Tam Cá Nguyệt 3
Thai 34 tuần – Sự phát triển và cân nặng của thai nhi
Đăng ngày | Chuyên mục | Tác giả |
23/07/2022 | Tam Cá Nguyệt 3 | Dược sĩ Hoàng Thị Tuyết |
Khi thai nhi ở tuần thứ 34 thì chỉ còn một vài tuần nữa là bé chào đời. Vì vậy, giai đoạn này bé phát triển rất nhanh chóng, hấp thu chất dinh dưỡng của mẹ rất tốt. Nhiều mẹ bầu có thắc mắc thai 34 tuần nặng bao nhiêu, bé phát triển như thế nào,… Dưới đây là những lời khuyên hữu ích nhất mà các mẹ cần biết.

1. Thai 34 tuần phát triển như thế nào?
1.1. Thai 34 tuần nặng bao nhiêu kg?
Khi thai 34 tuần tuổi, bé nặng khoảng 2.2 kg và có chiều dài khoảng 45 cm. Nếu bé ra đời vào lúc này thì không cần phải chăm sóc đặc biệt vì bé đã có thể tự hô hấp rồi. Vấn đề khó nhất mà bé sẽ gặp phải là quá trình bú sữa có hơi khó khăn.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Bên cạnh cân nặng của bé, ở tuần 34 mẹ cũng phải quan tâm đến các chỉ số cơ bản sau:
- Đường kính lưỡng đỉnh của bé (BPD): từ 79mm-91mm, trung bình là 85mm.
- Chiều dài xương đùi của bé (FL): từ 60mm-72mm, trung bình là 65mm.
- Chu vi vòng bụng của bé (AC): từ 277mm – 326mm, trung bình là 302mm.
- Chu vi vòng đầu của bé (HC): từ 297mm – 33mm, trung bình là 315mm.
1.2. Thai nhi 34 tuần phát triển như thế nào?
- Tinh hoàn di chuyển đến bìu: Các bé trai ở giai đoạn này, tinh hoàn đã được hình thành ở ổ bụng. Quá trình di chuyển tinh hoàn đến bìu diễn ra lâu hơn chỉ chiếm khoảng 3 – 4%. Vì vậy, các mẹ cũng đừng lo lắng quá nếu con trai sinh ra mà tinh hoàn vẫn chưa xuống bìu, chúng sẽ xuất hiện chậm nhất khi bé được 1 tuổi.
- Sản sinh ra hormone giới tính: Giai đoạn này, bé trai và bé gái đều sản xuất rất nhiều hormone giới tính. Bộ phận sinh dục có thể xuất hiện lớn và sưng khi sinh đối với bé trai. Da bìu có thể xuất hiện sắc tố sẫm màu trong vài tuần đầu của bé.
- Lớp sáp bảo vệ da dày lên: Giai đoạn này, vernix – lớp phủ sáp trắng bảo vệ da bé khỏi nước ối và cung cấp chất nhầy giúp bôi trơn giúp cho quá trình sinh nở dễ dàng hơn sẽ ngày càng dày lên ngay trong thời gian chuẩn bị sinh.
- Tư thế sẵn sàng để chui ra: Giai đoạn này, không gian trong tử cung trở nên chật chội và cử động của em bé bị hạn chế. Nếu lúc này chưa thấy bé chúc đầu xuống thì mẹ cần hỏi ngay ý kiến bác sĩ.
- Khung xương chưa hợp nhất: Khung xương bé rất phức tạp nên sẽ chưa hợp nhất lại khi chưa đủ tuần tuổi. Khi em bé sinh ra, khung xương bé nhất thiết phải xốp và uốn theo hình dáng ống dẫn thai của người mẹ. Nếu bạn mang thai lần đầu, thì lúc này đầu của em bé có thể đã bắt đầu chúi xuống vùng xương chậu của bạn.

2. Cơ thể mẹ có những thay đổi nào mới ở tuần 34 thai kỳ
Ở giai đoạn thai 34 tuần, tử cung của người mẹ vẫn tiếp tục nở ra, mẹ bầu sẽ thấy tử cung hiện ra khoảng 5 inch đang nhô ra trên rốn.
Do ảnh hưởng của những hormone thai kỳ nên mẹ bầu sẽ cảm thấy mắt không còn hoạt động không tốt như bình thường. Hormone thai kỳ cũng có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và các dây chằng. Các mẹ sẽ cảm thấy tầm nhìn có thể bị mờ, mắt thai phụ bị khô và khó chịu do việc giảm sản xuất nước mắt. Với những mẹ bầu có đeo kính áp tròng thì sự gia tăng chất lỏng phía sau mắt làm kính áp tròng thay đổi hình dạng. Điều này khiến tình trạng cận thị hoặc viễn thị của một số mẹ bầu bị nặng hơn.

