Tam Cá Nguyệt 3
Thai 26 tuần nặng bao nhiêu và thay đổi của cơ thể mẹ
Đăng ngày | Chuyên mục | Tác giả |
23/07/2022 | Tam Cá Nguyệt 3 | Dược sĩ Hoàng Thị Tuyết |
Mang thai 26 tuần, mẹ có thể cảm nhận những sự thay đổi rõ rệt của cơ thể. Bên cạnh việc thay đổi về kích thước và cân nặng, các triệu chứng khó chịu bắt đầu xuất hiện. Mẹ cần chuẩn bị những gì trong giai đoạn này? Những lời khuyên hữu ích từ chuyên gia dưới đây hy vọng sẽ hữu ích với mẹ bầu.
1. Thai nhi 26 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Tuần thứ 26, đôi mắt của bé vẫn nhắm chặt đợi chờ một cơ hội được mở ra lần đầu. Tuy nhiên trong một khoảnh khắc nào đó ở giai đoạn này, bé sẽ chợp mắt khi ngủ, mặc dù vẫn chưa nhìn thấy được.
Vậy thai 26 tuần nặng bao nhiêu? Cơ thể bé khi bước sang tuần thai 26 vẫn trông khá gầy, tui nhiên đây là giai đoạn bé bắt đầu tích mỡ và tăng dần trong những tuần thai còn lại. Bé lúc này có kích thước cỡ củ cải đường, chiều dài tầm 35,1cm và nặng khoảng 900gam. Do sự tăng nhanh về kích thước, tử cung của mẹ dường như trở nên chật chội hơn với bé.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Mai Hương
Các chuyển động như duỗi người, đạp chân cũng khó khăn hơn. Mặc dù vậy, khi nhìn thấy hình ảnh thai 26 tuần tuổi, bạn sẽ thấy bé thường lựa chọn tư thế chào đời với phần đầu chúi xuống dưới, một số bé lại chòn tư thế nằm ngang, hay còn gọi là thai ngôi ngang.

Khi thai nhi 26 tuần phát triển như thế nào? Ở tuần thai 26 cũng là giai đoạn mà hệ mạch máu và tuần hoàn của bé hoàn thiện đầy đủ các chức năng. Tim bé bơm máu đến các mạch máu để nuôi sống cơ thể. Bên cạnh đó, phổi của bé cũng bắt đầu hình thành các mạch máu.
Do ở giai đoạn này, phổi của bé chưa phát triển hoàn toàn nên bé sinh non thường mắc các bệnh về hô hấp, tuy nhiên tỷ lệ bé sống sót vẫn khá cao. Mặc dù vậy, đây chỉ là trường hợp bất khả kháng, mẹ vẫn nên để bé phát triển toàn diện và đủ thời gian ở trong bụng.

Dây rốn bé khỏe và dày hơn, làm tốt nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng từ mẹ sang bé. Càng gần lúc sinh, nhu cầu dinh dưỡng của bé càng cao, mẹ càng có cảm giác muốn ăn nhiều hơn. Tuy nhiên mẹ vẫn nên kiểm soát dinh dưỡng nạp vào để tránh tăng cân bất thường, hạn chế tối đa đồ ăn vặt, đồ ngọt. Thay vào đó, mẹ cần bổ sung nhiều loại rau xanh như rau chân vịt, bông cải, dưa chuột, các loại thịt nạc và nhóm thực phẩm giàu chất sắt.
2. Sự thay đổi trong cơ thể mẹ khi mang thai 26 tuần
Khi mang thai nhi 26 tuần, cùng với sự thay đổi của thai nhi, mẹ cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề hơn. Lúc này, bụng mẹ đã to ra, ngực cũng to và đầu vú thâm đen. Mẹ rất khó để nằm ngửa khi ngủ mà phải nghiêng qua một bên và dùng gối ôm kê dưới bụng để hỗ trợ cho dễ ngủ.
Các chứng ợ nóng, hay còn gọi là chứng khó tiêu do axit liên tục xuất hiện, mang đến cảm giác nóng rát kéo dài từ đáy xương ức đến cổ họng dưới. Đối với những mẹ bầu đã từng bị bị ợ nóng trước đây, tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn.
Mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy bước chân không được ổn định và vụng về khi thai lớn đến tuần thứ 26. Một khi mẹ bước vào tam cá nguyệt thứ ba, có rất nhiều yếu tố có thể kết hợp và làm mẹ rất dễ bị té ngã.

Ở giai đoạn mang thai nhi tuần 26, bụng mẹ đã khá to và nặng khiến cho trọng tâm cơ thể mẹ bị lệch, mẹ thường có thói quen đi chúi người về phía trước. Mặt khác, các khớp của mẹ sẽ bị nới lỏng ra và trở nên kém ổn định, làm cho mẹ trở nên vụng hơn và dễ bị té ngã về phía trước, đặc biệt là những bà mẹ có bụng to. Cũng góp phần vào sự vụng về là xu hướng dễ mệt mỏi khiến mẹ luôn bận tâm suy nghĩ, hay mơ màng và không thể nhìn những thứ dưới chân vì bụng bầu đã che mất. Do vậy, mẹ rất dễ dàng bị té ngã.
3. Mẹ cần lưu ý những điều gì ở thai 26 tuần?
Trước khi chạm đến ngày bé chào đời, tử cung vẫn là ngôi nhà an toàn của bé. Do đó, ở giai đoạn mang thai 26 tuần, mẹ càng phải chăm sóc cho “ngôi nhà” này tốt hơn.
Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng thai nhi, mẹ cần loại bỏ những mối nguy hiểm có thể khiến bé gây ngạt thở. Về điều này, mẹ hãy giữ cho tử cung ở trong trạng thái thoải mái nhất, hạn chế tư thế nằm ngửa sẽ gây co ép tử cung.
Mẹ có thể chuẩn bị thêm một chiếc ghế tựa êm ái, giúp mẹ và bé thư giãn hơn. Cùng với đó, mẹ và gia đình luôn có sự giám sát cẩn thận để nhanh chóng phát hiện bất thường.

