Tam Cá Nguyệt 2
Thai nhi 17 tuần nặng bao nhiêu? Những thay đổi của mẹ
Đăng ngày | Chuyên mục | Tác giả |
23/07/2022 | Tam Cá Nguyệt 2 | Dược sĩ Hoàng Thị Tuyết |
Thai 17 tuần là giai đoạn cơ thể mẹ và bé đều có sự thay đổi rõ rệt. Tuy nhiên, không thể nhìn vào bề ngoài bụng mẹ để đánh giá kích thước, cận nặng,… của bé. Vậy thai 17 tuần phát triển như thế nào, hình ảnh thai 17 tuần ra sao? Dưới đây là những lưu ý mà mẹ bầu cần biết trong giai đoạn này.

1. Thai nhi 17 tuần phát triển như thế nào?
Bước sang giai đoạn này, bé có sự thay đổi nhẹ về kích thước và cân nặng. Cùng với đó, các cơ quan trên cơ thể như da, lông tơ cũng có nhiều biến chuyển mới.
- Cân nặng: Thai nhi 17 tuần nặng bao nhiêu thì câu trả lời là nặng khoảng 140 gram với chiều dài của cơ thể bé khoảng 13 cm.
- Da trong suốt: Giai đoạn này còn quá sớm để hình thành lớp mỡ ở dưới da nên bác sĩ có thể thấy rõ các mạch máu của thai nhi. Tuần 17 sẽ xuất hiện một chất đặc biệt để bảo vệ các cơ quan nội tạng của bé khỏi những tác động bên ngoài sau khi sinh.
- Gây phủ khắp cơ thể bé: Đây là một lớp mỏng màu trắng nhờn, trơn bóng để bảo vệ da trong môi trường nước ối, giúp bé di chuyển dễ dàng hơn. Sau khi sinh bé vẫn sẽ mang chất dinh dính này để bảo vệ da bé.
- Xuất hiện thận: Khi mẹ siêu âm ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ được nhìn thấy thận của hình ảnh thai 17 tuần tuổi. Thận đã bắt đầu sản xuất ra nước tiểu.
- Xuất hiện tóc, lông tơ: Tóc xuất hiện trên đỉnh đầu và lông tơ mọc khắp cơ thể bé. Khi bé sinh ra sẽ có nhiều lông tơ trên lưng và cánh tay. Tuy nhiên, cũng có một số bé lại không thấy tóc trong vài tháng đầu mới sinh ra.
- Cử động: Tuy giai đoạn này bé sẽ còn ngủ nhiều để tích lũy năng lượng cho sự phát triển cơ thể nhưng mẹ cũng đã bắt đầu cảm nhận được rõ ràng những cử động của bé.
- Phổi: Phổi của bé cũng đã bắt đầu hoạt động để tích lũy oxy cho cơ thể.

2. Những thay đổi của mẹ khi mang thai 17 tuần
2.1 Thay đổi của mẹ về mặt cảm xúc
Khi thai 17 tuần, mẹ sẽ háo hức mong chờ để cảm nhận những cử động đáng yêu của bé. Các mẹ sẽ thường đặt tay lên bụng và chờ đợi những chuyển động nhẹ nhàng của bé. Lúc này, mẹ đã có thể chắc chắn bé vẫn đang phát triển khỏe mạnh trong cơ thể mình.
Tham vấn y khoa: Dược khoa Trương Anh Thư
Mẹ sẽ tập trung mọi sự chú ý của mình vào thai nhi. Mẹ hãy nghiên cứu, liệt kê rõ những việc nên và không nên làm trong khi mang thai và chú ý thực hiện.
Giai đoạn này, cũng có những mẹ bầu vì quá lo lắng dẫn đến suy nhược cơ thể, đặc biệt với những mẹ bị suy nhược thần kinh trong quá khứ. Mẹ đừng ngần ngại chia sẻ những băn khoăn, lo lắng của mình với bác sĩ và nhờ người thân giúp đỡ khi cần.

2.2 Những thay đổi của mẹ về mặt thể chất
Thai 17 tuần sẽ khiến mẹ hay thở dốc và cơ thể mệt mỏi hơn. Hệ tuần hoàn phải làm việc tích cực để bơm rất nhiều máu nuôi cơ thể và qua cuống nhau vào để nuôi dưỡng bé.
Máu lưu thông liên tục sẽ khiến mẹ cảm thấy nóng và có thể ra nhiều mồ hôi. Vì vậy, mẹ không nên quần áo quá dày. Mẹ nên tắm với nước ấm và mặc quần áo làm từ sợi tổng hợp.
Khả năng nhiễm trùng đường tiết niệu của mẹ bầu là rất cao. Bởi vì niệu đạo của phụ nữ ngắn, gần 2 cơ quan âm đạo và lỗ hậu môn nên rất dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm ngược dòng. Các mẹ hãy vệ sinh sạch sẽ hàng ngày để hạn chế viêm nhiễm. Hãy rửa và lau sạch vùng kín theo hướng từ trước ra sau sau mỗi lần đi vệ sinh để vi khuẩn không vào niệu đạo gây viêm nhiễm ngược dòng.
Vòng eo của mẹ sẽ lơn hơn, tử cung của mẹ đã cao ngang rốn.
Mẹ có thể sẽ mắc chứng ợ nóng thai kỳ. Do lượng hormone tăng cao trong thai kỳ khiến cho quá trình tiêu hoá diễn ra chậm hơn là axit dạ dày tiết ra nhiều hơn. Mẹ sẽ thường có cảm giác nóng rát sau ngực và hay bị trào ngược. Cơn buồn nôn của mẹ sẽ diễn ra nhiều hơn . Mẹ cần có một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp ngăn chặn chứng ợ nóng trong suốt thai kỳ. Bên cạnh đó, mẹ nên kê cao gối khi đi ngủ. Khi chứng ợ nóng quá nghiêm trọng thì bạn cần báo ngay với bác sĩ để kiểm tra.

