.
- Xương bắt đầu phát triển: Canxi đã bắt đầu tích lũy trong các xương nhỏ để giúp xương phát triển, chuyển từ xương sụn dần thành xương cứng.
- Xác định được giới tính: Thông qua việc siêu âm đã có thể xác định được giới tính của bé . Nếu là bé gái, buồng trứng sẽ có khoảng 3 triệu trứng. Nếu là bé trai, thì tinh hoàn của bé vẫn đang nằm ở vị trí cao phía trên bụng. Trên ngực của thai nhi cũng đã xuất hiện các núm vú bé xíu.
- Ngọ nguậy tay, chân: Lúc này, bé có thể cử động các ngón tay, ngón chân, nắm tay, thậm chí ngậm ngón tay.
- Ngáp: Bé đã có thể ngáp, cử động làm nhăn và duỗi căng trên khuôn mặt. Giai đoạn này, bé vẫn còn ngủ nhiều nhưng cũng sẽ di chuyển và thực hiện những động tác tập cơ.

2. Những thay đổi của mẹ khi mang thai 15 tuần
2.1 Thay đổi của mẹ về mặt cảm xúc
Khi thai 15 tuần, người ngoài nhìn vào có lẽ cũng chưa biết mẹ có thai, thực chất lúc này cân nặng mẹ đã tăng rõ rệt. Quần áo đa số mẹ bầu đầu không thể mặc vừa, vừa bụng thì sẽ bị chật ngực. mẹ có thể thấy buồn khi khó tìm thấy được quần áo phù hợp.
Tham vấn y khoa: Dược khoa Trương Anh Thư
Mẹ bầu thường sẽ có tâm lý sợ hãi, một chút nghi ngờ về mẹ thân có xứng đáng để sinh con không, nghi ngờ chồng mình có xứng đáng là cha của bé không, lo sợ sau này không thể chăm sóc tốt cho con. Đây là điều bình thường, đặc biệt với những mẹ bầu mang thai lần đầu. Hãy tâm sự với chồng, với bác sĩ về vấn đề của mẹ.
mẹ có thể sẽ thấy khó khăn khi phải nhờ vả người khác nếu mẹ là người phụ nữ độc lập. Mang thai là một quá trình cần có sự sẻ chia, giúp đỡ của người thân. Mẹ bầu đừng ngại bời vì và chồng, người thân chắc chắn sẽ thấy vui khi được giúp đỡ mẹ.

2.2 Những thay đổi của mẹ về mặt thể chất
Khi thai tuần 15, máu lưu thông trong cơ thể mẹ bầu sẽ tăng lên rất nhiều nên một số mẹ cảm thấy nóng và da bị ửng đỏ. mẹ có thể nhìn thấy rõ lòng mẹ tay của mẹ đang ửng đỏ.
Tĩnh mạch ở chân của mẹ bầu cũng xuất hiện rõ hơn. Nếu đứng quá lâu một chỗ sẽ bị đau. Với những mẹ bầu mang thai lần 2, bị thừa cân sẽ dễ bị chứng giãn tĩnh mạch. Lúc này, mẹ bầu có thể mang vớ hỗ trợ để giúp máu chảy ngược lên phía trên. Khi nằm ngủ, mẹ bầu hãy để hai chân cao lên một chút và không được đứng quá lâu.
Tóc của mẹ thường dày và đẹp khi thai nhi 15 tuần. Khi mang thai, tóc của phụ nữ sẽ không rụng nhiều như bình thường.
Móng tay của mẹ bầu sẽ dễ bị gãy hơn bình thường. Mẹ có thể sơn lên một lớp gel làm cứng móng tay, điều này không làm ảnh hưởng đến bé.
Mẹ sẽ cảm thấy hay bị ợ nóng trong giai đoạn này, đây là điều hoàn toàn bình thường.
Kích thước phổi của mẹ tăng lên để cung cấp đủ oxi cho bé. Bên cạnh đó, vòng ngực của mẹ cũng tăng lên từ 5 – 8cm để phù hợp với kích thước phổi đang tăng.
3. Lời khuyên của bác sĩ dành cho mẹ ở tuần thứ 15 của thai kỳ
Bên cạnh sự chăm sóc từ người thân, mẹ mang thai tuần 15 cũng cần đến lời khuyên với các chuyên gia, bác sĩ.
- Mẹ bầu cần trao đổi với bác sĩ nếu mẹ bị dị ứng hay ăn phải thức ăn khiến mẹ bị dị ứng trong thời gian mang thai. Bởi vì khi mang thai và giai đoạn cho con bú, nếu mẹ ăn phải thực phẩm dễ gây dị ứng thì bé sẽ thường bị bệnh dị ứng với các thực phẩm này.
- Thực hiện những xét nghiệm cần thiết vào tuần thai thứ 15: Các bác sĩ thông qua việc siêu âm sẽ theo dõi sự phát triển của thai nhi. Lúc này, bác sĩ hoàn toàn có thể dự đoán ngày dự sinh của mẹ. Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu mẹ làm một số xét nghiệm để kiểm tra toàn diện sức khoẻ của mẹ. Bác sĩ có thể xác định kích thước, cân nặng của bé thông qua kích thước tử cung của mẹ. Bác sĩ sẽ chạm nhẹ,bấm vào bụng mẹ và đo từ đó xuống dọc xương mu để tìm được đầu của tử cung..
- Các mẹ nên chăm sóc tốt răng miệng của mình trong thời gian mang. Nếu mẹ bầu có nhu cầu làm răng thì cần xác định rằng hormone thai kỳ sẽ dễ làm tổn thương nướu răng.Điều này gây ra mảng bám trên răng khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập gây tổn thương răng. Mẹ có thể sẽ bị viêm nướu hoặc sâu răng. Vì vậy, mẹ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày và dùng kem đánh răng có chứa fluor để chắc răng, ngừa sâu răng. Mẹ bầu hãy xin ý kiến bác sĩ, nha sĩ nếu có ý định làm răng. Bác sĩ cũng sẽ cho mẹ những lời khuyên hữu ích nhất để bảo vệ răng trước những tác nhân gây sâu răng.
- Trao đổi với bác sĩ những triệu chứng mình gặp phải khi mang thai để nhận được những lời khuyên hữu ích nhất

