Tam Cá Nguyệt 3
Thai 28 tuần tuổi – Sự phát triển của bé và mẹ cần lưu ý gì?
Đăng ngày | Chuyên mục | Tác giả |
23/07/2022 | Tam Cá Nguyệt 3 | Dược sĩ Hoàng Thị Tuyết |
Em bé bước sang tuần thứ hai mươi tám, cũng chính là tuần đầu tiên của quý thứ ba. Đây là thời điểm bé đang tiếp tục hoàn thiện cơ thể và các bộ phần, đặc biệt là não bộ. Dù thai kỳ còn kéo dài hơn mười hai tuần nữa, nhưng mẹ cũng nên tìm hiểu và chuẩn bị cho ngày “đón” bé từ bây giờ. Hãy cùng Colos Multi khám phá sự phát triển của thai 28 tuần tuổi trong bài viết dưới đây.

1. Quá trình phát triển của thai nhi tuần 28 diễn ra như thế nào?
Tại thời điểm thai nhi 28 tuần, em bé đã phát triển một cách tương đối, các cơ quan nội tạng và thần kinh cũng đang dần phát triển. Trong giai đoạn này bé đã có đầy đủ các hệ cơ quan cần thiết để sống sót khi ở bên ngoài bụng mẹ.
Đây cũng chính là giai đoạn em bé học cách nhận biết âm thanh và giọng nói. Chính vì vậy mẹ cần có nhiều thời gian nghỉ ngơi để nói chuyện với bé hơn trước. Việc giao tiếp, hát cho bé nghe sẽ giúp gắn kết tình mẫu tử bền chặt trước khi sinh.

Thai nhi 28 tuần tuổi nặng bao nhiêu? Giai đoạn này bé có kích thước lớn chừng một quả dừa với khối lượng khoảng 1,1 kg. Chiều dài từ đầu đến ngón chân của bé khoảng 37,6cm.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Mai Hương
Trong những tháng tiếp theo kể từ thai 28 tuần, bé sẽ dần chuẩn bị chuyển sang tư thế như lúc sinh. Tư thế thường gặp sẽ là nằm chéo với đầu hướng xuống đùi bên trái của mẹ. Nếu mặt bé hướng về phía mông mẹ sẽ được gọi là ngôi trước chẩm phải. Còn nếu bé hướng mặt vào đùi phải của mẹ thì sẽ gọi là ngôi trước chẩm trái.
Mắt của thai nhi 28 tuần vẫn đang dần phát triển trong giai đoạn này. Vậy nên bé vẫn có thể nhìn thấy trong trường hợp sinh non. Tuy nhiên phần lớn cột mốc quan trọng trong việc phát triển não lại diễn ra ở tuần 28. Đặc biệt là các phần điều hướng ý thức của bộ não đang bắt đầu đi vào hoạt động.
Bởi vì đây là lúc em bé ổn định vị trí thích hợp cho ngày sinh nên sẽ hay vặn mình và thay đổi tư thế trong tử cung. Lúc này đầu bé sẽ hướng xuống dưới và chân hướng lên trên gây sức ép vào cơ hoành của mẹ. Điều này sẽ khiến người mẹ cảm thấy khá khó chịu mỗi lần bé duỗi chân. Thậm chí việc bé gây sức ép lên cơ hoành còn có thể khiến chứng ợ nóng của mẹ nặng thêm.
Thời gian này mẹ cũng có thể xác định được bé có đang ở ngôi mông hay không. Có ba trường hợp ngôi mông thường gặp đó là:
- Ngôi mông không hoàn toàn – kiểu bàn chân: trường hợp này một hoặc hai chân của bé sẽ hướng xuống phía dưới đường dẫn sinh.
- Ngôi mông không hoàn toàn – kiểu mông: mông của bé lúc này sẽ hướng xuống phía dưới của đường dẫn sinh. Hai chân đặt sát nhau và đều duỗi thẳng ở phía trước mặt bé.
- Ngôi mông hoàn toàn: trường hợp này mông của em bé sẽ hướng xuống phía dưới đường dẫn sinh. Hai đầu gối gập lại tạo thành tư thế ngồi bắt chéo.
Tuy nhiên theo thống kê có khoảng 80% các bé sẽ tự chuyển sang ngồi chỏm khi chuyển sang tuần thai thứ 38. Nên lúc này mẹ không cần quá lo lắng về ngôi sinh.
2. Mang thai 28 tuần, cơ thể mẹ thay đổi ra sao?

Bắt đầu từ mang thai tuần 28, người mẹ sẽ phải chịu những cơn đau càng lúc càng nặng. Do áp lực mà thai nhi gây ra trên xương sườn và phần trên dạ dày càng lúc càng tăng. Khiến cho nhiều mẹ cảm thấy xương sườn mình như sắp chọc ra ngoài. Nhưng đừng lo các mẹ nhé, đây chỉ là cảm giác khó chịu mà không gây ra bất kỳ nguy cơ tiềm ẩn nào. Để giảm bớt cảm giác khó chịu, mẹ nên chia làm nhiều bữa ăn với lượng đồ ăn nhỏ, tránh việc dạ dày chứa đầy thức ăn.
Ngoài ra từ thai 28 tuần, một số cảm giác khó chịu trong quý đầu tiên của thai kỳ sẽ quay trở lại. Người mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn do dạ dày bị tác động. Hơn nữa nó còn làm cho mẹ nhạy cảm hơn với các loại thức ăn, đặc biệt là đồ nhiều dầu mỡ, đồ cay, mặn.
Theo sự phát triển của em bé, bụng mẹ ngày càng lớn hơn nên cần nhiều thời gian để lựa chọn tư thế ngồi và nằm sao cho thoải mái. Cảm giác đau lưng của mẹ cũng sẽ ngày càng tệ hơn. Da bụng căng ra gây ngứa ngáy khó chịu, mẹ có thể bôi kem dưỡng hoặc dầu dưỡng nhiều lần trong ngày để giảm cảm giác khó chịu. Hãy cố gắng nghỉ ngơi đầy đủ và luôn giữ cho mình tâm trạng lạc quan mẹ nhé!
Từ giai đoạn mang thai tuần 28, đầu óc của mẹ có thể trở nên “lú lẫn” hơn trước do nội tiết dao động, thiếu ngủ hoặc do áp lực kéo dài. Gây ảnh hưởng lớn đến trí nhớ khiến nhiều mẹ phải ghi ra những việc quan trọng cần làm để không quên.
Cũng từ thời gian này mẹ có thể thấy vú bắt đầu rỉ sữa non, chứa những chất quan trọng như đạm, chất béo, IgA và chất khoảng. Nồng độ IgA cao có trong sữa non sẽ cung cấp khả năng miễn dịch thụ động cho trẻ sơ sinh. Hơn nữa còn giúp bảo vệ bé chống lại những vi khuẩn đường ruột.
3. Những lưu ý khi thai 28 tuần dành cho mẹ

