Tam Cá Nguyệt 3
Thai nhi 35 tuần tuổi phát triển thế nào và cân nặng bao nhiêu?
Đăng ngày | Chuyên mục | Tác giả |
23/07/2022 | Tam Cá Nguyệt 3 | Dược sĩ Hoàng Thị Tuyết |
Khi thai 35 tuần, quá trình phát triển của bé sẽ trông thấy rõ rệt. Lúc này, cân nặng của bé sẽ tăng dần, đồng thời đây là thời điểm đầu của bé đã quay xuống khu vực xương chậu. Do đó mẹ bầu sẽ xuất hiện nhiều biểu hiện như đau cột sống lưng, phù nề chân tay,…Vậy mẹ bầu trong giai đoạn này cần chú ý đến những vấn đề gì?

1. Sự phát triển của thai nhi 35 tuần tuổi?
Lúc này, khung xương ở từng bộ phận trên cơ thể đã phát triển hoàn thiện và trở lên cứng cáp, ngoại trừ phần xương vỏ não còn mềm hỗ trợ quá trình bé đi qua cửa sinh của mẹ một cách dễ dàng. Ở tuần thứ 35, lông tơ trên cơ thể bé cũng đã bong gần hết và hòa vào nước ối, do vậy làn da bé bắt đầu trắng hồng hơn và mịn màng. Thời gian này, mẹ có thể bổ sung DHA vào khẩu phần ăn của mình do đây là thời điểm vàng bé phát triển trí não.
Nhiều mẹ bầu thường thắc mắc thai 35 tuần phát triển như thế nào? Có thể nói, đây là giai đoạn bé có sự phát triển nhanh vượt bậc cả về thể chất, cân nặng tới trí não cũng như các cơ quan trong cơ thể gần như đã hoàn thiện hoàn toàn. Thông thường, các bé đã quay đầu vào tuần thai thứ 35, tuy nhiên một số bé có thể quay đầu muộn hơn tùy theo thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng và cơ địa của người mẹ.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

2. Những thay đổi trong cơ thể mẹ bầu tuần thứ 35
Do đây là giai đoạn bé phát triển nhanh chóng nên cân nặng của mẹ cũng tăng nhanh tương ứng. Không chị vậy, do đầu bé đã quay xuống khu vực xương chậu nên bụng mẹ có dấu hiệu xệ xuống. Do thai nhi có kích thước lớn gây chèn ép vào bàng quang, khiến mẹ thường xuyên buồn vệ sinh và đi tiểu nhiều lần trong ngày. Một số trường hợp mẹ bầu mắc chứng đi tiểu không tự chủ. Ngay cả khi ho mạnh hoặc cười cũng có thể khiến mẹ bầu đi tiểu không tự chủ. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần uống đủ nước mỗi ngày để đào thải độc tố bên trong cơ thể ra bên ngoài trước khi bé yêu chào đời.
Khi bụng bầu thấp xuống, mẹ bầu sẽ cảm thấy dễ thở hơn trước nhưng sẽ luôn cảm thấy đau lưng và đau vùng xương chậu. Mẹ sẽ phải đối diện với những cơn co thắt tử cung ngày càng thường xuyên hơn. Mỗi cơn đau sẽ kéo dài từ 30 – 60 giây và một ngày mẹ có thể cảm nhận được 4 – 5 cơn đau như vậy. Đây sẽ là tiền đề để mẹ tập luyện và chuẩn bị tâm lý cho ngày hạ sinh.

3. Mẹ bầu 35 tuần sẽ gặp phải những triệu chứng nào?
Bên cạnh những thay đổi xuất hiện ở mọi mẹ bầu kể trên thì sau đây sẽ là 8 triệu chứng mà đa số mẹ bầu sẽ gặp phải khi thai 35 tuần.
Thường xuyên nhức đầu
Khi bé đang phát triển nhanh chóng về cân nặng và kích thước và Hormone thay đổi, thân nhiệt của mẹ sẽ tăng lên. Khi bầu 35 tuần, mẹ sẽ luôn cảm thấy ngột ngạt và nóng trong người, một số trường hợp mẹ tường nhức đầu và mệt mỏi. Nếu tình trạng nhức đầu kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ bầu cần nhờ bác sĩ tư vấn để bổ sung một số các loại thuốc bổ hoặc thuốc giảm đau khi đang trong những tuần cuối của thai kỳ.