Mắt của các mẹ sẽ trở lại bình thường sau khi sinh. Tuy nhiên, có một số vấn đề về thị lực nghiêm trọng hơn chính là dấu hiệu của tiền sản giật. Vì vậy, các mẹ cũng đừng chủ quan mà hãy đề cập những thay đổi về thị lực với bác sĩ.
3. Những triệu chứng bà bầu tuần 34 gặp phải là gì?
- Đầy hơi: Khi càng dần về cuối thai kỳ, thai phụ có thể sẽ cảm thấy đầy hơi. Nếu bạn quá lo lắng thì triệu chứng đầy hơi sẽ càng tệ hơn. Mẹ bầu cần hít thở sâu và thở ra trong thời gian 1 – 2 phút/ngày để giải tỏa căng thẳng.
- Táo bón: Ở giai đoạn thai 34 tuần, kích thước thai nhi lớn có thể chèn ép đại trực tràng gây ra táo bón. Vì vậy, các mẹ phải tăng cường bổ sung các loại trái cây khô, trái cây tươi, rau và ngũ cốc. Bạn có thể dùng thuốc nhuận tràng, thảo dược khi nhận được sự cho phép của bác sĩ.
- Tăng tiết dịch âm đạo: Do hormone thai kỳ (đặc biệt là estrogen) gây ra khiến cho lưu lượng máu đến vùng xương chậu tăng và kích thích màng nhầy. Các mẹ hãy sử dụng quần lót với lớp lót cotton thoáng khí để giữ cho cơ quan sinh dục khô thoáng và hạn chế mùi hôi.
- Bệnh trĩ: Tình trạng táo bón kéo dài ở mẹ bầu sẽ gây ra bệnh trĩ. Các mẹ hãy tăng cường tập những bài tập Kegels để tăng sự săn chắc, độ dẻo dai của cơ vùng chậu và âm đạo. Bài tập này sẽ giúp ích rất nhiều trong cải thiện bệnh trĩ.
- Đau lưng: Giai đoạn bà bầu 34 tuần, trọng tâm cơ thể chuyển từ lưng xuống bụng gây ra đau lưng cho các mẹ. Mẹ bầu cần tăng cường vận động nhẹ, thay đổi tư thế đứng ngồi hoặc đi bộ để giảm áp lực. Mẹ bầu cũng cần lưu ý rằng việc ngồi một chỗ quá lâu sẽ khiến cho bạn càng cảm thấy đau lưng nhiều hơn.

- Chuột rút ở chân: Đây là triệu chứng mẹ bầu hay gặp nhất. Nó xảy ra vì sự tăng nhanh về trọng lượng thai nhi, tăng sưng và mệt mỏi. Khi bị chuột rút hãy chườm lạnh, giữ nguyên vị trí rồi từ từ nắn lại khớp bị lệch.
- Rạn da: Tình trạng rạn da ở bà bầu 34 tuần có mái tóc màu sáng và tiền sử gia đình có vết rạn da cao hơn so với người mà tóc đen (hoặc da đen). Đảm bảo việc tăng cân chậm và ổn định có thể hạn chế được vấn đề này.
- Phù: Giai đoạn này, các mẹ sẽ sưng nhiều ở mắt cá chân, bàn chân và ngón tay. Hãy sử dụng những đôi dép thoải mái vào cuối ngày làm việc có thể làm giảm đau cho những ngón chân bị sưng.
- Tóc mọc nhanh: Tóc của mẹ sẽ mọc nhanh hơn và bóng hơn. Ở những nơi khác như má, cằm và lưng cũng sẽ mọc nhanh. Vì trong thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm nên các mẹ hãy chọn phương pháp tẩy lông an toàn.
- Khó thở: Khi mang thai 34 tuần, phổi đã có thể mở rộng hoàn toàn nên mẹ sẽ cảm thấy gió lùa vào cơ thể. Các mẹ nên ngủ nghiêng bên trái để giảm khó thở vào ban đêm.
- Mất ngủ: Đây là tình trạng xảy ra ở hầu hết các mẹ, nhất là giai đoạn càng gần ngày sinh. Đọc sách hoặc nghe nhạc sẽ khiến mẹ bầu dễ ngủ hơn.

