Tam Cá Nguyệt 3
Sự phát triển của thai nhi tuần 31 – Lời khuyên dành cho mẹ bầu
Đăng ngày | Chuyên mục | Tác giả |
23/07/2022 | Tam Cá Nguyệt 3 | Dược sĩ Hoàng Thị Tuyết |
Bước vào những tuần cuối cùng của thai kỳ, hành trình chào đón con ra đời chỉ còn khoảng 9 tuần khi thai 31 tuần tuổi. Mẹ bầu đang phải trải qua những thay đổi khó chịu của cơ thể khi tử cung phát triển và gây sức ép lên các cơ quan khác. Bé tăng cân và bộ não đang phát triển khá nhanh để bắt kịp với cuộc sống sau khi chào đời.

1. Thai nhi 31 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Ở giai đoạn thai nhi 31 tuần nặng bao nhiêu? Thai nhi có cân nặng khoảng 1.568 kg với chiều dài tầm 41.8 cm. Đây cũng là thời điểm bắt đầu tháng thứ tám của thai kỳ và thai nhi sẽ tăng cân bằng cách tích mỡ dưới lớp da, càng lúc càng bụ bẫm và tròn đầy hơn.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Em bé cũng rất năng động và cử động tay chân rất nhiều để làm quen với việc điều khiển tứ chi. Thông thường, thai nhi sẽ nằm dọc với tư thế đầu hướng xuống và chân hướng về khoang ngực của mẹ. Nếu những tuần trước đây em bé nằm ngôi mông thì trong tuần thai này em bé sẽ quay đầu sang ngôi chỏm.

Cũng trong giai đoạn này, lớp lông nhung trước đây bao bọc cơ thể của thai nhi cũng sẽ rụng dần đi, và các nếp nhăn cũng sẽ dần biến mất cho vẻ ngoài mượt mà hơn. Do kích thước cơ thể tăng lên, mà bé sẽ không còn nhào lộn trong bụng mẹ như trước.
Chỉ còn chưa tới 9 tuần nữa trước khi ra đời, nên bộ não của thai nhi đang dần hoàn thiện nhằm đạt được trạng thái tốt nhất để xử lý tất cả các kích thích từ môi trường bên ngoài. Các tế bào thần kinh trong não phát triển với tốc độ nhanh chóng dẫn đến hình thành hoàn chỉnh của 5 giác quan, nghĩa là thai nhi 31 tuần tuổi đã có vị giác và xúc giác.
2. Những thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai tuần 31?
- Dịch tiết từ vú: 9 tuần trước khi em bé ra đời, mẹ sẽ đôi lúc thấy có dịch rỉ ra từ tuyến vú. Đây chính là sữa non chứa chất béo, đạm, IgA và khoáng chất.

- Đau lưng: Vào tháng thứ 8, cơn đau lưng và đau chân sẽ càng thêm âm ỉ và nặng nề hơn do phần trọng lượng tăng thêm mà cơ thể mẹ bầu phải gánh.
- Khó thở: Ngoài các cơn đau lưng và đau chân do trọng lượng của cơ thể bé tăng lên thì mẹ còn phải chịu các cơn đau tức vì khó thở. Tử cung giãn ra đẩy ngược vào bên trong cơ hoành, khiến cơ hoành không thể giãn hoàn toàn khi hít vào, khiến mẹ nhanh hết hơi ngay với cả những hoạt động nhẹ nhàng nhất.
- Đi tiểu nhiều lần: Không gian chứa nước tiểu bị thu nhỏ do tử cung chèn ép khiến mẹ bầu phải đi vệ sinh rất nhiều lần.
- Táo bón: Trong giai đoạn này, ruột già cũng giảm nhu động khiến cơ thể tăng khả năng hấp thụ nước và gây táo bón. Ngòi ra, không ăn đủ chất xơ và uống nước cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Tắc nghẽn mạch máu vùng chậu cùng với việc ổ bụng bị gia tăng áp lực và nhu động ruột thứ phát sau táo bón có thể gây ra bệnh trĩ.

- Ợ chua:. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ợ chua như hóc môn Progesterone, áp lực của tử cung đẩy dạ dày lên thực quản làm giảm nhu động của ống tiêu hóa và giảm khả năng hoạt động của cơ hoành.
- Cơn gò sinh lí Braxton Hicks: Trong những tuần cuối cùng của thai kỳ, các mẹ có thể cảm nhận rõ ràng được những cơn co thắt nhẹ của tử cung. Nếu mẹ bầu có năm đến sáu cơn gò cùng đến trong một giờ thì đó có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sinh non và mẹ cần nhập viện ngay lập tức.
3. Mang thai tuần 31, mẹ cần lưu ý những điều gì?
Để đáp ứng nhu cầu của cả cơ thể mẹ bầu và em bé, cơ thể sẽ phải tạo nhiều lượng máu hơn bình thường và tim cũng phải hoạt động liên tục để bơm máu nhanh hơn. Vì vậy, những thay đổi này trong hệ tuần hoàn có thể gây ra một số triệu chứng khó chịu cho cơ thể của mẹ.