Bệnh trĩ
Bệnh trĩ là căn bệnh xuất hiện khi các tĩnh mạch xung quanh trực tràng bị giãn. Đây cũng là bệnh lý thường gặp ở các mẹ bầu và sau sinh, tình trạng sẽ ngày một nghiêm trọng hơn. Khi bầu bé di chuyển xuống dưới vùng xương chậu gây chèn ép vào trực tràng khiến mạch máu bị giãn. Để giảm tình trạng giãn tĩnh mạch nghiêm trọng, mẹ bầu cần lau mình nhiều lần một ngày bằng nước ấm.
Táo bón
Thai nhi trong những tháng cuối không chỉ đè vào bàng quang, gây giãn tĩnh mạch trực tràng mà nó còn chiếm một phần dạ dày và đường ruột của mẹ bầu. Lúc này, ruột sẽ hoạt động khó khăn hơn và gây ra tình trạng táo bón. Không chỉ vậy, trong suốt thai kỳ, mẹ cần bổ sung nhiều sắt cũng là 1 nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón. Đây chỉ là một triệu chứng vô cùng bình thường nên các mẹ bầu không nên lo lắng. Lúc này, cần duy trì ăn nhiều hoa quả và uống đủ nước mỗi ngày, tình trạng táo bón sẽ giảm dần.
Chứng phù nề
Phù nề sẽ xảy ra khi cân nặng tăng nhanh đột biến, đặc biệt ở những tuần cuối của thai kỳ. Nhiều mẹ bầu bị phù nề ở các vị trí tay, chân và một số bị phù ở mặt. Nguyên nhân gây ra tình trạng phù nề ở chân là động mạch chủ và các tĩnh mạch ở vùng xương chậu bị chèn ép, khiến máu khó lưu thông xuống bàn chân và khiến chân phù nề. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu xuất hiện sưng vùng mặt và quanh mắt cần phải thăm khám bác sĩ vì đây là một trong những biểu hiện của tiền sản giật.

Đau cột sống lưng
Bé lớn dần khiến tử cung bị giãn ra gây chèn ép các nhóm dây thần kinh và mạch máu ở sau lưng. Không chỉ vậy nồng độ Estrogen và Progesterone cũng tăng cao đột biến khiến các khớp nối và dây chằng sau lưng thiếu tính bền chặt gây ra đau cột sống lưng. Tình trạng này sẽ ngày một nặng nề hơn vào những tuần cuối cùng của thai kỳ.
Viêm da
Một số mẹ bầu phải đối diện với tình trạng mẩn ngứa, nổi mề đay trong thai kỳ gây ngứa ở bụng. Nếu gặp phải trường hợp này, mẹ bầu có thể áp dụng phương pháp bôi gel lô hội sau khi tắm hoặc bôi kem dưỡng ẩm để tình trạng được cải thiện.
Nướu chảy máu
Nướu chảy máu cũng là một triệu chứng thường gặp ở các mẹ bầu và được bác sĩ kết luận là hoàn toàn an toàn. Đây là dấu hiệu mẹ bầu cần bổ sung thêm nhiều vitamin C. Mẹ bầu có thể thêm ngũ cốc, các loại quả mọng nước hoặc các chùa trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Cơn co thắt Braxton Hicks
Trong những tuần cuối cùng của thai kỳ mẹ bầu sẽ phải đối mặt với nhiều cơn co thắt Braxton Hicks mỗi ngày. Nó có tên gọi khác là co thắt tử cung và kéo dài khoảng 30 – 60s mỗi lần và xuất hiện nhiều lần trong ngày, tần suất sẽ tăng lên khi ngày đẻ càng đến gần. Cơn co thắt tử cung sẽ nhẹ nhàng hơn cơn co thắt chuyển dạ. Mẹ bầu cần lưu ý để đến bệnh viện kịp thời khi có dấu hiệu của cơn co thắt chuyển dạ .

4. Lời khuyên dành cho mẹ bầu khi ở tuần thứ 35 của thai kỳ
Mẹ bầu ở những tuần cuối vô cùng lo lắng khi không biết chuẩn bị những gì cho con khi vừa chào đời cũng như rất nhiều nỗi lo khác. Tuy nhiên, chúng tôi mong rằng mẹ bầu sẽ bớt lo lắng vì dưới đây sẽ là những lời khuyên vô cùng hữu ích cho mẹ bầu 35 tuần.
Chuẩn bị giỏ đồ đi sinh
Hiện nay, đa số các bệnh viện đã chuẩn bị nhiều tư trang sẵn sàng khi bé chào đời. Do vậy mẹ cũng không cần chuẩn bị quá nhiều đồ như trước. Tuy nhiên, mẹ cũng cần liệt kê danh sách các vật dụng cần thiết cho bé ngay từ tuần thứ 35 để tránh thiếu sót đồ khi bé cần tới. Một số thứ cần chuẩn bị như: Quần áo sơ sinh, bỉm, bàn chải đánh răng, xà phòng,….Sau khi chuẩn bị xong hãy bỏ toàn bộ đồ vào giỏ đồ để sẵn sàng cho cơn đau chuyển dạ có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

