Tam Cá Nguyệt 3
Thai nhi 38 tuần phát triển như thế nào và cân năng bao nhiêu?
Đăng ngày | Chuyên mục | Tác giả |
24/07/2022 | Tam Cá Nguyệt 3 | Dược sĩ Hoàng Thị Tuyết |
Ở tuần cuối cùng của thai kỳ, bé sẽ có nhiều sự thay đổi trong cơ thể và sự phát triển rõ ràng nhất. Thai 38 tuần là tuần thai quan trọng mà các mẹ cần phải nắm được một vài lưu ý sau đây để có thể mang lại sự phát triển tốt nhất cho con.

1. Sự phát triển của thai nhi 38 tuần tuổi
Vậy thai nhi 38 tuần phát triển như thế nào? Sự phát triển của bé phát triển rõ ràng ở 7 yếu tố sau đây:
1.1. Phản xạ cầm nắm
Bước đến tuần thứ 38, thai nhi sẽ bắt đầu có những phản xạ cầm nắm đầu đời. Việc siêu âm bằng phương pháp 4D hoặc 5D có thể thấy hình ảnh bé đang nắm tay hoặc mút tay ngay khi còn đang trong bụng mẹ. Phản xạ này sẽ là tiền đề để bé có thể bám lấy mẹ, cầm tay mẹ hoặc bú mẹ khi chào đời.

1.2. Mọc móng chân
Ngay từ tháng thứ 2 của thai kỳ bé đã bắt đầu quá trình hình thành các ngón chân. Tuy nhiên lúc này móng chân của bé hoàn toàn chưa có. Chỉ đến tuần thứ 38 của thai kỳ, móng chân của bé mới bắt đầu phát triển.
1.3. Lông tơ rụng dần
Ban đầu, bao bọc lấy thai nhi trong bụng mẹ là lớp lông tơ có vai trò giữ ấm cho cơ thể bé. Ở những tuần cuối cùng, lớp sáp bã nhờn tự nhiên trên bề mặt da của bé sẽ dần biến mất hoàn toàn và phần lông tơ theo đó mà rụng dần đi.
1.4. Màu mắt
Màu mắt của bé khi mới sinh không quyết định chính xác màu mắt của bé sau này. Thường những đứa trẻ mới sinh ra sẽ có màu mắt sáng hơn do chưa tiếp xúc nhiều với ánh sáng tự nhiên bên ngoài. Tuy nhiên, sau một thời gian và thông thường là một tuổi, màu mắt của bé sẽ đậm hơn và tối màu hơn và đây sẽ là màu mắt chuẩn sẽ không thay đổi của bé trong tương lai.
1.5. Phổi phát triển
Cơ quan phổi của thai nhi 38 tuần chưa được hoàn thiện hoàn toàn mà mới chỉ hoàn thiện 1 phần. Trong 2 tuần cuối cùng, phổi sẽ sản sinh ra các chất có hoạt tính bề mặt nhằm thực hiện chức năng giữ độ phồng cho các túi khí tồn tại trong phổi. Việc này nhằm đảm bảo chúng được liên kết với nhau chặt chẽ và hỗ trợ quá trình hô hấp của bé. Bên cạnh đó, nhóm dây thanh âm của phổi cũng phát triển và hoàn thiện nhanh chóng. Nhờ vậy, bé có thể cất tiếng khóc ngay khi chào đời.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Huỳnh Kim Dung
1.6. Não và hệ thần kinh
Não và hệ thần kinh của bé ở những tuần cuối phát triển mạnh mẽ. Não bộ sẽ bắt đầu hình thành các rãnh sâu và các tế bào thần kinh bắt đầu phát triển và lan rộng. Đồng thời, não bộ sẽ nhanh chóng thực hiện được vai trò kiểm soát mọi sự hoạt động của đa số các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là nhịp tim và quá trình hô hấp của bé. Vì vậy, đây là thời điểm vàng mẹ bầu cần bổ sung dưỡng chất như DHA, Omega 3, Omega 6 nhằm giúp thúc đẩy quá trình phát triển não bộ của bé.

