Tam cá nguyệt 1
Thai 5 tuần tuổi kích thước bao nhiêu? Mẹ nên ăn gì?
Đăng ngày | Chuyên mục | Tác giả |
24/07/2022 | Tam cá nguyệt 1 | Dược sĩ Hoàng Thị Tuyết |
Vào giai đoạn khi thai 5 tuần, các bộ phận, cơ quan chính trong cơ thể trẻ trong quá trình dần hình thành phát triển. Do đó, bé cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng ở giai đoạn quan trọng này, từ đó có thể phát triển khỏe mạnh. Vì thai 5 tuần là giai đoạn quan trọng vì vậy mẹ bầu cần hết sức lưu ý. Để hiểu biết rõ hơn, mẹ cần hiểu rõ khi thai nhi 5 tuần sẽ phát triển ra sao cũng như chính cơ thể mẹ có những thay đổi gì để bổ sung dưỡng chất và nghỉ ngơi cần thiết.

1. Sự phát triển của thai nhi 5 tuần tuổi
Thai 5 tuần kích thước bao nhiêu? Kích thước thai 5 tuần tuổi có kích cỡ lớn hơn khoảng 10.000 lần so với lúc thai mới bắt đầu giai đoạn thụ thai, thai có kích thước khoảng 6mm, trông khá giống như một chú nòng nọc. Do đó, mẹ bầu sẽ khó cảm nhận được sự chuyển động của thai 5 tuần trong tử cung.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Mai Hương
Sự phát triển của thai 5 tuần bao gồm:
- Túi phôi của thai đang bắt đầu hình thành mầm phôi 3 lá, bao gồm: lá phôi ngoài, lá phôi giữa và lá phôi trong.
- Xương khi thai được 5 tuần có dấu hiệu bắt đầu hình thành, từ đó mà các đường nét trên khuôn mặt bắt đầu rõ dần, phần đầu sau của bé đang phát triển nhanh hơn so với phía trước.
- Miệng và lưỡi của trẻ sẽ bắt đầu hình thành trong tuần thai thứ 5, bên cạnh đó còn có tay và chân. Hình dạng của tay chân bé đến lúc này khá trông giống như mái chèo, và đang vỗ quanh hai bên ngực. Tuy nhiên thời gian sau, chúng sẽ nhanh chóng phát triển rõ nét hơn.
- Phần lớn sự tăng trưởng trong giai đoạn thai 5 tuần tập trung vào não bộ bởi có đến khoảng 100 tế bào não mới được hình thành trong mỗi phút. Do đó, hiện tượng sinh lí bình thường với mẹ bầu là liên tục cảm thấy đói, vậy nên mẹ bầu hãy thường xuyên bổ sung nguồn năng lượng từ thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng vì nó sẽ hỗ trợ nhiều cho sự phát triển của thai kỳ bên trong.
- Đây cũng là lúc các tuyến sinh dục của thai kỳ bắt đầu hình thành, tuy nhiên để xác định giới tính của bé qua siêu âm vẫn còn là quá sớm.
- Hai quả thận của bé đã nằm đúng vị trí nhưng nhiệm vụ lọc máu chưa bắt đầu. Tuy nhiên thận của bé sẽ sớm bắt đầu hoạt động thải nước tiểu, và đóng góp một lượng kha khá chất lỏng vào trong thành phần nước ối.
- Cơ thể thai 5 tuần bắt đầu hình thành hệ thống tuần toàn từ mesoderm, nhịp tim đo được với tốc độ nằm trong khoảng 100 – 160 lần/phút.
Nếu thai 5 tuần tuổi có những dấu hiệu trên đây, có nghĩa là thai kỳ phát triển bình thường. Tuy nhiên nếu thai kỳ không xuất hiện đầy đủ các biểu hiện trên thì mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng. Những dấu hiệu này chủ yếu tùy thuộc vào môi trường sống trong bụng mẹ nên thai nhi sẽ có khả năng phát triển khác nhau. Nhưng khi cảm nhận thấy sự bất thường của thai nhi, mẹ cũng nên dành thời gian đến khám bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