4. Những việc mẹ nên làm vào tuần 26 thai kỳ
Siêu âm là điều cần thiết khi mẹ mang thai 26 tuần. Lúc này, mẹ có thể quan sát bé rõ hơn, về cả hình dáng, giới tính và những chuyển động trong bụng mẹ. Khi siêu âm, mẹ sẽ thấy bé lấy tay che mặt, có khi bé lại thè lưỡi ra ngoài. Vận động và phối hợp vận động của bé cũng tốt hơn. Giới tính của bé cũng dễ xác định với độ chính xác cao hơn.
Ở giai đoạn mang thai 26 tuần, mẹ có thể cảm nhận được cơn đau đến từ các vùng xương trên cơ thể như đau lưng dưới, đau sườn, chân và đầu gối do tăng cân. Tuy nhiên, khi mẹ thấy cơn đau nặng hơn bình thường, hãy gọi cho bác sĩ ngay. Mẹ cũng nên báo cho bác sĩ nếu thấy cổ chân hoặc đầu gối bắt đầu sưng, đặc biệt khi sưng đột ngột và chưa từng bị trước đây. Giai đoạn này mẹ cũng hay bị đau đầu hoặc đau nửa đầu, nhưng mẹ nên đi khám nếu đau đầu tăng về mức và tần suất.

Uống đủ nước là điều cực kỳ cần thiết trong suốt thai kỳ, đặc biệt là ở những tuần gần cuối. Nước giúp đảm bảo mẹ có thể vận chuyển chất dinh dưỡng đến thai nhi một cách trơn tru, đồng thời hạn chế tình trạng phù nề, sưng mủ, nhiễm. Cung cấp đủ nước sẽ đảm bảo bé có nguồn nước ối đầy đủ, và mẹ sẽ không bị mệt hay táo bón.
Ngoài ra, mẹ cần làm xét nghiệm soát tiểu đường thai kỳ nếu mẹ chưa làm xét nghiệm trong những tuần thai trước. Đồng thời, lên lịch ăn thường xuyên với các thức ăn khoẻ mạnh nhằm tránh ăn vặt đồ ngọt và đồ ăn không lành mạnh và theo dõi sự chuyển động và những lần đạp của thai nhi để sớm phát hiện những điểm bất thường.
5. Các dấu hiệu bất thường mẹ bầu cần hỏi ý kiến bác sĩ ngay
Khi thai nhi 26 tuần mà mẹ phát hiện những dấu hiệu bất thường dù là nhỏ nhất, mẹ không nên tự xử lý mà cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa. Những vấn đề như những cử động của thai nhi, tốc độ tiến triển và tần suất đạp của bé cũng là mối quan ngại với những ông bố bà mẹ còn bỡ ngỡ. Nếu cảm thấy bé đạp quá nhiều hoặc quá yên ắng, mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để cảm thấy yên tâm hơn.
Những bất thường trong triệu chứng sưng, phù nề cũng là điều đáng lo ngại. Mặc dù đây là triệu chứng khá bình thường ở mẹ bầu, nhưng hãy tham vấn ý kiến chuyên môn trong trường hợp mẹ phù nhiều cổ chân và các khớp. Không có tiêu chuẩn chung nào cho tất cả các bà mẹ trong vấn đề này, nên bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ các dấu hiệu phù nề nguy hiểm.
Bác sĩ cũng sẽ cung cấp cho mẹ các thông tin về Hội chứng TORCH (một nhóm rộng các bệnh lý có thể gây ra các quá trình lây nhiễm trong khi mang thai hoặc khi sinh) và sự nguy hiểm của nhiễm trùng thai.
Mang thai 26 tuần, mẹ phải đối mặt với nhiều vấn đề, tuy nhiên mẹ đừng quá lo lắng quá. Thay vào đó hãy cứ xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và thăm khám đầy đủ. Thêm vào đó, hay theo dõi mọi chuyển động nhỏ nhất của bé và liên hệ bác sĩ khi phát hiện những điểm bất thường. Hy vọng những lời khuyên trên đây của Colos Multi có thể giúp mẹ cảm thấy an tâm hơn và có sự chuẩn bị tốt nhất cho lần vượt cạn sắp tới.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thai Nhi 27 Tuần Phát Triển Như Thế Nào, Nặng Bao Nhiêu?
Thai 28 Tuần Tuổi – Sự Phát Triển Của Bé Và Mẹ Cần Lưu Ý Gì?
Thai 29 Tuần: Sự Phát Triển Của Bé & Sự Thay Đổi Cơ Thể Mẹ
Thai Nhi 30 Tuần Tuổi Phát Triển Như Thế Nào? Bà Bầu Tuần 30 Có Thay Đổi Gì?