Tam Cá Nguyệt 2
Thai nhi 22 tuần: Sự phát triển và cân nặng của bé
Đăng ngày | Chuyên mục | Tác giả |
23/07/2022 | Tam Cá Nguyệt 2 | Dược sĩ Hoàng Thị Tuyết |
Mang thai 22 tuần là một dấu mốc quan trọng với mọi thai phụ vì lúc này bụng đã nhô to, em bé cũng có nhiều phát triển mạnh mẽ bên trong tử cung. Thay vì lo lắng trước những thay đổi của cơ thể, bạn hãy học cách thích nghi và chăm sóc tốt chính mình với những lưu ý được đề cập trong bài viết sau đây.

1. Thai nhi 22 tuần phát triển như thế nào?
Khi mẹ mang thai 22 tuần cũng là lúc thai nhi trong bụng có sự tăng trưởng đáng kể. Vậy thai nhi 22 tuần tuổi nặng bao nhiêu? Ước tính bé dài từ 27.68 cm và nặng khoảng 450 gam. Mẹ có thể hình dung rằng kích thước của bé tương đương một bắp cải hoặc một cây rau diếp xoăn.
Tham vấn y khoa: Dược khoa Trương Anh Thư
Cùng với sự tăng trưởng đáng kể về cân nặng và kích thước, xúc giá của bé cũng phát triển mạnh mẽ. Trong bụng mẹ, thai nhi có thể cầm nắm lấy dây rốn chặt hơn. Tay của bé cử động độc lập và linh hoạt, dễ dàng bắt chéo tay hoặc chạm tay này vào tay kia.

Dù tuần 22, hai mí mắt của mé vẫn nhắm nghiền nhưng khá năng nhận biết bóng tối và ánh sáng tốt hơn, chứng tỏ thị giác của bé phát triển tốt hơn. Bên trong tử cung của mẹ, mọi thứ vẫn còn tối nhưng thị giác của thai nhi đã dần trở nên tốt hơn.
Cùng với đó, bé đã phát triển thỉnh giác khi tai nhạy cảm hơn. Thai nhi có thể nghe được tiếng của máy hút bụi, nghe tiếng chó sủa, nghe tiếng động cơ xe cộ, giọng nói của ba mẹ. Thậm chí cả âm thanh của nhịp tim hay tiếng máu lưu thông trên cơ thể mẹ, bé đều nghe và cảm nhận được.
Thai nhi 22 tuần tuổi phát triển như thế nào? Ở giữa tháng thứ 5 của thai kỳ, não bé vốn bằng phẳng đã dần hình thành các nếp gấp. Quá trình các nếp gấp này phát triển sẽ diễn ra mạnh mẽ từ đây đến tuần thứ 34 của thai kỳ.
Giai đoạn này, cơ quan sinh dục của bé sẽ vẫn tiếp tục phát triển với sự hiện diện của tinh hoàn ở bé trai và sự hình thành âm đạo, buồng trứng ở bé gái. Đặc biệt trong buồng trứng của bé gái hiện có đẩy đủ số trứng cần thiết phục vụ cho quá trình sinh sản khi trưởng thảnh.

Khi thai 22 tuần, em bé cũng đã phát triển hệ thống mạch máu ở phổi, chuẩn bị tốt cho quá trình bé hít thở độc lập sau khi chào đời. Ngoài ra, bên ngoài cơ thể bé có một lớp lông tơ, bao phủ để điều hòa nhiệt độ và bảo vệ các tế bào da tốt hơn.
2. Những thay đổi của mẹ khi mang thai 22 tuần
2.1 Thay đổi của mẹ về mặt cảm xúc
Mang thai tuần 22, bà bầu có nhiều sự thay đội về mặt cảm xúc. Thai phụ nhận thấy mình gắn kết nhiều hơn với thai nhi trong bụng, thỉnh thoảng xoa bụng một cách vô thức. Nhiều bà bầu dành thời gian mơ mộng về việc bé cưng chào đời sẽ ra sao và bật cười một mình.

