Tam cá nguyệt 1
Thai nhi 12 tuần tuổi phát triển như thế nào? Lời khuyên cho mẹ
Đăng ngày | Chuyên mục | Tác giả |
10/08/2022 | Tam cá nguyệt 1 | Dược sĩ Hoàng Thị Tuyết |
Sự phát triển của thai nhi luôn là điều mà gia đình hết sức quan tâm trong giai đoạn 9 tháng 10 ngày. Mỗi thời điểm, bé sẽ có sự thay đổi và phát triển khác nhau, nhờ đó mà bác sĩ và gia đình có thể biết được tình trạng sức khoẻ của bé hiện tại. Vậy sự phát triển của thai 12 tuần như thế nào? Mẹ bầu cần lưu ý những gì ở giai đoạn thai nhi 12 tuần? Hãy cùng Colos Multi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

1. Thai nhi 12 tuần tuổi phát triển như thế nào?
1.1 Phát triển khỏe mạnh
Thai 12 tuần tuổi là thời điểm có thể nhận biết sức khỏe của thai nhi thông qua các chỉ số kích thước và cân nặng. Siêu âm tuần 12 là phương pháp có thể giúp mẹ theo dõi chính xác cân nặng và quá trình phát triển của bé. Trong quá trình mang thai, mẹ và bác sĩ sẽ luôn theo dõi các chỉ số về sự phát triển của thai nhi, đồng thời có thể phát hiện kịp thời nếu bé có những dấu hiệu bất thường.
Thai nhi tuần thứ 12 khoẻ mạnh sẽ có cân nặng trung bình 14 đến 23g và chiều dài cơ thể trung bình 5,4 đến 7,6cm
Tham vấn y khoa: Dược khoa Trương Anh Thư
Thông qua kết quả siêu âm, mẹ có thể quan sát các bộ phận của bé bắt đầu được hình thành. Thai nhi 12 tuần tuổi sẽ có sự phát triển rõ rệt là:
- Các bộ phận, cơ quan như thận, bàng quang đã bắt đầu phát triển.
- Ngón chân và ngón tay đã bắt đầu tách rời và xuất hiện móng chân, móng tay. Tứ chi của bé bắt đầu có phản xạ, miệng sẽ có phản xạ mút, ngón chân và ngón tay có thể co duỗi.
- Khuôn mặt của bé bắt đầu được hình thành rõ rệt, hai mắt bắt đầu di chuyển về phía giữa khuôn mặt và tai bắt đầu di chuyển về đúng vị trí.
- Phần đầu và cổ đã bắt đầu phát triển rõ rệt, siêu âm tuần 12 cho thấy phần đầu và thân của thai nhi không còn bị dính liền vào nhau nữa.
- Đặc biệt, giai đoạn thai 12 tuần đến 18 tuần là thời điểm não bộ của bé bắt đầu có sự phát triển mạnh mẽ, các khớp thần kinh và hệ thống các tế bào thần kinh cũng được nhân lên với tốc độ nhanh chóng.

Mặc dù giai đoạn thai nhi 12 tuần tuổi mẹ vẫn chưa thể cảm nhận được những chuyển động của thai nhi nhưng mẹ nên thường xuyên giao tiếp thai nhi vì bé vẫn có thể cảm nhận được âm thanh từ mẹ.
1.2 Những dấu hiệu bất thường nên lưu ý
Bên cạnh sự phát triển bình thường của trẻ, thông qua kết quả siêu âm tuần 12 hoặc xét nghiệm sàng lọc nhiễm sắc thể cũng có thể cho thấy những dấu hiệu bất thường ở thai nhi mà mẹ cần chú ý.
- Dây rốn bánh nhau, bất thường.
- Khoảng sáng sau gáy tăng lên.
- Thai không cử động.
- Bàn tay nắm, không thấy xương sống mũi.
- Thai vô sọ…
2. Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai 12 tuần
Thể chất và tâm lý của mẹ bầu sẽ có nhiều chuyển biến khi bước vào giai đoạn thai nhi tuần thứ 12. Chính vì thế, gia đình cần có sự trang bị kiến thức cùng khả năng xử trí khi mẹ bước vào tuần thứ 12 của thai kỳ.
2.1 Thay đổi về mặt thể chất
- Cảm thấy bụng nhô ra nhiều hơn bình thường. Tình trạng này có thể do ruột bị trương phồng và sẽ trở về trạng thái bình thường sau khi mẹ bầu đi vệ sinh.
- Sạm da là tình trạng thường thấy ở nhiều mẹ bầu. Khi đến tuần thứ 12 của thai kỳ, các tế bào da sẽ sản xuất ra các sắc tố tối màu dưới sự tác động của hormone estrogen và gây nên tình trạng sạm da.
- Hay quên, lúc nhớ lúc quên là tình trạng thường xuyên gây nên bởi sự rối loạn nội tiết tố.
- Nhiệt độ trung bình của cơ thể mẹ bầu sẽ tăng nhẹ và cảm thấy ấm hơn. Nguyên nhân là do lượng máu lưu thông trong cơ thể gia tăng và để đảm bảo nguồn oxy đủ để cung cấp cho mẹ và bé thì tim của mẹ cũng hoạt động nhiều hơn.
- Huyết trắng ra nhiều cũng là sự thay đổi bình thường của cơ thể mẹ bầu khi bước vào giai đoạn thai 12 tuần nên mẹ cũng không cần lo lắng quá nhiều nhé.

