Tam Cá Nguyệt 3
Thai nhi 39 tuần phát triển như thế nào? Dấu hiệu chuyển dạ
Đăng ngày | Chuyên mục | Tác giả |
24/07/2022 | Tam Cá Nguyệt 3 | Dược sĩ Hoàng Thị Tuyết |
Vào những tuần cuối cùng của thai kỳ, các cơ quan của thai 39 tuần tuổi đã phát triển hoàn thiện nhưng em bé sẽ tiếp tục béo lên. Não phát triển mạnh, làn da đỏ hồng và bé sẽ đạp nhiều giờ cho đến lúc sinh.
1. Sự phát triển của thai nhi tuần 39
Khi thai nhi 39 tuần tuổi thì cũng đồng nghĩa rằng chỉ còn 1 đến 2 tuần nữa là là mẹ bầu có thể “lâm bồn” bất cứ lúc nào. Thông thường, một thai kỳ đầy đủ sẽ có thời gian từ 39 – 40 tuần, trước 37 tuần là sinh non, trong giai đoạn 37 – 38 tuần là sinh sớm, 41 tuần là sinh trễ và sau 42 tuần được xem là sinh muộn. Do vậy, khi mẹ bầu mang thai 39 tuần thì em bé được tính là đã đủ ngày đủ tháng để chào đời.
Vậy thai nhi 39 tuần nặng bao nhiêu kg? Em bé to bằng cỡ một quả dưa hấu với trọng lượng khoảng 3.186 kg và chiều dài khoảng 50.1 cm. Trong đó, phần đầu của bé chiếm đến khoảng ⅓ tổng số cân nặng. Tuy nhiên, cân nặng của thai nhi còn phụ thuộc vào giới tính và nhiều yếu tố khác. Thông thường, bé gái sẽ có xu hướng nhẹ hơn bé trai một vài lạng.
Tham vấn y khoa: Dược khoa Trương Anh Thư
Thai nhi 39 tuổi tuần sẽ có một số thay đổi sau đây:
Bé tích tụ mỡ và béo lên: Các cơ quan và bộ phận trong cơ thể thai nhi lúc này đã phát triển hoàn thiện nhưng bé vẫn sẽ tiếp tục béo lên. Các lớp mỡ sẽ được hình thành và tích tụ dưới lớp da bao quanh cơ thể nhằm mục đích giữ ấm và đảm bảo cho bé có thể thích nghi với nhiệt độ môi trường bên ngoài tử cung sau khi ra đời.
Não bé phát triển mạnh: Nếu như trong thời điểm này, cơ thể bé không có nhiều sự thay đổi so với những tuần trước thì bộ não của bé lại đang phát triển rất nhanh và mạnh mẽ. Chỉ trong vòng 4 tuần gần đây, tốc độ tăng trưởng não bảo bé lên đến 30% và đây được xem là một tốc độ đáng kinh ngạc. Tốc độ này sẽ tiếp tục duy trì trong 3 năm đầu đời và đó là lý do tại sao đây được xem là “thời điểm vàng” để các bé học hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng cơ bản.

Thai nhi khóc trong bụng mẹ: Có nhiều trường hợp mẹ bầu nghe được tiếng khóc của các bé vào những tháng cuối cùng của thai kỳ, nhất là vào ban đêm. Mặc dù các chuyên gia chưa lý giải được hiện tượng này nhưng trên thực tế, ở thời điểm này tuyến lệ của các bé chưa hề hoạt động nên việc thai nhi khóc trong bụng mẹ là điều không thể. Tuy nhiên, bé vẫn có thể làm hành động như lấy 2 tay dụi mắt tương tự như lúc khóc và các mẹ có thể thấy được điều này thông qua hình ảnh siêu âm.
Làn da của thai nhi: Làn da của thai 39 tuần tuổi sẽ có màu đỏ hồng do những mạch máu ẩn dưới lớp biểu bì mỏng manh dưới da. Những em bé khỏe mạnh và mũm mĩm thường có làn da trắng nhờ lớp mỡ dày và làn da của những em bé yếu hơn sẽ xanh xao hoặc tím tái do hệ tuần hoàn chưa hoạt động mạnh mẽ. Sau khi sinh, sắc tố chính của da sẽ cộng hưởng với môi trường bên ngoài và hình thành nên màu da thật của bé. Mẹ bỉm không cần phải lo lắng nếu em bé của mình có màu da hơi vàng vì đây là hiện tượng siinh lý bình thường, nhưng nếu nó kéo dài thì nên được sự can thiệp của bác sĩ.