2. Thai nhi 5 tuần tuổi đã vào tử cung chưa?
Theo nghiên cứu, trong giai đoạn diễn ra quá trình thụ tinh, số lượng tinh trùng phóng ra mỗi lần xuất tinh sẽ tìm trứng để thụ tinh và hình thành hợp tử. Từ đó chính thức bắt đầu quá trình thụ thai. Vì vậy, thai nhi 5 tuần tuổi đã vào tử cung hay chưa là câu hỏi khó để kết luận ngay lúc này. Trong mỗi trường hợp khác nhau, thời điểm thai làm tổ trong tử cung cũng sẽ khác nhau và không có con số cụ thể.

Tuy nhiên, thông thường khoảng thời gian để thai làm tổ ổn định trong buồng tử cung của mẹ là khoảng 7-10 ngày hoặc 13-15 ngày. Do đó, rất khó để biết trứng rụng khi nào. Dựa vào ngày đầu tiên của chu kỳ gần nhất của mẹ là cách các bác sĩ thường dùng để tính tuổi thai. Tuy nhiên, tuổi thai có thể sai số từ 7-14 ngày khi dùng phương pháp này, nên có thể mẹ tính đến tuần thứ 5 nhưng thai vẫn chưa vào tử cung.
2.1. Nguyên nhân khiến thai vào tử cung muộn
Để biết được nguyên nhân khiến thai vào tử cung muộn, mẹ bầu có thể tham khảo những nguyên nhân sau:
- Sức khỏe của mẹ bầu có tốt hay không bởi phụ thuộc vào vào thể trạng, kỳ kinh của mỗi mẹ mà hợp tử đi vào tử cung sớm hay muộn.
- Khả năng mang thai ngoài tử cung có thể xảy ra nếu mẹ đi siêu âm nhưng chưa thấy thai vào tử cung. Tuy nhiên trước đó, mẹ bầu có dùng que thử, và đưa ra kết quả 2 vạch hay có thể đã bị chậm tới kỳ 2 tuần. Đây là biểu hiện của nguy cơ mẹ đã bị mang thai ngoài tử cung. Đây là một trường hợp mang thai rất nguy hiểm cho mẹ. Vì vậy nên những biện pháp can thiệp hữu hiệu để tránh mẹ có thể bị chảy máu ổ bụng, dẫn đến tử vong hoặc sau này không thể mang thai.
- Ống dẫn trứng và vòi trứng của mẹ hẹp và nhỏ. Điều này có thể xảy ra khi trước đây, các mẹ đã từng phẫu thuật ống dẫn trứng, vòi trứng, sẽ khiến cho việc thai vào tử cung lâu hơn so với các mẹ khác.
2.2. Dấu hiệu cho thấy thai nhi đã vào tử cung
Những trường hợp cho thấy thai 5 tuần đã vào tử cung là:
- Hiện tượng ra máu báo thai. Đây là hiện tượng xuất phát khi hợp tử đã vào buồng tử cung và bắt đầu làm tổ. Do đó, các mẹ sẽ chảy máu âm đạo và thấy đau tức bụng dưới. Lượng máu này ít, chỉ một chút và có màu nâu đậm hoặc hồng nhạt. Hiện tượng này hay bị nhiều mẹ nhầm lẫn và tưởng rằng đang bắt đầu một kỳ kinh mới.
- Hiện tượng mẹ cảm thấy mệt mỏi. Đây là dấu hiệu xuất phát từ quá trình thụ tinh thành công khiến cho hormone hCG, estrogen và progesterone tăng cao một cách đột ngột. Sự tăng cao này khiến cho cơ thể mẹ sẽ thấy mệt mỏi.
- Hiện tượng nhiệt độ cơ thể của mẹ cao hơn. Bởi khi bắt đầu mang thai, quá trình tuần hoàn máu diễn ra nhiều hơn dẫn đến lượng máu từ tim đi cũng như lượng máu về tim về cũng tăng cao. Cơ thể mẹ từ đó đẩy mạnh quá trình trao đổi chất với mục đích nuôi dưỡng thai nhi và cung cấp oxy cho bé.
- Các hiện tượng khác có thể là dấu hiệu cho thấy thai nhi đã vào tử cung: chậm kinh, nhạy cảm với các loại mùi, chán ăn, buồn nôn và nôn.
3. Thai nhi 5 tuần tuổi đã có tim thai chưa?
“Thai 5 tuần có tim thai chưa?” là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm. Bởi lẽ, nhiều người lo lắng rằng việc thai nhi 5 tuần chưa có tim thai báo hiệu những nguy cơ không mong muốn. Điều này có thật sự chính xác hay không?