2.2 Thay đổi về mặt cảm xúc
Ở giai đoạn thai nhi 12 tuần, cảm xúc và tinh thần của mẹ bầu sẽ thường xuyên thay đổi thất thường do sự tác động của các hormone trong cơ thể. Khi cơ thể bắt đầu có những thay đổi, mẹ bầu sẽ cảm thấy lo lắng, căng thẳng khi vóc dáng không còn như xưa, thường xuyên nghĩ ngợi và buồn phiền vu vơ…
Đối với những người phụ nữ lần đầu làm mẹ, những thay đổi về cảm xúc và lo lắng khi mang thai sẽ xuất hiện nhiều hơn. Do đó, sự quan tâm và chăm sóc mẹ bầu từ phía gia đình rất quan trọng trong giai đoạn này. Việc giữ tâm trạng thoải mái không chỉ giúp cả mẹ và bé khoẻ mạnh mà còn hạn chế được nguy cơ sảy thai.
3. Những xét nghiệm nên thực hiện ở tuần thứ 12
Tuần thứ 12 của thai kỳ là giai đoạn quan trọng để mẹ bầu thực hiện những xét nghiệm sàng lọc và phát hiện những dấu hiệu bất thường ở thai nhi. Thông qua các xét nghiệm bác sĩ có thể theo dõi quá trình phát triển của thai nhi và đưa ra những giải pháp điều trị kịp thời dành cho mẹ bầu nếu phát hiện điều bất thường.
3.1 Xét nghiệm Rubella IgG và Rubella IgM
Rubella IgG và Rubella IgM là hai loại kháng thể của Rubella, một loại virus thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai. Nếu mẹ bị virus Rubella xâm nhập trong 3 tháng đầu thai kỳ thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi, gây tăng nguy cơ bị tim bẩm sinh, tật não, mù, điếc bẩm sinh. Chính vì thế, mẹ bầu thường được chỉ định xét nghiệm Rubella IgG và Rubella IgM để có thể phát hiện và có hướng điều trị kịp thời.
3.2 Thực hiện xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu thường được chỉ định cho mẹ bầu khi mang thai 12 tuần. Sau khi thực hiện, bác sĩ có thể phân tích và chẩn đoán được những nguy cơ như hội chứng tiền sản giật, các hội chứng liên quan đến đường tiết niệu, tiểu đường, vấn đề về thận thông qua kết quả xét nghiệm.
3.3 Siêu âm tuần 12 của thai kỳ
Siêu âm là loại xét nghiệm được thực hiện xuyên suốt trong quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày của mẹ bầu. Thông qua màn hình siêu âm, mẹ có thể quan sát bé yêu khi còn đang trong bụng mẹ, biết được những chỉ số quan trọng của bé như chiều dài, cân nặng và theo dõi quá trình phát triển của bé.
Bên cạnh đó, việc siêu âm tuần 12 thai kỳ sẽ giúp bác sĩ phát hiện được những bất thường về dị tật hay biến đổi nhiễm sắc thể ở thai nhi như tim bẩm sinh, hội chứng Down hay tật ở tứ chi…., thông qua độ mờ da gáy của trẻ.

3.4 Xét nghiệm xét nghiệm NIPT và Double test
Đây là hai loại xét nghiệm sàng lọc mà mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định khi bước vào giai đoạn thai 12 tuần. Kết quả xét nghiệm sàng lọc sẽ giúp bác sĩ có thể phát hiện sớm những bất thường ở thai nhi và một số hội chứng về biến đổi nhiễm sắc thể như hội chứng Edwards. hội chứng Patau, Down…
3.5 Xét nghiệm máu
Những nguy cơ bệnh tật như viêm gan B, thiếu máu, tiểu đường hay một số bệnh lý truyền nhiễm khác sẽ được bác sĩ chẩn đoán và phát hiện thông qua kết quả xét nghiệm máu. Do đó, việc thực hiện xét nghiệm này rất có ý nghĩa đối với mẹ bầu và thai nhi khi bước vào giai đoạn thai 12 tuần.
4. Một số điều mẹ nên biết khi mang thai 12 tuần
Việc chào đón một thành viên mới đến với gia đình luôn là niềm vui sướng khó nói thành lời đối với cha mẹ. Tuy nhiên, trước khi đón nhận niềm vui sướng ấy, người mẹ phải trải qua khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày gian nan với nhiều khó khăn về thể chất lẫn tinh thần.