Khi tĩnh mạch trở nên lớn hơn do lưu lượng máu tăng lên, chúng có thể nhô ra và mẹ có thể nhìn thấy mạch máu có màu hơi xanh hoặc đỏ bên dưới bề mặt da, đặc biệt trên chân và mắt cá chân của mẹ. Tuy nhiên, mẹ không cần phải lo lắng quá nhiều về hiện tượng này vì hầu hết các mẹ bầu đều có triệu chứng giống nhau khi thai nhi 31 tuần tuổi.
4. Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ ở tuần 31 thai kỳ
Vào 3 tháng cuối cùng của thai kỳ, đặc biệt là khi thai nhi 31 tuần tuổi thì mẹ có thể gặp phải tình trạng són tiểu không kiểm soát vì áp lực bị gia tăng trong bàng quang. Mẹ bầu có thể sẽ gặp bất tiện và khó khăn trong việc kiểm soát khiến nước tiểu bị rò rỉ khi mẹ hắt hơi, ho, di chuyển hoặc thậm chí khi cười.
Để chắc chắn rằng mẹ bầu bị són nước tiểu mà không phải là nước ối, hãy ngửi thử mùi của nó. Nếu chất lỏng không có mùi amoniac của nước tiểu mà có mùi ngọt của nước ối, hãy liên hệ với bác sĩ ngay nhé!
5. Các câu hỏi thường gặp
5.1 Giai đoạn thai 31 tuần là bao nhiêu tháng? Chỉ số thai nhi 31 tuần như thế nào là chuẩn?
Giai đoạn thai 31 tuần tuổi có nghãi là mẹ đang mang thai ở tháng thứ 7 của thai kỳ và chỉ còn khoảng 2 tháng nữ thôi, bé sẽ chào đời.
Ở trong bụng mẹ, thai nhi 31 tuần cũng đang phát triển với tốc độ nhanh và mỗi ngày bé sẽ thải khoảng 250 ml nước tiểu và dịch ối. Tuy nhiên, bé cũng sẽ nuốt nước ối những nước ối này sẽ được thay mỗi ngày
Ngoài ra, giai đoạn này các chỉ số thai nhi 31 tuần mẹ cũng cần phải quan tâm và nắm rõ:
- Đường kính lưỡi đỉnh của thai nhi 31 tuần (BPD): 72 – 87mm, trung bình khoảng 78 – 81mm
- Chiều dài xương đùi thai 31 tuần (FL): 55 – 68mm, trung bình khoảng 59 – 61mm
- Chu vi vòng bụng thai nhi tuần 31 (AC): 245 – 310mm, trung bình khoảng 278 – 282mm
- Chu vi vòng đầu thai nhi 31 tuần tuổi (HC): 276 – 317mm, trung bình 293 – 300mm.
5.2 Thai nhi 31 tuần tuổi sẽ biết làm gì?
Trong giai đoạn này, bé sẽ biết đạp chân và mút ngón tay cái. Ngoài ra con sẽ tập biểu hiện gương mặt méo mó, ngớ ngẩn hoặc hài hước đồng thời còn nấc, nuốt, thở…
5.3 Tỷ lệ sống sót của thai nhi 31 tuần
Nếu trong giai đoạn này mà bé được sinh ra thì bé sẽ được đặt trong bối cảnh em bé sinh non và phải đối mặt với các nguy cơ sinh non như: suy hô hấp sơ sinh, hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, hoại tử ruột sơ sinh.
Do đó, trẻ phải được chăm sóc đặc biệt và cùng với sự phát triển của ngành y tế thì tỷ lệ sống sót của thai nhi 31 tuần là rất cao.
Bài viết trên đây là những kiến thức về sự phát triển của thai nhi 31 tuần tuổi cũng như sự thay đổi của cơ thể người mẹ ở giai đoạn thai kỳ này. Hy vọng sẽ mang lại cho các mẹ những thông tin cần thiết và bổ ích trong hành trình chào đón các bé ra đời.
Lưu ý: Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thai 34 tuần – Sự phát triển và cân nặng của thai nhi
Thai nhi 32 tuần tuổi: Sự phát triển và cân nặng của bé
Thai 33 tuần nặng bao nhiêu? Sự phát triển của bé như thế nào?
Thai nhi 35 tuần tuổi phát triển thế nào và cân nặng bao nhiêu?