Tam Cá Nguyệt 3
Thai 29 tuần: Sự phát triển của bé & sự thay đổi cơ thể mẹ
Đăng ngày | Chuyên mục | Tác giả |
23/07/2022 | Tam Cá Nguyệt 3 | Dược sĩ Hoàng Thị Tuyết |
Thai 29 tuần cũng chính là giai đoạn cuối của thai kỳ, đây là dấu mốc vô cùng quan trọng. Lúc này bé đã phát triển ở một mức độ nhất định về cả kích thước và cân nặng. Mà thời điểm này mẹ cũng đang tiến dần tới giai đoạn chuyển dạ với nhiều điều cần lưu ý. Hãy cùng Colos Multi tìm hiểu chi tiết về mốc khám thai quan trọng này nhé!

1. Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 29
Thai nhi 29 tuần thường xuyên đạp chân hơn, đây là một dấu hiệu tốt cho thấy bé đang phát triển khỏe mạnh. Một lời khuyên nhỏ là các mẹ nên đếm số lần bé đạp mỗi ngày và ghi nhớ lại cụ thể.
Vào thời điểm này thai nhi 29 tuần nặng bao nhiêu? Bé sẽ có chiều dài khoảng 39,3 cm và nặng khoảng 1,239kg. Tính đến giai đoạn này, cân nặng của bé sẽ bằng một nửa trọng lượng lúc sinh. Các cơ quan và cơ bắp vẫn tiếp tục trưởng thành. Sự phát triển nhanh của thai nhi cần rất nhiều dinh dưỡng nên sẽ khiến mẹ cảm thấy nhanh đói bụng hơn.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Khi tiến đến cuối tháng thứ bảy trong thai kỳ thì thời khác mẹ “đón” em bé và ôm em trong vòng tay cũng đang rất gần. Bé đang trưởng thành với tốc độ nhanh và có thể rất hiếu động trong bụng mẹ.
Nếu mẹ thấy bé đạp và đập nhiều lần trong ngày, thì có thể “bạn ấy” đang luyện cơ đấy. Do não bé phát triển nhanh nên sẽ chiếm phần đáng kể tổng khối lượng cơ thể. Với thai 29 tuần, em bé thường nằm dọc bụng mẹ với đầu hướng xuống tử cung.
Phần đầu của bé sẽ tăng kích thước rất nhanh để phù hợp với bộ não đang liên tục phát triển. Trong giai đoạn này bé có thể bắt đầu tự điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể. Khả năng nghe bắt đầu cải thiện, cơ bắp và phổi tiếp tục trưởng thành hơn.

Đặc biệt khi bước sang tuần thai này, thai nhi 29 tuần sẽ có làn da càng lúc càng mượt, phần lông nhung tiêu biến dần. Tủy sống bắt đầu sản xuất hồng cầu, bé cũng có thể tự nhắm và mở mắt.
2. Những thay đổi về cơ thể của mẹ ở tuần 29 thai kỳ
Ở tuần thứ 29 cân nặng của mẹ tăng khá nhanh, trung bình thoảng 8,6kg. Lượng calo khuyến cáo mà mẹ nên nạp vào cơ thể trong giai đoạn này là 2.400 kcal/ ngày. Cao hơn mức khuyến cáo chung cho người bình thường khoảng 500 kcal/ ngày. Vì trong thai kỳ, cơ thể mẹ bầu 29 tuần sẽ tự tiết ra một loại hóc môn dễ gây tăng cân. Ngoài ra mẹ cũng có thể gặp phải các vấn đề như đau tức ngực, suy giãn tĩnh mạch.

