Tam cá nguyệt 1
Thai 9 tuần tuổi phát triển như thế nào và đã ổn định chưa?
Đăng ngày | Chuyên mục | Tác giả |
24/07/2022 | Tam cá nguyệt 1 | Dược sĩ Hoàng Thị Tuyết |
Khi người mẹ mang thai đến thời điểm thai 9 tuần tuổi nghĩa là đã đạt đến một cột mốc quan trọng trong thai kỳ. Ở giai đoạn này, thai nhi đã hình thành và bắt đầu phát triển vượt trội. Vậy mẹ cần biết đến điều gì trong lúc này? Lưu ý những thông tin quan trọng sau đây khi thai 9 tuần tuổi để giúp mẹ và bé khỏe mạnh nhất!

1. Sự phát triển của thai nhi tuần 9
Thai nhi 9 tuần tuổi đã ổn định chưa? Bởi vì đây là cột mốc quan trong khi chuyển từ phôi thai thành thai nhi, nên ở bé sẽ có sự thay đổi rõ rệt khi thai 9 tuần tuổi.
Theo Bác sĩ Trần Thị Mai Hương
Một số thay đổi rõ rệt của thai nhi dưới đây là điều mà các mẹ nên biết.
- Trong giai đoạn này, thai 9 tuần kích thước bao nhiêu? Kích thước thai 9 tuần đã phát triển chiều dài đến khoảng 3cm và cân nặng khoảng 7 gram (kích thước này tương đương khoảng 1 quả nho).
- Chân tay của bé cũng bắt đầu hình thành, tách ra thay cho lớp màng. Lúc này, tay chân bé đã có thể uốn cong, gập lại và đôi chân cũng đã đủ chiều dài để có thể gập phía trước bụng.
- Lông tơ cũng dần xuất hiện trên làn da bé. Hình dáng của bé cũng xuất hiện rõ rang sau làn da, dây thần kinh cũng bắt đầu căng ra.
- Các cơ quan quan trọng trong cơ thể như ruột, thận, não, gan bắt đầu phát triển một cách nhanh chóng cùng với bào thai.
- Với thai 9 tuần, do não đang phát triển nên trán của bé sẽ tạm thời phình ra.
- Thời điểm này, mẹ đã có thể cảm nhận được nhịp tim của bé khi siêu âm thai.
1.1. Nhịp tim thai 9 tuần
Thực hiện siêu âm vào lúc thai 9 tuần tuổi giúp mẹ có thể nghe được nhịp tim của bé bởi ở giai đoạn này, thai nhi đã bắt đầu hình thành và nhịp tim bắt đầu xuất hiện mạnh hơn.
Tùy vào từng thời điểm thai kì mà tuần số tim thai sẽ khác nhau. Đối với nhịp tim thai 9 tuần, tần số tim thai sẽ dao động khoảng 170 – 180 nhịp/ phút.
1.2. Hình ảnh siêu âm thai nhi 9 tuần tuổi
Bởi vì thai nhi hình thành và bắt đầu phát triển các mô, bộ phận nên hình ảnh siêu âm thai nhi 9 tuần tuổi sẽ cho các mẹ thấy được rõ hơn các bộ phận của bé, các màng và lông tơ trước đây cũng sẽ dần biến mất. Bé sẽ bắt đầu chuyển động và chúng ta cũng có thể thấy rõ được điều đó.
- Mắt, mũi, miệng và các chi tiết trên khuôn mặt bé được thể hiện rõ nét.
- Móng tay, móng chân và cột sống bé cũng dần được hình thành.
- Các bộ phận bên trong cơ thể bé như ruột, gan, não, thận,… bắt đầu hoạt động.
- Các khớp vai, khuỷu tay, đầu gối,.. của bé bắt đầu có chuyển động chậm.
Bên cạnh đó, bắt đầu từ tuần thai thứ 9, các bộ phận khác cũng bắt đầu hình thành và thai nhi phát triển vượt trội.
1.3. Thai nhi 9 tuần tuổi phát triển như thế nào?
- Như đã trình bày trước đó, thai 9 tuần là thời điểm thai nhi đã vào giai đoạn ổn định, cân nặng và chiều dài của bé cũng bắt đầu phát triển nhiều hơn.
- Các ngón chân, tay của bé đã hình thành thay thế cho lớp màng trước đó.
- Tay chân bé có thể uốn cong lại và gập trước vào bụng.
- Các cơ quan như ruột, não, thận, gan bắt đầu hình thành và phát triển. Cột sống phát triển, não phát triển nên tạm thời trán bé sẽ căng ra.
- Các đường nét trên khuôn mặt bé cũng phát triển rõ rệt.