Sưng phù là triệu chứng mà không bà mẹ nào có thể tránh khỏi khi đang trong thai kỳ. Đặc biệt từ tuần thứ 26 trở đi, triệu chứng này càng trở nên rõ rệt hơn hẳn. Dưới đây là một vài mẹo có thể giúp mẹ giảm sưng phù đơn giản tại nhà trong giai đoạn mang thai nhi 28 tuần.
- Đôi khi hãy nghỉ ngơi bằng cách nằm nghiêng sang một bên
- Mặc những bộ quần áo có chất liệu và kiểu dáng thoải mái
- Duy trì thói quen tập thể dục nhẹ hằng ngày
- Tập gác chân lên mỗi khi ngồi
- Mẹ cần bổ sung đủ lượng nước cần cho cơ thể
- Mang tất (vớ) hỗ trợ chân cho bà bầu, chúng rất có hiệu quả trong việc giảm sưng
4. Những vấn đề mẹ mang thai 28 tuần nên trao đổi với bác sĩ
Mẹ nên đặt lịch khám thai 15 ngày 1 lần để đảm bảo không có điều gì xảy đến quá bất ngờ. Khi thăm khám, mẹ nên hỏi bác sĩ về chứng tiền sản giật, đặc biệt là chứng tiền sản giật nhẹ. Bởi bệnh này có thể trở nặng thêm mà không hề có dấu hiệu cảnh báo nào. Vậy nên mẹ hãy lưu tâm đến các triệu chứng như tăng huyết áp hoặc sưng nề của bản thân.
Nếu mẹ mắc phải hội chứng Chân không yên (RLS) thì hãy đến bệnh viện kiểm tra bằng xét nghiệm máu xem có bị thiếu sắt không. Bác sĩ sẽ đưa ra cho mẹ những lời khuyên về phương pháp điều trị tự nhiên. Giúp mẹ giảm bớt các triệu chứng như cảm giác râm ran ở chân và các khớp.
Thai 28 tuần cũng là mốc đánh dấu sự bắt đầu của những tuần cuối trước khi được gặp bé. Mẹ cũng thường xuyên cảm thấy mệt mỏi hơn nên cần lên kế hoạch nghỉ ngơi khoa học.
Trong thời gian này bé đang tăng tốc trong quá trình phát triển nên mẹ cần nghỉ ngơi nhiều. Luôn ăn những đồ ăn nhẹ, lành mạnh có tác dụng tốt cho cơ thể. Các món ăn như mì ống, bánh ngọt, khoai tây, gạo và đường thường chỉ có chất béo mà không có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thay vào đó mẹ bầu nên cung cấp đủ những nhóm dưỡng chất cần thiết giúp thai nhi phát triển hoàn thiện nhất. Ví dụ như các chất sắt, kẽm, acid folic, các loại vitamin A, D, B1, B2, C,…

5. Nhứng xét nghiệm nào mẹ cần biết trong giai đoạn thai nhi 28 tuần?
Trong giai đoạn thai nhi tuần 28, mẹ cần biết một vài xét nghiệm mới sẽ được tiến hành trong lần kiểm tra sức khoẻ và sẽ được so sánh với các chỉ số cũ. Mẹ có thể mong muốn bác sĩ thực hiện các kiểm tra sau:
- Kiểm tra nhịp tim của thai nhi
- Chiều cao của đỉnh của tử cung (đáy vị)
- Kiểm tra giãn tĩnh mạch chân, sưng bàn tay và bàn chân
- Xét nghiệm lượng đường glucose
- Xét nghiệm máu cho mẹ có bệnh lý thiếu máu
- Tiêm vacxin bạch hầu
- Đo lượng đường và đạm trong nước tiểu
- Kiểm tra cân nặng và huyết áp
Trên đây là những thông tin về thai 28 tuần tuổi và những lời khuyên dành cho mẹ. Mong rằng những thông tin mà Colos Multi chia sẻ trong bài viết sẽ giúp các bạn hiểu hơn về giai đoạn này của bé.
Lưu ý: Các bài viết của Mama Sữa Non Colos Multi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thai 26 Tuần Nặng Bao Nhiêu Và Thay Đổi Của Cơ Thể Mẹ
Thai Nhi 27 Tuần Phát Triển Như Thế Nào, Nặng Bao Nhiêu?
Thai 29 Tuần: Sự Phát Triển Của Bé & Sự Thay Đổi Cơ Thể Mẹ
Thai Nhi 30 Tuần Tuổi Phát Triển Như Thế Nào? Bà Bầu Tuần 30 Có Thay Đổi Gì?