Bụng của mẹ bầu sẽ càng lúc càng lớn và nhô ra hơn trước, mẹ sẽ rất khó để nhìn thấy bàn chân của mình. Vậy nên cũng sẽ rất khó khăn khi ngồi hoặc nằm. Bề cao tử cung từ 26 đến 35cm, lượng nước ối tăng lên khoảng 9cm xung quanh rốn của mẹ. Bầu ngực cũng lớn hơn khiến mẹ phải lựa chọn kích cỡ áo phù hợp để bản thân thoải mái.
Dưới đây là một vài triệu chứng khác mà các mẹ bầu có thể gặp khi bước vào thai 29 tuần.
- Do sự thay đổi hooc môn trong cơ thể nên móng tay, móng chân dài nhanh hơn bình thường.
- Táo bón là triệu chứng mẹ thường xuyên gặp phải, kèm theo đó là những triệu chứng như đau bụng, đầy hơi. Vậy nên mẹ cần bổ sung vào thực đơn những món ăn giàu chất xơ và uống đủ nước mỗi ngày.
- Suy giảm tĩnh mặc ở hai chân trong suốt thai kỳ. Mẹ có thể sử dụng tất chân y tế để hạn chế phần nào triệu chứng và phòng ngừa biến chứng của hiện tượng này.
- Tâm trạng thay đổi thất thường.
- Hay bị đau bụng không rõ nguyên do.
- Khó thở do áp lực nặng của tử cung. Mẹ hãy cố gắng nghỉ ngơi điều độ, nếu có xuất hiện tình trạng khó thở nhiều , hãy đến bệnh viện để khám và kiểm tra tổng quát.
- Mẹ thường xuyên bị đau nửa đầu nên cần nghỉ ngơi ở những nơi yên tĩnh. Có thể sử dụng đá chườm lạnh lên cổ hoặc trán để giảm cơn đau.
- Hay đi tiểu nhiều lần do áp lực của tử cung và em bé lên bàng quang. Vốn dĩ mang thai đã khiến cho cơ thể khó chịu, việc phải đi vệ sinh nhiều lần sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi hơn.
- Nếu mẹ có tiền sử bị trĩ thì trong thời gian mang thai có thể bị ngứa và đau nên hãy hạn chế đứng quá lâu. Nếu tình trạng đau không giảm đi, mẹ có thể hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi uống thuốc.
- Khi chuyển sang giai đoạn mang thai 29 tuần, nguy cơ xuất hiện tiền sản giật của mẹ bầu cũng cao hơn. Biến chứng của nó là cao huyết áp, có thể gây hậu quả đến chức năng gan và thận. Vậy nên đừng bỏ lỡ buổi thăm khám nào với bác sĩ, mẹ cần kiểm tra huyết áp thường xuyên để nhận ra sự thay đổi bất thường. Tiền sản giật thường đi kèm với các triệu chứng như sưng nề ở chân, đau đầu, buồn nôn,… và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
3. Mẹ cần làm gì ở tuần thứ 29 – mốc khám thai quan trọng thứ 5?
Niềm hạnh phúc của phần lớn các bậc làm cha, làm mẹ chính là được chứng kiến sự phát triển của con mình. Vậy nên việc theo dõi sự thay đổi của em bé ngay khi còn đang trong bụng mẹ là điều vô cùng cần thiết.

Trong giai đoạn mang thai 29 tuần đặc biệt này, việc mẹ cần phải làm là tiến hành siêu âm thai để theo dõi sự phát triển của bé. Qua kết quả siêu âm sẽ thấy được hình ảnh bé lớn nhanh và cử động mạnh mẽ ra sao trong bụng.
Mẹ có cảm giác này một phần vì bé thực sự đang phát triển rất nhanh. Hơn nữa vì túi ối lúc này có một chút không gian nên bé có thể thoải mái di chuyển. Mẹ có thể cảm nhận tần suất thai nhi đạp và những cú huých vào bụng.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm tầm soát dị tật quý 3 của thai kỳ trong mốc khám thai quan trọng này. Từ hình ảnh siêu âm thai nhi 29 tuần có thể phát hiện ra những bất thường khởi phát muộn như kiểm tra tim thai, nhiễm trùng bào thai, giãn não thất,…
Thời điểm thai 29 tuần cũng có thể là lần cuối mẹ kiểm tra định kỳ hàng tháng với bác sĩ. Bắt đầu từ tháng tiếp theo, mẹ nên thường xuyên đến kiểm tra hơn để hỏi thăm kỹ hơn về các dấu hiệu, triệu chứng bất thường.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ hỏi mẹ về khoảng thời gian và cách bé hoạt động trong bụng. Yêu cầu mẹ mô tả lại những cử động của thai nhi để bác sĩ hiểu rõ hơn trong việc theo dõi sự phát triển của bé. Tiếp đó là đưa ra lời khuyên hợp lý giúp mẹ bầu điều chỉnh và chăm sóc tốt hơn cho bản thân và thai nhi.
4. Những lưu ý khi mang thai 29 tuần mẹ cần nắm
Khi bước sang tuần thứ 29, cơ thể của mẹ bầu 29 tuần sẽ bắt đầu xuất hiện tình trạng tĩnh mạch có hình giống mạng nhện. Bởi đây là thời điểm máu phải lưu thông nhiều hơn nên những đốm đỏ tỏa ra từ một điểm nhìn giống chân nhện là điều hiển nhiên. Những vết đốm này có thể xuất hiện ở mặt, cổ, ngực hay trên cánh tay. Chúng sẽ dần biến mất sau khi sinh khoảng vài tuần.
Bên cạnh đó, rạn da cũng chính là điều mà mẹ bầu không thể tránh khỏi. Thậm chỉ với nhiều mẹ các vết rạn sẽ nặng thêm vì bụng bầu quá lớn. Để hỗ trợ làm mờ vết rạn, mẹ cần sử dụng sản phẩm vừa an toàn vừa hiệu quả chứa các thành phần lành tính. Cụ thể như các vitamin E, tinh chất bơ, chất đàn hồi,…