Thông thường, phôi thai phải mất 5 tuần mới có thể quan sát được. Tuy nhiên, tim thai chỉ thật sự hình thành từ tuần thứ 6 – 7 và bắt đầu hoạt động khi phôi thai đạt đến kích thước 5mm. Nếu trong giai đoạn này mà bạn vẫn chưa có tim thai thì khả năng cao là thai sẽ không phát triển thêm được nữa.
Ở giai đoạn thai 5 tuần tuổi, tim thai đã xuất hiện do hệ thống tuần hoàn được hình thành từ mesoderm. Bác sĩ sẽ căn cứ vào hoạt động của tim thai, để theo dõi tình trạng sức khỏe của bé. Tuy nhiên, một số mẹ bầu khám thai và chưa phát hiện tim thai của bé thì đừng vội lo lắng, có thể khoảng 1 hoặc 2 tuần nữa, mẹ mới thấy tim thai. Lí do là vì mỗi bé sẽ phát triển khác nhau, nên bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng xử lý phù hợp trong từng trường hợp mỗi bé khác nhau.

Tuy nhiên, thai 5 tuần tuổi có tim thai chưa còn phụ thuộc vào thể trạng của mẹ bầu. Có người đã nhìn thấy phôi thai vào tuần 4 – 5 của thai kỳ, cũng có người đến giai đoạn này vẫn chưa thấy được. Vì thế, mẹ bầu đừng quá lo lắng khi siêu âm 5 tuần chưa có tim thai vì có thể phôi thai vẫn chưa bơi đến được tử cung.
4. Cơ thể mẹ khi mang thai 5 tuần thay đổi ra sao?
Những thay đổi khi thai 5 tuần của mẹ bầu bao gồm:
- Mẹ có thể bị táo bón. Bởi hormone progesterone đang sản sinh ra trong quá trình mang thai, hormone này có tác dụng làm thư giãn các cơ sẽ tác động lên ruột già, khiến nó hoạt động chậm lại. Các mẹ khắc phục tình trạng này bằng cách cần uống nhiều nước và tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống hằng ngày.
- Các mẹ vẫn có các triệu chứng như khi mang thai tuần thứ 4. Có thể các mẹ vẫn còn cảm giác không thể chịu nổi một số món ăn, hoặc vẫn còn tình trạng nôn mửa và thậm chí nóng trong ngực xuất hiện suốt cả ngày.
- Trong giai đoạn thai 5 tuần, mẹ bị nổi nhiều mụn hơn, do sự ảnh hưởng của các hormone đang tăng nhanh trong cơ thể.
- Các mẹ bầu 5 tuần sẽ cảm thấy nóng bức hơn rất nhiều, bởi dưới sự gia tăng lượng máu đồng thời là các hormone trong cơ thể phổ biến trong những tuần đầu thai kỳ.
- Mẹ bầu sẽ cảm thấy thực sự mệt mỏi, và cần ngủ cho dù đã ngủ nhiều. Triệu chứng này rất phổ biến trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Tuy nhiên khi cuối giai đoạn, sức khỏe và năng lượng của mẹ bầu dần dần trở lại bình thường.