Đa phần các cặp vợ chồng đã chuẩn bị đặt tên cho bé và cả tên gọi gần gũi ở nhà từ lúc này. Những cái tên độc đáo và thú vị có thể khiến người khác bật cười nhưng hãy cân nhắc chọn cho bé cưng của bạn một cái tên thật hay ho vì đó là điều gắn liền với bé cả cuộc đời về sau.
2.2 Những thay đổi của mẹ về mặt thể chất
Phù nề chân và mắt cá chân
Giai đoạn thai 22 tuần, mẹ bầu sẽ gặp hiện tượng phù nề mắt cá chân và bàn chân, nhất là vào những ngày trời nóng hoặc cuối ngày. Nguyên nhân của tình trạng phù nề là do cơ thể trữ nước vì quá trình lưu thông máu chậm. Ngoài ra, khi bé dần lớn lên, tử cung dần giãn ra to hơn sẽ tạo áp lực lớn lên tĩnh mạch. Chưa kể, bụng lớn sẽ khiến máu ở chân ứ đọng và dẫn đến hiện tượng phù nề.
Để cải thiện phù nề chân, mẹ nên duỗi chân thẳng ra phía trước, vận động linh hoạt, tránh đứng yên quá lâu và kết hợp nằm nghiêng trái khi ngủ. Tập thể dục cũng giúp cơ thể tăng cường lưu thông máu để máu không bị ứ đọng. Ngoài ra, uống đủ nước, mang giày rộng rãi và kê cao chân cũng là cách để khắc phục vấn đề này.

Phù nề là hiện tượng bình thường nhưng nếu bàn chân đột ngột sưng nặng, vùng quanh mắt cũng bị sưng thì đây có thể là dấu hiệu tiền sản giật. Lúc này, mẹ nên gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra.
Tóc dày hơn, móng dài hơn
Ở tháng thứ 5 thai kỳ, mẹ sẽ nhận thấy tóc không những ít rụng hơn mà còn trở nên dày mượt và bóng khỏe hơn. Nguyên nhân là do cơ thể tiết ra nhiều hormone Testosterone làm cho tuyến lông phát triển mạnh. Không chỉ tóc dày khỏe đẹp mà lông trên tay chân, lưng, ngực, mặt và bụng cũng có vẻ rậm rạp hơn.
Tượng tự như tóc, móng tay của bà bầu trong giai đoạn này phát triển khá nhanh. Tùy cơ địa mẹ bầu mà móng có thể mềm hoặc cứng, sần hoặc mịn. Bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này.
Làn da có nhiều thay đổi
Ở tuần thứ 22, làn da ở mỗi thai phụ có sự khác nhau. Nhiều mẹ bầu cảm thấy da đẹp rạng rỡ và tươi sáng hơn. Bên cạnh đó, một số thai phụ khác lại phải đối diện tình trạng mụn trứng cá, da nhiều dầu nhờn. Nhiều mẹ bầu khác lại bị sạm da do nồng độ melanin tăng cao.
Lời khuyên của bác sĩ dành cho mẹ bầu trong giai đoạn này chính là sử dụng kem chống nắng lành tính, kết hợp đeo khẩu trang, che chắn cẩn thận hơn mỗi khi ra ngoài. Riêng các vết rạn da trên bụng, mông, đùi,… mẹ nên thoa kem dưỡng hoặc các loại kem trị rạn da phù hợp.
Ngực lớn hơn
Để chuẩn bị cho quá trình tích sữa và nuôi bé sau này, mẹ sẽ thấy ngực mình lớn hơn. Núm vú và quầng vú có thể sẫm màu do sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể. Ở một số thai phụ còn xuất hiện tình trạng mụn do tuyến dấu đang hoạt động nhiệt tình hạn chế hiện tượng núm vú bị nứt khi bé bú về sau.

Nuốt nước bọt nhiều hơn
Một trong những triệu chứng phổ biến ở mẹ bầu tuần 22 chính là cơ thể tiết nước bọt nhiều hơn bình thường. Điều này khiến bà bầu cảm thấy khó chịu. Lời khuyên của các bác sĩ là mẹ hãy ngậm kẹo bạc hà hoặc nhai kẹo cao su để đỡ hơn.
3. Mẹ nên lưu ý gì khi mang thai ở tuần 22
Thai nhi 22 tuần là một dấu mốc quan trọng trong 9 tháng thai kỳ. Vì thế mẹ nên chú ý chăm sóc tốt sức khỏe của cả hai mẹ con. Việc ăn uống điều độ, đúng và đủ chất là hết sức cần thiết, kể cả khi mẹ có thấy đói hay không, có muốn ăn hay không.
Bên cạnh đó, thai phụ nên dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi vào buổi trưa từ 15 – 20 phút để cơ thể phục hồi năng lượng. Nếu phải làm việc trong giia đoạn này, mẹ nên sắp xếp công việc hợp lý, tránh làm việc quá sức.