1.7. Nhu động ruột
Vào giai đoạn thai 38 tuần, toàn bộ các chất sáp bã nhờn trên da của bé, các chất thải từ mật, ruột, lông măng và tế bào ra chết sẽ hòa vào nước ối của bé. Bé sẽ nuốt một phần nước ối và chứa toàn bộ các thành phần trên. Tuy nhiên điều này hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé do nó sẽ được thải ra bên ngoài ở lần đi vệ sinh đầu tiên.
2. Cơ thể thai phụ ở tuần thứ 38 thay đổi như thế nào?
Bên cạnh sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, ở tuần thứ 38 cơ thể của mẹ bầu cũng có nhiều sự thay đổi rõ rệt:
- Do câu nặng và kích thước của e bé tăng lên nhanh chóng trong những tuần cuối cùng khiến bụng mẹ to lên tương ứng.
- Việc đi lại trở lên nặng nề và khó khăn hơn, bụng bầu sẽ gây sức ép lên bàng quang, từ đó các thai phụ ở những tuần cuối thường đi tiểu nhiều lần trong ngày.
- Bề mặt da của bụng và mông và đùi bắt đầu rạn rõ rệt, thai phụ bắt đầu đối mặt với tình trạng đau lưng và chóng mặt.
- Thai phụ phải đối diện với một loạt các biểu hiện như: Chảy máu chân răng hoặc nướu răng sưng to gây đau nhức, dịch âm đạo thi thoảng lẫn cả máu cùng các cơn co Braxton – Hicks.
- Ở tuần cuối, bé đã có khả năng cầm nắm cũng như đạp mạnh hơn, đặc biệt về đêm nên khiến thai phụ thường xuyên mất ngủ và đau tức bụng.

Bên cạnh các dấu hiệu có thể dễ thấy bằng mắt thường, thai phụ cũng cần kiểm tra liên tục các chỉ số nói lên sức khỏe của thai phụ và thai nhi như: Chỉ số nhịp tim, chỉ số đường huyết, sự dao động của huyết áp và hàm lượng Protein có trong nước tiểu. Các chỉ số trên cần được theo dõi liên tục để đảm bảo sức khỏe của bé.
3. 4 lưu ý dành cho mẹ trong tuần thai 38
Khi thai 38 tuần tuổi, mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ nghỉ ngơi và tập luyện. Thêm vào đó, không nền mặc quần áo bó sát gây sức ép lên bé. Các lưu ý cụ thể như sau:
3.1. Dành thời gian ngủ
Ở giai đoạn thai nhi 38 tuần, thai nhi sẽ thường đạp mạnh và dồn dập hơn về đêm nên khiến mẹ bầu khó đi vào giấc ngủ. Khảo sát cho thấy nhiều mẹ bầu thường xuyên mê sảng ở những tuần cuối của thai kỳ, một phần do tâm lý sắp làm mẹ và một phần lo lắng cho con, ngủ không sâu giấc dài ngày gây ra mệt mỏi. Tuy nhiên, ở những tuần cuối, thai phụ cần cố gắng tranh thủ nghỉ ngơi thêm vào ban ngày để duy trì sức khỏe cho ngày sinh cũng như giai đoạn sau sinh. Do 1 đến 2 tháng đầu sau sinh, bé thường quấy khóc cũng như đồng hồ sinh học chưa ổn định nên khiến mẹ bầu mất ngủ trầm trọng.

3.2. Tập luyện nhẹ nhàng
Lúc này, thai phụ nên dừng mọi hoạt động thể dục mạnh như cardio hoặc các bài tập mạnh cần nhiều sức. Thay vì thế mẹ bầu nên dành thời gian đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày để hỗ trợ quá trình sinh nở trở lên dễ dàng hơn. Đồng thời, mẹ có thể kết hợp đi bộ với các động tác Squat dành riêng cho mẹ bầu cùng các phương pháp thiền định, yoga. Từ đó đảm bảo duy trì được tinh thần thoải mái, lạc quan và một cơ thể khỏe mạnh.