TÌm hiểu về những phương pháp giảm đau khi sinh
Cả 2 hình thức sinh thường và sinh mổ đều khiến mẹ bầu vô cùng đau đớn. Do vậy, ngay từ bây giờ mẹ bầu cần tìm hiểu trước các phương pháp giảm đau khi sinh như gây tê tại chỗ để quá trình đón con chào đời nhẹ nhàng hơn cho mẹ và vẫn an toàn cho con.
Sử dụng băng dán thông mũi
Trong thời gian thai kỳ, hormone trong cơ thể mẹ bầu tăng nhanh đột biến làm cho niêm mạc mũi sưng lên khiến mẹ bầu cảm thấy khó thở hoặc thường xuyên nghẹt mũi. Thay vì sử dụng lọ nhỏ thông mũi, mẹ bầu có thể sử dụng băng dán thông mũi với tác dụng tương đương để mẹ cảm thấy dễ chịu hơn.
Lên kế hoạch sinh
Việc lên kế hoạch sinh nở là vô cùng cần thiết. Một số thông tin mẹ bầu cần lưu ý như
- Thông tin tin về các vấn đề liên quan đến quá trình sinh nở
- Diễn biến quá trình sinh con diễn ra như thế nào
- Lựa chọn bệnh viện uy tín với chi phí hợp lý để sinh con
- Lựa chọn bác sĩ và y tá tốt để yên tâm trong quá trình sinh đẻ.
Giảm chứng ợ nóng
Nhiều mẹ bầu sẽ mắc phải chứng ở nóng. Tuy nhiên tình trạng này có thể cải thiện một phần bằng cách thay đổi tư thế khi ăn. Mẹ bầu cần ngồi thẳng lưng trong khi ăn và suốt 1 giờ sau khi ăn. Đồng thời, cần nhai thật kỹ thức ăn và có thể sử dụng thêm kẹo cao si để trung hòa Axit trong thực quản.
Tập thể dục
Tập thể dục nhẹ nhàng là một điều hoàn toàn nên làm trong những tuần cuối của thai kỳ. Mẹ bầu có thể tập các bài Yoga bà bầu hoặc đi bộ nhẹ nhàng để làm tăng nhịp tim và nồng độ oxy trong máu. Những đứa trẻ được sinh ra bởi những người mẹ thường xuyên tập thể dục trong quá trình mang thai sẽ thông minh và nhanh nhạy hơn.

Tham gia lớp học hồi sức tim phổi CPR cho trẻ sơ sinh
Để yên tâm khi nuôi nấng bé trong những tháng đầu đời, mẹ nên tham gia lớp học hồi sức tim phổi CPR cho trẻ sơ sinh. Đây là một kỹ năng cần thiết để mẹ có thể thực hành trong trường hợp không may xảy ra với bé.
5.1 Các chỉ số thai 35 tuần như thế nào là chuẩn?
Giai đoạn này, trọng lượng thai nhi 35 tuần nặng bình thường khoảng 2,5 – 2,5kg và chiều dài khoảng 46,3cm. Tuy nhiên, một số trường hợp đối với con đầu lòng thì hiện tượng thai nhi nhẹ cân hơn tiêu chuẩn bình thường cũng xảy ra phổ biến.
Ngoài cân nặng và chiều dài, mẹ cũng cần lưu ý một số chỉ số thai 35 tuần khác:
- Chỉ số chiều dài đầu mong thai nhi (CRL): 46,2 mm
- Chỉ số chiều dài xương đuì của thai nhi tuần 35 (FL): 67 mm
- Đường kính lưỡng đỉnh hay còn gọi là đường kính lớn nhất (BPD): 87mm
Giai đoạn thai 35 tuần là một giai đoạn nhạy cảm trong giai đoạn mang thai của mẹ bầu. Do đó, để đảm bảo sức khỏe tốt cho cả mẹ và thai nhi, mẹ bầu cần ghi nhớ những lời khuyên và lưu ý trong bài viết trên để có thêm kiến thức cho hành trình thiêng liêng của mình.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Sự phát triển của thai nhi tuần 31 – Lời khuyên dành cho mẹ bầu
Thai nhi 32 tuần tuổi: Sự phát triển và cân nặng của bé
Thai 33 tuần nặng bao nhiêu? Sự phát triển của bé như thế nào?
Thai 34 tuần – Sự phát triển và cân nặng của thai nhi