Để mẹ bầu có thể vượt qua giai đoạn này một cách khỏe mạnh và nhẹ nhàng hơn, gia đình cần chú ý quan tâm đến mẹ bầu và lưu ý một số điều sau khi mang thai 12 tuần:
- Gia đình nên đưa thai phụ đi khám thai định kỳ và thường xuyên theo quá trình phát triển của thai nhi để có thể phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường.
- Chú ý vào chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ bầu, nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu dưỡng chất và chất dinh dưỡng thiết yếu dành cho phụ nữ mang thai. Không nên sử dụng những loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe thai phụ như đồ ăn nhanh, đồ ăn có chất bảo quản, kém chất lượng…
- Trang bị thông tin và kiến thức về mang thai, cách nuôi dạy trẻ nhằm xây dựng một môi trường nuôi dưỡng thai nhi lành mạnh, phát triển.
- Mẹ bầu nên ưu tiên chọn những loại quần áo rộng, dễ vận động, thuận tiện khi di chuyển và tránh mặc đồ bó sát, ôm cơ thể vì có thể gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất.
5. Những câu hỏi được nhiều mẹ thắc mắc khi mang thai tuần 12
Giai đoạn thai 12 tuần là thời điểm mẹ bầu bắt đầu xuất hiện nhiều thay đổi rõ rệt cả về thể trạng lẫn tâm lý. Chính vì thế mà có rất nhiều điều mà mẹ bầu sẽ thường băn khoăn và cần tìm câu trả lời khi bước vào giai đoạn quan trọng này. Sau đây là một số câu hỏi liên quan đến thai tuần 12 mà có thể mẹ bầu sẽ quan tâm.
Mặc dù mẹ vẫn chưa thể cảm nhận rõ ràng về những chuyển động của bé khi thai 12 tuần tuổi nhưng thực tế là bé đã có thể đạp và di chuyển nhẹ ở giai đoạn này rồi. Đến tháng 16 của thai kỳ, mẹ mới có thể cảm nhận rõ hơn khi bé đạp.
Thông qua kỹ thuật siêu âm hiện đại thì bác sĩ vẫn có thể dự đoán chính xác 60% – 70% về giới tính của thai nhi. Tuy nhiên, để có kết quả cụ thể và chính xác hơn thì nên đợi đến tuần thứ 17 của thai kỳ trở về sau. Khi thai 12 tuần tuổi, các cơ quan sinh dục của bé đã bắt đầu được hình thành và hoàn thiện, tuy nhiên giai đoạn này vẫn còn là thời điểm khá sớm để có thể chẩn đoán giới tính. Dù bé có là giới tính nào thì cũng rất xứng đáng nhận được sự chăm sóc và yêu thương.
Để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác rằng thai nhi tuần thứ 12 đang trong tình trạng khỏe mạnh thì cần dựa vào rất nhiều chỉ số và yếu tố. Tuy nhiên, 2 yếu tố cơ bản để có thể đánh giá thai nhi vẫn đang phát triển khỏe mạnh là:
1. Cứ 30 – 40 phút, trung bình bé sẽ cử động khoảng 4 lần chính là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang khỏe mạnh.
2. Chỉ số sức khỏe của thai nhi cũng là yếu tố có thể đánh giá bé có đang khỏe mạnh hay không. Ở giai đoạn thai 12 tuần, nếu bé có chiều dài khoảng 5,4cm, cân nặng được 14g và nhịp tim đập khỏe mạnh thì chứng tỏ thai nhi vẫn đang phát triển rất tốt.
Khi thực hiện siêu âm 12 tuần, mẹ có thể nắm được một số thông tin quan trọng về thể trạng của bé thông qua chỉ số và hình ảnh thai 12 tuần như:
1. Biết chính xác ngày dự sinh và tuổi thai nhi: Thai 12 tuần là giai đoạn bác sĩ có thể dự đoán chính xác ngày dự sinh và tuổi của thai nhi dựa trên những chỉ số về cân nặng và kích thước khi siêu âm, từ đó mẹ bầu sẽ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn.
2. Có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường và chẩn đoán sớm các hội chứng Down, dị tật tim hay dị tật tứ chi bẩm sinh… Tất cả những dấu hiệu này có thể được chẩn đoán dựa trên độ mờ da gáy khi siêu âm. Nếu độ mờ da gáy là 3mm thì khả năng cao thai nhi có thể bị mắc những hội chứng bẩm sinh lên đến 80%.
Thai 12 tuần là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện của của thai nhi. Hy vọng với những thông tin mà Colos Multi đã chia sẻ, mẹ bầu sẽ có thêm một số kiến thức về thai sản, cũng như có những giải pháp kịp thời khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ở trẻ.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thai 11 tuần phát triển như thế nào? Lời khuyên dành cho mẹ
Thai 13 tuần đã ổn định chưa? Những dấu hiệu bé khỏe mạnh
Thai 14 tuần phát triển như thế nào? Dấu hiệu bé khỏe mạnh
Thai 15 tuần phát triển như thế nào? Bé nặng bao nhiêu gram?