3. Mẹ nên lưu ý gì khi mang thai ở tuần 17
Khi thai 17 tuần tuổi, mẹ sẽ thường cảm thấy chóng mặt. Đây là điều mà đa số mẹ bầu gặp phải nên không cần lo lắng. Khi chóng mặt, các mẹ nên nằm xuống, nghiêng về bên trái và đưa chân lên cao. Trong trường hợp mẹ đang đứng thì hãy nằm xuống với tư thế cúi đầu vào giữa hai đầu gối.
Mẹ phải đảm bảo uống đủ 2l nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cả mẹ và bé.
Giữ tinh thần luôn thoải mái, lạc quan, vui vẻ, lo lắng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi.
Mẹ cần ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc để tinh thần được thoải mái.
Nếu gặp bất kỳ vấn đề gì phải liên hệ ngay với bác sĩ để có được những lời khuyên hữu ích nhất.
Mẹ nên mặc đồ thoải mái, rộng bụng. Mẹ đừng nên mặc đồ quá dày vì sẽ gây khó chịu làm cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi.
Thai nhi 17 tuần cần thực hiện đầy đủ các xét nghiệm mà bác sĩ yêu cầu như: Đo nhịp tim; kiểm tra protein và lượng đường trong nước tiểu; đo huyết áp, cân nặng; đo chiều dài từ đáy tử cung; siêu âm 4D;…

4. Những thực phẩm mẹ nên bổ sung khi thai 17 tuần
Bổ sung protein từ thịt , cá, đậu và đậu phụ, thịt bò… vào trong các bữa ăn hàng ngày.
Thai 17 tuần tuổi nên mẹ cần ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để hạn chế các bệnh huyết áp và thiếu máu.
Bổ sung thêm canxi từ sữa, sữa chua, phô mai để tăng cường sức khỏe của xương cho mẹ và giúp hệ cơ xương của bé phát triển.
Bổ sung thêm vitamin C từ trái cây, thực phẩm chức năng cho cơ thể. Tuy nhiên bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ khi muốn bổ sung vitamin C có thể ngộ độc do thừa vitamin C.
Bổ sung kẽm vào các bữa ăn hàng ngày thông qua các thực phẩm như: thịt, hàu, cua, sò, trứng, sữa,… để thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Các loại hạt và đồ ăn nhẹ ít chất béo ăn khi đói như hạnh nhân, óc chó, macca, hạt dẻ cười…
Vì mẹ phải cung cấp thêm chất để nuôi bé nên sẽ rất nhanh đói. Mẹ hãy chia nhỏ bữa ăn trong ngày để tránh bị đói và giảm chứng ợ nóng.

5. Một số bài tập phù hợp cho mẹ bầu 17 tuần
Mẹ bầu nên tham khảo những động tác, bài tập để có được cơ thể thoải mái, khỏe mạnh:
- Tập yoga hoặc pilates nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ kéo giãn, thả lỏng cột sống và giảm áp lực, giải phóng căng thẳng trong cơ thể. Những môn này cũng làm giảm tình trạng đau lưng cho mẹ bầu.
- Bài tập nghiêng vùng xương chậu: Đây là những bài tập giúp tăng cường cơ bụng, bài tập này rất hữu ích cho mẹ bầu từ giai đoạn thai nhi 17 tuần trở về sau. Bài tập này cũng giúp mẹ giảm đau lưng, cột sống và giúp tăng độ dẻo dai cho cơ thể.

Mẹ bầu hãy thực hiện những bài tập này hàng ngày để cơ thể thoải mái, ngủ ngon hơn. Mẹ cùng đừng quên bổ sung đủ nước cho cơ thể. Sau 30 phút tập luyện thì cần bổ sung thêm một ly nước để tránh tình trạng mất nước.
Thai 17 tuần là mẹ và bé đã sắp đi hết nửa chặng đường. Mẹ cần bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể và vận động nhẹ nhàng hàng ngày. Hy vọng những thông tin tổng hợp trên đây đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc thai 17 tuần phát triển như thế nào, hình ảnh thai 17 tuần ra sao,… Các mẹ hãy lưu ý thực hiện để quá trình vượt cạn diễn ra thành công.
Lưu ý: Thông tin trên trang web này không nên được sử dụng để thay thế cho việc chăm sóc y tế và lời khuyên của bác sĩ nhi khoa của bạn. Có thể có các cách điều trị khác nhau mà bác sĩ nhi khoa của bạn có thể đề nghị dựa trên các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thai 16 tuần phát triển như thế nào? Mẹ nên ăn gì?
Thai 18 tuần nặng bao nhiêu? Mẹ có nên siêu âm thai không?
Chỉ số thai nhi 19 tuần phát triển như thế nào?
Thai nhi 20 tuần: Sự phát triển và cân nặng của bé