2. Cơ thể mẹ bầu có những thay đổi nào ở tuần thứ 9 thai kỳ?
Khi thai nhi bắt đầu phát triển đồng nghĩa với việc cơ thể của người mẹ khi mang thai 9 tuần cũng bắt đầu thay đổi nhiều hơn so với giai đoạn trước đó.
- Phần dưới tử cung căng săn chắc hơn và mẹ có thể cảm nhận được điều này khi chạm tay vào bụng. Vì thế, các mẹ nên chọn quần áo bầu sao cho thoải mái nhất.
- Ở tuần thứ 9, người mẹ vẫn có thể bị ốm nghén nặng hơn nếu cơ thể đã nghén trước đó.
- Tuy mẹ chưa thay đổi cân nặng ở giai đoạn này nhưng nếu ốm nghén nặng có thể làm cho mẹ bị giảm cân. Điều này mẹ không cần phải lo lắng quá nhiều vì mẹ sẽ ăn uống để lấy lại cân nặng bình thường khi qua thời kỳ ốm nghén này.

3. Thai 9 tuần nên siêu âm bụng hay đầu dò?
- Siêu âm qua thành bụng: Với hình thức này, các mẹ có thể siêu âm 2D, 3D, 4D. Đây là các hình thức siêu âm giúp bác sĩ đánh giá hình ảnh tổng quát qua 2D (2 chiều), 3D (3 chiều), 4D (4 chiều), quan sát các cử động và bộ phận của thai nhi qua bụng mẹ. Tùy vào cột mốc nào của thai kỳ mà bác sĩ sẽ tư vấn hình thức siêu âm phù hợp.
- Siêu âm đầu dò: Đây được xem là một hình thức siêu âm quan trong khi các bác sĩ có thể xác định được vị trí chính xác của thai nhi, phát hiện kịp thời những tình huống không mong muốn như mang thai ngoài tử cung. Siêu âm đầu dò cũng có thể giúp cho bác sĩ và mẹ theo dõi tim thai, cổ tử cung, chẩn đoán sảy thai,… và hình thức nào sẽ được thực hiện vào những tuần đầu của thai kỳ.
Cho dù siêu âm ở hình thức nào thì việc siêu âm cũng vô cùng quan trọng đối với các mẹ, đặc biệt khi thai 9 tuần tuổi. Mẹ bầu nên theo dõi sức khỏe và thăm khám định kỳ để cùng bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi, kịp thời can thiệp những bệnh lý có thể xảy ra trong thai kỳ.

Bài viết trên đây đã cung cấp khá rõ các thông tin dành cho mẹ khi thai 9 tuần. Các mẹ nên nắm rõ các thông tin cũng như có sự chuẩn bị thật kỹ trong suốt thời gian mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thai 6 tuần tuổi phát triển như thế nào? Cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao?
Thai nhi 7 tuần phát triển như thế nào? Mẹ nên ăn gì?
Thai 8 tuần tuổi phát triển như thế nào? Sự thay đổi ở mẹ
Thai 10 tuần tuổi – Sự phát triển của thai nhi và mẹ bầu