Thai nhi 39 tuần đạp nhiều: Thai nhi 39 tuần tuổi sẽ bắt đầu đạp nhiều tại thời điểm này bởi vì tứ chi đã phát triển hoàn chỉnh và bé cần hoạt động để làm quen sau khi ra đời. Vì vậy, nếu mẹ bầu không nhận thấy bé đạp nhiều thì hãy nhanh chóng báo cho bác sĩ biết vì đây có thể là một hiện tượng bất thường mà các mẹ không nên chủ quan.
Bé chưa quay đầu/ngôi mông/đẻ ngược: Nếu đến tuần thứ 39 mà bé vẫn chưa chịu quay đầu thì nhân viên hộ sinh sẽ hướng dẫn và hỗ trợ mẹ một số bài tập cụ thể nhằm hạn chế khả năng phải sinh mổ. Mẹ có thể tham khảo những bài tập như nghiêng xương chậu hoặc quỳ gối dang rộng chân sang hai bên và sau đó cúi xuống để bụng và ngực chạm sàn nhà. Thực hiện động tác 3 lần 1 ngày để tìm hiểu thêm một số bài tập khác theo sự phát triển của thai nhi theo từng tuần.
2. Dấu hiệu sắp sinh (chuyển dạ) tuần 39
2.1. Vỡ ối
Vỡ ối hoặc rò rỉ nước ối là một trong những dấu hiệu sắp sinh rõ ràng và chắc chắn nhất. Tuy nhiên, đây chỉ là một dấu hiệu chuyển dạ để mẹ chuẩn bị sẵn tâm lý và sức khỏe để nhập viện chứ chưa thể sinh bé ra ngay.

Thế nhưng, nếu bé vẫn còn nằm trong bụng mẹ mà nước ối bị cạn thì thai nhi có thể bị ngạt thở, dẫn đến chết não và tử vong sau đó. Vì vậy, hãy thông báo ngay cho bác sĩ nếu mẹ nhận thấy được bất kỳ dấu hiệu nào bất thường.
2.2. Đau lưng
Càng đến gần ngày dự sinh thì thai nhi sẽ tụt xuống vùng khung xương chậu của mẹ. Đây cũng chính là lý do các mẹ bị đau lưng nặng hơn vào thời điểm này. Vì vậy, để giảm thiểu những cơn đau lưng, mẹ bầu hãy đến các trung tâm mát xa và nghỉ ngơi và thư giãn nhiều nhất có thể. Việc này sẽ giúp mẹ giảm bớt các cơn đau và dễ dàng sinh con hơn trong quá trình “lâm bồn”.
2.3. Bụng bầu tụt xuống
Bước vào giai đoạn mang thai 39 tuần của thai kỳ, thai nhi tụt xuống tử cung và điều này cũng sẽ làm bụng của các mẹ bị tụt xuống thấp, việc này sẽ khiến mẹ bầu khó khăn hơn trong việc đi lại và di chuyển.

Nếu đến thời điểm này mà bụng mẹ vẫn chưa tụt thì nguyên nhân có thể là do ngôi thai ngược. Trong tình huống này, nếu trong vòng 24h, mẹ xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ như có cơn gò, vỡ ối, cổ tử cung mở thì bác sĩ có thể chỉ định đẻ mổ để đảm bảo an toàn cho cả 2 mẹ con.
2.4. Ra máu ở âm đạo
Là một trong những dấu hiệu sắp sinh nhưng không phải mẹ bầu nào cũng gặp phải. Theo đó, một số thai phụ có hiện tượng ra máu màu nâu hoặc màu hồng ở vùng âm đạo nhưng với lượng máu rất ít. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con, mẹ bầu hãy tới ngay bệnh viện để kiểm tra khi có hiện tượng này nhé.
2.5. Hơi thở ngắt quãng, dồn dập
Hơi thở ngắt quãng và dồn dập có thể là một dấu hiệu sắp sinh trong vài giờ tới. Cùng với đó là những cơn gò, cơn đau bụng, đau lưng, buồn nôn sẽ khiến mẹ càng khó chịu và đau đớn. Vì vậy, hãy nhanh chóng nhập viện nếu có những dấu hiệu như trên.
2.6. Chuột rút nhiều hơn
Bắt đầu những tuần cuối cùng của thai kỳ, mẹ bầu mang thai 39 tuần sẽ thường xuyên bị chuột rút khiến mẹ cảm thấy đau đớn và khó chịu. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng này là do các khớp cơ ở tử cung và xương chậu đang giãn ra để thai nhi em bé chào đời một cách thuận lợi và dễ dàng nhất.