4. Những thực phẩm mẹ nên bổ sung khi thai 15 tuần
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ là điều cần thiết trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Ở tuần thai này, mẹ bầu 15 tuần nên ăn gì:
- Bổ sung nhiều trái cây, rau củ, rau xanh, thực phẩm chứa nhiều protein, các sản phẩm từ trứng, sữa, chất béo tốt,…
- Bổ sung omega 3, omega 3 có nhiều trong cá hồi, đây là chất cần thiết cho sự phát triển não và mắt của thai nhi.
- Uống thêm sữa, các loại nước ép để bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể hàng ngày.
- Bổ sung thêm sắt từ thịt bò, gà, heo, đậu, rau chân vịt, yến mạch, rong biển,… Đây là chất quan trọng, cung cấp oxy cho cơ thể mẹ để thai nhi phát triển.
- Cá thu, cá kiếm, cá kình là những loại cá chứa nhiều thuỷ ngân. Thuỷ ngân có tính độc hại cao, sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
- Không nên sử dụng những loại thảo mộc, thảo dược tràn lan trên thị trường khi chưa được kiểm chứng, chưa được sự cho phép của bác sĩ. Nếu lạm dụng sẽ gây nguy hiểm đến sức khoẻ của mẹ và bé.
- Không nên ăn hàu sống. Nếu trong hàu chứa vi khuẩn Vibrio vulnificus thì sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của mẹ. Với những trường hợp nặng có thể sẽ dẫn đến tử vong.

6. Một số bài tập phù hợp cho mẹ bầu 15 tuần
- Bơi lội: Bơi lội giúp mẹ bầu điều hòa sức bền. Nó còn giúp mẹ bầu rút ngắn thời gian chuyển dạ và giảm nguy cơ biến chứng khi sinh. Bên cạnh đó, bơi lội còn giúp cải thiện độ săn chắc của cơ và tăng sức bền.
- Yoga hoặc pilates: Mẹ mang thai tuần 15 nên tập những động tác yoga và pilates có mẹ giúp mẹ kéo giãn, thả lỏng cột sống, giúp mẹ giải phóng những căng thẳng, áp lực khi mang thai. Các mẹ nên tham gia những lớp được tổ chức cho mẹ bầu.
- Đạp xe: Đi xe đạp nhẹ nhàng hàng ngày sẽ giúp mẹ bầu thoải mái tinh thần, nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, mẹ bầu nên chọn những đoạn đường ít người, bằng phẳng để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé.
Mẹ bầu hãy thực hiện những bài tập này hàng ngày, mỗi ngày tập khoảng 30 phút, nhớ bổ sung đủ nước cho cơ thể.

Mẹ bầu cần phải chăm sóc mẹ thân, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, theo dõi sức khỏe thường xuyên trong quá trình mang thai. Bài viết đã giúp mẹ giải đáp vấn đề thai 15 tuần phát triển như thế nào, cân nặng bao nhiêu,… Mong rằng các mẹ sẽ lưu ý về những lời khuyên đề cập trên để bé có thể ra đời khỏe mạnh.
Lưu ý: Các bài viết của Mama Sữa Non Colos Multi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thai 11 tuần phát triển như thế nào? Lời khuyên dành cho mẹ
Thai nhi 12 tuần tuổi phát triển như thế nào? Lời khuyên cho mẹ
Thai 13 tuần đã ổn định chưa? Những dấu hiệu bé khỏe mạnh
Thai 14 tuần phát triển như thế nào? Dấu hiệu bé khỏe mạnh