Mẹ cần ăn đúng và đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Giúp thai nhi sẽ trở nên cứng cáp hơn, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con. Từ tuần 29, mẹ cần bổ sung các thực phẩm có chứa sắt, vitamin C và đặc biệt là canxi để hỗ trợ bé phát triển hệ xương.
Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung thêm sắt để hỗ trợ tích cực cho quá trình tạo tế bào hồng cầu cho thai nhi. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C nhằm hỗ trợ tạo mô liên kết yếu cho mạch máu của bé.
Đặc biệt mẹ đừng quên bổ sung DHA cho cơ thể, đây là nhóm dưỡng chất thiết yếu giúp não bộ của bé phát triển hoàn thiện. Một vài thực phẩm giàu DHA là sữa, cá thu, cá hồi,…
5. Các câu hỏi thường gặp
5.1 Giai đoạn thai 29 tuần là mấy tháng?
Thai nhi 29 tuần là giai đoạn mẹ bầu mang thai 7 tháng và bước vào tam cá nguyệt thứ 3. Trong giai đoạn này, bé đã phát triển và đạt được một mức độ nhất định về cân nặng, kích cỡ. Giai đoạn này, mẹ bầu 29 tuần sẽ cảm thấy háo hức vì chỉ còn vài tháng nữa là thiên thần nhỏ sẽ được chào đời.
5.2 Mẹ bầu 29 tuần nên làm gì và không nên làm gì trong giai đoạn này?
Mẹ bầu nên:
- Khi ngủ nên nâng cao chân lên và nghỉ ngơi thật nhiều
- Các mẹ nên nằm ngủ nghiêng về bên trái nhiều hơn
- Hạn chế đi đứng và ngồi trong thời gian dài
- Cung cấp nhiều thực phẩm lành mạnh và giàu năng lượng
- Sử dụng kem dưỡng nhằm giảm thiểu tình trạng rạn da ở các mẹ
- Đặc biệt mẹ nên uống nhiều nước và cẩn trọng các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
Mẹ không nên
- Các mẹ tránh nâng các vật nặng
- Tránh mặc đồ bó sát gây khó chịu
- Hạn chế ăn quá nhiều dẫn đến tăng cân quá mức
- Tránh ngủ thẳng lưng ảnh hướng đến máu lưu thông tới thai nhi
- Không nên ngồi bắt chéo chân vì tư thế này sẽ hạn chế máu lưu thông đến chân dẫn dến gây sưng hoặc giãn tĩnh mạch
Nếu cảm thấy thèm đồ ngọt hay các loại thức ăn nhanh khác, mẹ cũng có thể sử dụng với lượng thức ăn nhỏ. Những thực phẩm này tuy không có tác dụng thực sự tốt cho mẹ và bé, nhưng nó lại có thể giúp mẹ cải thiện tâm trạng bản thân.Mong rằng bài viết trên đã đem đến cho mẹ những thông tin hữu ích về thai 29 tuần. Mẹ hãy luôn quan tâm và dõi theo sự phát triển của con, đồng thời bổ sung dưỡng chất để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con nhé.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thai 26 Tuần Nặng Bao Nhiêu Và Thay Đổi Của Cơ Thể Mẹ
Thai Nhi 27 Tuần Phát Triển Như Thế Nào, Nặng Bao Nhiêu?
Thai 28 Tuần Tuổi – Sự Phát Triển Của Bé Và Mẹ Cần Lưu Ý Gì?
Thai Nhi 30 Tuần Tuổi Phát Triển Như Thế Nào? Bà Bầu Tuần 30 Có Thay Đổi Gì?
Mẹ Mang Thai 29 Tuần Nên Ăn Gì Để Bổ Sung Dưỡng Chất Cho Bé?