4. Những thực phẩm mẹ nên bổ sung khi thai 22 tuần
Thịt nạc và trứng là hai loại thực phẩm rất giàu protein và sắt, cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể bà bầu. Đặc biệt, Protein còn có vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể bé hình thành và phát triển da, cơ bắp để có thể khỏe mạnh lớn lên từng ngày.
Khoai lang chứa nhiều tinh bột và các loại khoáng chất, vitamin tốt cho hệ tiêu hóa của thai phụ. Nguồn chất xơ từ khoai lang giúp cải thiện tình trạng táo bón thường gặp, đặc biệt còn tốt cho vấn đề tiểu đường thai kỳ ở một số bà mẹ.

Rau lá màu xanh đậm chứa hàm lượng sắt dồi dào, vừa tốt cho tiêu hóa, vừa cung cấp đầy đủ lượng sắt mà cơ thể mẹ cần trong thai kỳ. Ngoài ra, rau lá xanh còn giàu acid folic – một dưỡng chất giúp tăng cường phát triển não bộ cho bé và giảm nguy cơ thai nhi bị dị tật.
Bơ cũng là thực phẩm tốt cho mẹ mang thai 22 tuần vì giàu acid folic, nhiều chất béo tốt và chứa nhiều khoáng chất có lợi cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, bơ cũng chứa nhiều năng lượng nên mẹ bầu chỉ nên ăn nửa quả hoặc 1 quả bơ mỗi ngày.
Cá hồi có chứa hàm lượng Omega 3 dồi dào, rất tốt cho sự phát triển não bộ và mắt của thai nhi. Vì thế, mẹ có thể thưởng thức các món ngon từ cá hồi như áp chảo, lẩu cá,…
Các loại hạt như hạt óc chó, mắc ca, hạnh nhân,… rất tốt cho mẹ bầu trong tháng thứ 5 của thai kỳ vì chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe và mẹ và bé.
5. Một số bài tập phù hợp cho mẹ bầu 22 tuần
Các bác sĩ luôn khuyến khích mẹ bầu nên luyện tập các bài tập phù hợp ở mức tối thiểu để cơ thể khỏe mạnh, tốt cho mẹ và bé trong giai đoạn thai kỳ và cả quá trình chuyển dạ về sau.
Một số bài tập tốt cho thai phụ tuần 22 bao gồm yoga, đi bộ nhẹ nhàng, tập aerobic dưới nước, tập kegels tại nhà. Lưu ý khi tập luyện mẹ nên tập đúng động tác, thực hiện nhẹ nhàng và tốt nhất hãy tham khảo thêm ý kiến chuyên gia.

6. Các câu hỏi thường gặp
Giai đoạn thai 22 tuần là thời điểm mẹ đang ở tháng thứ 5 của thai kỳ. Chỉ còn 4 tháng nữa thôi là mẹ đã đến kỳ sinh nở
Chảy máu trong nữa đầu giai đoạn thai kỳ là trường hợp mẹ có triệu chứng máu âm đạo. Chảy máu âm đạo có thể xãy ra một cách tự nhiên hay sang chấn mà không liên quan tới bất kỳ yếu tố nào. Máu của âm đạo có màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẩm, màu đen và máu có thể ra ít hoặ nhiều kéo dài.
Hiện tượng chảy máu âm đạo là hiện tượng phổ biến và phấn lớn các trường hợp là chảy máu nhẹ
Mang thai 22 tuần là giai đoạn mà thai nhi trong bụng có nhiều tiến triển đáng kể và cơ thể mẹ bầu tiếp tục có những thay đổi để thích ứng với quá trình lớn lên của bé. Không gì tốt hơn việc mẹ tự chăm sóc mình đúng cách, khám thai định kỳ và ưu tiên gặp bác sĩ khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường.
Lưu ý: Các bài viết của Mama Sữa Non Colos Multi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thai 21 tuần: Sự phát triển và cân nặng của thai nhi
Thai 23 tuần phát triển như thế nào? Bé nặng bao nhiêu?
Thai 24 tuần: Sự phát triển & cân nặng của bé như thế nào
Thai 25 tuần tuổi – Sự phát triển của bé và lời khuyên cho mẹ