Vì vậy, các mẹ không cần phải quá lo lắng mà hãy cung cấp đầy đủ các dưỡng chất và nghỉ ngơi đầy đủ để có thể đạt được trạng thái tốt nhất để chào đón bé chào đời nhé.
2.7. Dịch nhầy tiết ra nhiều
Một trong những dấu hiệu chuyển dạ thường thấy ở các mẹ bầu là dịch nhầy tiết ra nhiều. Lúc này, cổ tử cung bắt đầu giãn ra mà vì thế dịch nhầy cũng sẽ tiết ra nhiều hơn. Nếu dịch ở âm đạo có màu trắng, trắng đục hoặc vàng thì đây vẫn chưa phải là dấu hiệu chuyển dạ.
Nhưng nếu dịch âm đạo có màu hồng hoặc nâu sẫm thì có nghĩa rằng bạn có thể sinh con trong vòng 24h tới. Hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn nên làm gì để chuẩn bị sẵn sàng một cách tốt nhất
2.8. Tử cung mở
Vào tuần khám thai định kỳ khi thai 39 tuần tuổi, bác sĩ sẽ kiểm tra xem tử cung của mẹ đã mở bao nhiêu phân. Nếu tử cung chưa mở phân nào thì chưa có dấu hiệu sanh nở và nếu tử cung đã mở rồi thì có nghĩa em bé đã sẵn sàng chào đời.
Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp tử cung của mẹ bầu đã mở nhưng không thể sinh thường do kích thước em bé quá lớn. Trong những tình huống này phải nhờ sự can thiệp của bác sĩ để đẻ mổ và bắt em bé ra khỏi bụng mẹ. Vậy nên, tử cung giãn nở và dấu hiệu rõ ràng và chính xác nhất cho thấy rằng em bé đã sẵn sàng “vượt cạn” cùng mẹ.
2.9. Cơ gò cứng bụng
Khi mẹ bầu cảm nhận được những cơn gò cứng bụng xảy ra liên tục, dồn dập và đau hơn so với bình thường thì đây có khả năng là những cơn đau chuyển dạ thật. Trong trường hợp những cơn gò đi kèm với hiện tượng cổ tử cung giãn nở hoặc vỡ túi ối thì mẹ bầu phải nhanh chóng nhập viện để chuẩn bị sinh em bé.
Theo các bác sĩ phụ khoa, đây là một dấu hiệu sắp sinh cực chuẩn mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng nên thuộc “nằm lòng”.
2.10. Rối loạn tiêu hóa
Ngoài các dấu hiệu trên thì một biểu hiện cơ thể mẹ bầu đã sẵn sàng để sinh con cuối cùng chính là rối loạn tiêu hóa, do các cơ bắp tại trực tràng nới lỏng ra và dẫn đến việc đi tiêu ra phân lỏng.
Bên cạnh đó, chứng ợ nóng trong giai đoạng mang thai 39 tuần tuổi này có thể sẽ lên đến đỉnh điểm. Để khắc phục tình trạng trên, thai phụ nên uống nước trước hoặc sau khi ăn, hạn chế uống nước trong khi dùng bữa.
3. Các câu hỏi thường gặp
3.1 Giai đoạn mang thai 39 tuần là bao nhiêu tháng?
Giai đoạn mang thai 39 tuần là thời điểm mẹ bầu đang ở tháng thứ 9 của thai kỳ và nếu đúng như dự kiến sinh thì còn 1 hoặc 2 tuần nữa, mẹ sẽ được chào đón thiền thần nhỏ của mình. Tuy nhiên, đôi khi bé cũng đã sẵn sàng ra đời vào bất cứ lúc nào kể từ thời điểm này. Thông thường một thai kỳ đầy đủ là 39 – 40 tuần.
3.2 Giai đoạn mang thai 39 tuần mẹ cần khám gì?
Khi qua sang tháng thứ 9 của thai kỳ, các bộ phận cơ thể của thai nhi hầu hết đã hoàn thiện và sẵn sàng dể chào đời. Đặc biệt nhất là khi thai 39 tuần tuổi, cha mẹ nên đi siêu âm để kiểm tra và nắm được các chỉ số cơ bản cũng như tình hình phát triển của bé
Bài viết trên đây là tổng quan những thông tin về sự phát triển của thai nhi cũng như những dấu hiệu sắp sinh của mẹ bầu mang thai 39 tuần. Hy vọng sẽ mang lại những thông tin cần thiết và bổ ích để mẹ bầu “vượt cạn” thành công nhé.
Lưu ý: Thông tin trên trang web này không nên được sử dụng để thay thế cho việc chăm sóc y tế và lời khuyên của bác sĩ nhi khoa của bạn. Có thể có các cách điều trị khác nhau mà bác sĩ nhi khoa của bạn có thể đề nghị dựa trên các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thai 36 tuần – Sự phát triển của bé và cơ thể của mẹ bầu
Thai 37 tuần nặng bao nhiêu và phát triển thế nào?
Thai nhi 38 tuần phát triển như thế nào và cân năng bao nhiêu?
Thai 40 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ? Lời khuyên cho mẹ