5. Lời khuyên dành cho mẹ bầu ở tuần thứ 5 của thai kỳ
Chắc chắn những tháng đầu tiên của thai kỳ là giai đoạn vô cùng quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Vậy để có một thai kỳ khỏe mạnh cũng như mẹ bầu vẫn có thể đảm bảo được sự phát triển tốt nhất cho bé, các mẹ hãy tham khảo những lời khuyên:
- Các mẹ nên khám thai sớm và đúng lịch của bác sĩ sản khoa. Vì nếu mẹ chăm sóc tốt thai kỳ trước khi sinh sẽ là cách đảm bảo hiệu quả nhất cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Các mẹ nên đến gặp bác sĩ đều đặn mỗi tháng để kiểm tra thể chất và sức khỏe tổng quát.
- Bầu 5 tuần nên ăn gì? Mẹ nên bổ sung các loại rau củ, trái cây tươi như khoai lang, ớt chuông, củ dền, rau lá xanh đậm, quả lựu, quả nho, táo, các thực phẩm tự nhiên chứa axit folic, protein, chất sắt, canxi, các loại vitamin và khoáng chất
- Các mẹ nên hạn chế ăn những thực phẩm có hại như phô mai chưa tiệt trùng, sữa hay các loại nước trái cây chưa tiệt trùng, trứng sống, thịt, cá, hải sản chưa qua chế biến, xúc xích, thịt nguội, các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao,… Đây đều là thực phẩm có thể gây ra các bệnh ngộ độc thực phẩm từ vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Vì vậy, có thể dẫn tới nguy cơ cao thai nhi bị dị tật bẩm sinh, hoặc thậm chí là sảy thai.
- Các mẹ nên bổ sung acid folic trong kỳ tam cá nguyệt đầu tiên với mục đích hạn chế tối đa những bệnh như dị tật bẩm sinh, khuyết tật ống thần kinh, bệnh tim bẩm sinh.
- Trong chế độ ăn, các mẹ nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng như vitamin, sắt và canxi để cơ thể khỏe mạnh hơn bằng cách ăn uống đủ chất và dùng vitamin tổng hợp.
- Không tùy tiện sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, kể các các sản phẩm thực phẩm chức năng mà không có sự cho phép của bác sĩ.
- Đặc biệt trong thời gian thai kỳ, các mẹ nên tránh dùng thuốc lá, uống bia rượu và các chất kích thích. Bởi dưới sự ảnh hưởng không tốt của những thực phẩm này sẽ tác động đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe như sinh non, nhẹ cân, sảy thai, khả năng ngôn ngữ và hành động chậm chạp.

Ngoài những điều cần tránh, các mẹ cũng cần tham khảo những lời khuyên sau đây trong quá trình thai 5 tuần:
- Hoạt động nhẹ nhàng để thư giãn cơ thể.
- Tìm hiểu rõ những dấu hiệu khi mang thai như: ngộ độc thai nghén, ra máu trong thai kỳ.
- Khám thai lần đầu kịp thời, đúng và đủ, tránh khám quá sớm/ quá muộn.
- Biết cách phân biệt chảy máu âm đạo thông thường và chảy máu âm đạo bệnh lý để đến bác sĩ và có sự can thiệp giữ thai kịp thời.
Mang thai 5 tuần là khoảng thời gian quan trọng, cũng là giai đoạn vàng trong việc hình thành bào thai. Do đó để ý những biểu hiện sẽ giúp mẹ cải thiện sức khỏe mẹ và bé. Bên cạnh đó mẹ hãy tiếp tục cập nhật và tìm hiểu những nội dung trong những ngày này để biết cách chăm sóc mình và em bé nhé. Hi vọng bài viết giúp ích cho mẹ bầu trong quá trình mang thai em bé.
Lưu ý: Các bài viết của Mama Sữa Non Colos Multi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thai nhi 2 tuần tuổi có biểu hiện gì? Lời khuyên cho mẹ
Thai 3 tuần: Sự phát triển & Dấu hiệu mang thai của mẹ
Thai nhi 4 tuần tuổi phát triển và dấu hiệu thay đổi của mẹ