4. Chăm sóc sức khỏe cho bà bầu 34 tuần thai kỳ
- Trầm cảm trước khi sinh: Tỷ lệ trầm cảm trước khi sinh của mẹ bầu chiếm từ 10 – 15%. Mẹ bầu thường nhạy cảm hơn trong thai kỳ. Trầm cảm có thể do những bất tiện trong thai kỳ, thiếu sự quan tâm, chăm sóc từ những người thân. Vì vậy, khi có vấn đề gì cần giúp đỡ các mẹ hãy nói ra. Hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ khi mẹ cảm tâm trạng mình có vấn đề để có những biện pháp chữa trị kịp thời.
- Tập thể dục để tăng cường sức khỏe: Hãy tham gia các lớp yoga, bơi hoặc đi bộ để tăng lưu lượng máu và tăng cường endorphin. Việc tập thể dục sẽ giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn, giảm mệt mỏi vào ban ngày.
- Bảo vệ sức khỏe đôi mắt: Mắt của mẹ sẽ có triệu chứng khô và khá nhạy cảm khi thai nhi 34 tuần tuổi. Hãy mang theo thuốc nhỏ mắt và kính râm để có thể bảo vệ đôi mắt luôn khỏe mạnh, giảm tình trạng mỏi mắt..
- Chế độ dinh dưỡng của mẹ: Các mẹ nên ăn chế độ ăn ít natri trong thai kỳ. Nạp đủ muối vào cơ thể sẽ giúp cơ thể điều tiết dịch lỏng và giảm đáng kể lượng natri không tốt cho bé. Nếu bạn quá nhiều muối sẽ gây ra tình trạng phù. Các mẹ có thể bỏ qua các món ăn nhẹ có muối và nếm thử trước khi rắc muối vào món ăn có thể điều hòa lượng muối cung cấp cho cơ thể.

Khi mang thai 34 tuần thì cần theo dõi kỹ lưỡng sức khỏe của mẹ và bé. Một số vấn đề các mẹ cần phải lưu ý như sau:
- Nắm rõ những dấu hiệu khi chuyển dạ để đến bệnh viện kịp thời, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
- Biết rõ về hai hiện tượng rỉ ối và chảy dịch âm đạo để xử lý sớm, không gây ra tình trạng sinh non, thai lưu và suy thai.
- Phải đi cấp cứu ngay khi xuất hiện tình trạng chảy máu trong 3 tháng cuối thai kỳ.
- Theo dõi lượng nước ối thường xuyên.
- Theo dõi kỹ cân nặng của bé trong 3 tháng cuối để đánh giá được tình trạng sức khỏe của bé và dự đoán những vấn đề có thể xảy ra sau khi sinh.
- Nắm rõ và phân biệt được cơn gò sinh lý, gò chuyển dạ hay thai máy để đi bệnh viện kịp thời.
Để bé có thể ra đời khỏe mạnh thì các mẹ cần phải chăm sóc bản thân, tìm hiểu các kiến thức cơ bản của thai kỳ, theo dõi sức khỏe của bé. Hy vọng bài viết đã giúp mẹ giải đáp băn khoăn “thai 34 tuần nặng bao nhiêu”. Mong rằng các mẹ sẽ lưu ý về những lời khuyên đề cập đến trong bài viết để quá trình vượt cạn của mẹ thành công.
Lưu ý: Thông tin trên trang web này không nên được sử dụng để thay thế cho việc chăm sóc y tế và lời khuyên của bác sĩ nhi khoa của bạn. Có thể có các cách điều trị khác nhau mà bác sĩ nhi khoa của bạn có thể đề nghị dựa trên các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Sự phát triển của thai nhi tuần 31 – Lời khuyên dành cho mẹ bầu
Thai nhi 32 tuần tuổi: Sự phát triển và cân nặng của bé
Thai 33 tuần nặng bao nhiêu? Sự phát triển của bé như thế nào?
Thai nhi 35 tuần tuổi phát triển thế nào và cân nặng bao nhiêu?