3.3. Mặc quần áo thoáng mát
Ở những tuần cuối của thai kỳ, mẹ sẽ bắt đầu tiết ra mồ hôi nhiều hơn bình thường. Đây là một biểu hiện của quá trình hoạt động của hormon làm tăng lưu lượng máu và quá trình trao đổi chất. Để hạ nhiệt và làm mát cơ thể mẹ bầu cần kết hợp uống nhiều nước mỗi ngày, mặc quần áo rộng rãi với chất liệu vải thoáng mát, khả năng thấm hút cao. Trong trường hợp cơ địa thai phụ máu nóng có thể xuất hiện tình trạng phát ban trên da.
3.4. Theo dõi các biến chứng thai kỳ muộn
Do trọng lượng cơ thể tăng nhanh chóng nên có thể khiến bàn chân của thai bị sưng lên và đau nhẹ ở bàn chân. Tuy nhiên, nếu cả tay và chân của thai phụ đều sưng lên rõ rệt, phần mặt và bọng mắt bị sưng lên thì đây là một dấu hiệu gần giống tình trạng tích nước mà các mẹ cần đến ngay bác sĩ để thăm khám. Đây là một dấu hiệu thường thấy của bệnh tiền sản giật – 1 dạng tai biến thai kỳ tương đối nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Cuối cùng, trong những khoảng thời gian rảnh rỗi, mẹ bầu có thể kiểm tra lại các túi vật dụng cần thiết chuẩn bị cho bé vào ngày sinh. Từ đó chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho ngày đón thiên thần nhỏ chào đời.
4. Các câu hỏi thường gặp trong giai đoạn thai 38 tuần
4.1 Thai nhi 38 tuần nặng bao nhiêu kg?
Trong giai đoạn thai nhi 38 tuần, bé sẽ nặng khoảng 3kg và dài khoảng 49.3cm, có kích thước tương đương với một trái dưa hấu nhỏ hoặc nhánh tỏi tây. Trong đó, lớp mỡ của bé chiếm phần lớn khôí lượng, nó có tác dụng giữ ấm cho bé sau khi trẻ được sinh ra ở môi trường bên ngoài.
4.3 Mẹ bầu 38 tuần khó thở có nguy hiểm không?
Tình trạng khó thở không chỉ đến vào những thời điểm cuối thai kỳ mà nó còn xuất hiện ở tam cá nguyệt đầu tiên và triệu chứng này thường xuất hiện ở các bà bầu. Tuy nhiên, tình trạng khó thở có thể khiến cho mẹ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi những điều đó không ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé nên không cần quá lo lắng.
Ngoài ra, trong một số trường hợp khác tình trạng khó thở có thể do một số bệnh lý gây ra, nếu nó xãy ra nghiêm tọng hơn và kèm các triệu chứng khác thì mẹ nên thăm khám sớm để bác sĩ tìm nguyên nhân
Sinh con và làm mẹ là sứ mệnh thiêng liêng của mọi phụ nữ. Ở giai đoạn thai 38 tuần, những thay đổi của bé cũng như cơ thể của mẹ bầu vô cùng rõ rệt. Để đảm bảo sức khỏe của cả 2 mẹ con ở tuần cao điểm này, cần liên tục theo dõi các chỉ số quan trọng chúng tôi đã nêu ở trên và các lưu ý liên quan. Tham khảo thêm nhiều bài viết bổ ích trên website của chúng tôi!
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thai 36 tuần – Sự phát triển của bé và cơ thể của mẹ bầu
Thai 37 tuần nặng bao nhiêu và phát triển thế nào?
Thai nhi 39 tuần phát triển như thế nào? Dấu hiệu chuyển dạ
Thai 40 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ? Lời khuyên cho mẹ