Tam cá nguyệt 1
Thai 3 tuần: Sự phát triển & Dấu hiệu mang thai của mẹ
Đăng ngày | Chuyên mục | Tác giả |
23/07/2022 | Tam cá nguyệt 1 | Dược sĩ Hoàng Thị Tuyết |
Giống như thai nhi ở tuần 1 và tuần 2, thai nhi 3 tuần tuổi cũng nằm trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Vì vậy, các mẹ bầu cần phải đặc biệt quan tâm và chú ý đến sự phát triển của thai nhi cũng như sự thay đổi của cơ thể. Vậy thai 3 tuần tuổi phát triển như thế nào? Mẹ bầu cần chú ý những điều gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

1. Thai nhi 3 tuần tuổi có sự phát triển như thế nào?
Bắt đầu từ tuần thứ 3 của thai kỳ, thai nhi sẽ nhận được đầy đủ mọi thông tin di truyền cần thiết từ mẹ, có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển các cơ quan nội tạng của cơ thể. Chính vì vậy mà ở trong giai đoạn này, bất kì sự can thiệp nào đều rất dễ khiến thai nhi bị tổn thương.
Lúc này, thai nhi 3 tuần tuổi có hình dạng giống như một quả bóng nhỏ, được gọi là phôi nang. Bên trong phôi nang chứa hàng trăm tế bào đang phân chia và chui vào niêm mạc tử cung của người mẹ. Các tế bào ở giữa sẽ trở thành phôi và các tế bào ở bên ngoài sẽ trở thành nhau thai.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Mai Hương

Các tế bào phát triển thành nhau thai sẽ bơm ra một lượng hormone thai kỳ hCG (human chorionic gonadotropin). Loại hormone này khiến cho buồng trứng ngừng giải phóng trứng và tiếp tục sản xuất ra progesterone, ngăn không cho cho lớp niêm mạc bị bong ở thành tử cung và giữ thai nhi ở lại, cũng như kích thích sự phát triển của thai nhi. Khi lượng hCG có đủ trong nước tiểu, mẹ bầu sẽ có kết quả thử thai dương tính.
Lúc này, túi ối cũng bắt đầu hình thành và phát triển, đóng vai trò như là một “lớp đệm” cho thai nhi trong những ngày tháng tiếp theo của thai kỳ.
Nếu như ở tuần thứ 2, kích thích của thai nhi chưa có sự thay đổi đáng kể thì sang đến tuần thứ 3 đã có những chuyển biến rõ rệt. Kích thước của thai nhi tuy còn rất nhỏ nhưng đã thực sự tồn tại trong bụng mẹ với kích thước chỉ từ 0,35 đến 0,6mm.
2. Những dấu hiệu có thai 3 tuần ở cơ thể mẹ
Khi thai nhi 3 tuần tuổi, tùy vào cơ địa của mỗi người mà các mẹ bầu có thể xuất hiện những dấu hiệu mang thai và thay đổi trong cơ thể như:
- Mẹ bầu sẽ cảm thấy buồn nôn, nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy, sau khi ăn hoặc thậm chí cảm thấy buồn nôn bất kể lúc nào trong ngày.
- Cơ thể mệt mỏi, đầu óc quay cuồng. Tình trạng này có thể diễn ra tệ hơn nếu lượng đường trong máu của mẹ thấp.
- Khứu giác của mẹ bầu trở nên rất nhạy cảm hơn bao giờ hết. Những mùi trước đây mà bạn ngửi được giờ lại có tác động mạnh lên mũi bạn như mùi cơ thể, thức ăn, nước hoa, khói xe, v.v…

- Mẹ sẽ cảm thấy căng và khó chịu ở vùng bụng dưới giống với cảm giác khi “bà dì” ghé thăm. Nguyên nhân là do lúc này vùng chậu chịu áp lực lớn do sự gia tăng lượng máu cung cấp đến tử cung.
- Nhau thai và túi ối vẫn đang được hình thành khi thai nhi 3 tuần tuổi. Những bộ phận này có chức năng bảo vệ, cung cấp dưỡng chất và các yếu tố cần thiết cho thai nhi cho đến lúc chào đời. Tất cả mọi việc đều xảy ra trong tử cung và đó là lý do tại sao mẹ bầu luôn có cảm giác căng và đầy ở vùng bụng dưới.
- Mẹ sẽ cảm thấy nặng nề và nhạy cảm hơn ở vùng ngực, thậm chí là có cảm giác khó thở và đau tức ở vùng này.
3. Mang thai 3 tuần, mẹ bầu nên kiêng gì?
Mẹ bầu không nên nhịn tiểu và nên đi tiểu ngay khi buồn tiểu
Nhịn tiểu là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường tiết niệu – căn bệnh dẫn đến các cơn co thắt gây ra nguy cơ sinh non. Việc nhịn tiểu hoặc chờ tới khi buồn tiểu mới đi tiểu sẽ khiến cho mẹ bầu dễ bị nhiễm khuẩn đường tiểu.
Không nên ăn nhiều kem
Trong kem có chứa một loại vi khuẩn được gọi là Listeria, có thể gây thai chết lưu, sẩy thai, sinh non hoặc nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra trong kem còn chứa hàm lượng đường khá cao vì vậy mẹ bầu không nên ăn nhiều nếu không muốn bị tăng cân không kiểm soát và các loại bệnh liên quan.

Khi mang thai bà bầu cần tránh xa vật nuôi & bùn đất
Trong bùn đất và lông của các loại vật nuôi có chứa Toxoplasmosis, một loại vi khuẩn có thể dẫn đến dị tật thai nhi như mù lòa hoặc các bệnh liên quan đến hệ thần kinh.
Các mẹ bầu không nên tắm vào buổi tối
Việc mẹ bầu tắm vào buổi tối cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh của thai nhi. Hãy tắm thật vào buổi chiều vì da lúc đang mang thai sẽ rất nhạy cảm
Cẩn thận việc đi lại, di chuyển
Các mẹ bầu phải thật cẩn thận khi di chuyển trong quá trình mang thai, tránh chạy nhảy và luôn nhớ thắt dây an toàn khi đi xe ô tô, hạn chế sự va chạm khi xe phanh gấp hoặc xảy ra tai nạn.
Cần tránh xa rượu, bia
Trong quá trình mang thai, việc uống rượu, bia sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc thai chết lưu, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ trong cách ứng xử sau này.
Ngoài ra, các mẹ bầu cũng nên hạn chế dùng các loại thuốc bất kỳ, trừ khi nó thật sự cần thiết và đã được sự tư vấn của bác sĩ hoặc hoặc chuyên gia.

Hãy uống vitamin mỗi ngày để bổ sung cho cơ thể trong thai kỳ. Thai nhi 3 tuần tuổi chính là thời điểm mà ống thần kinh (não và tủy sống) của bé còn mở để tiếp nhận dưỡng chất và nó sẽ đóng vào tuần tới.
Người mẹ có thể sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi vào giai đoạn này và cách tốt nhất chính là giữ tinh thần thật thoải mái và nghỉ ngơi đầy đủ.
4. Những lời khuyên dành cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 3
Tăng cường chất sắt và vitamin C
Ăn nhiều vitamin C sẽ hỗ trợ cơ thể trong quá trình hấp thụ sắt, một chất dinh dưỡng cần thiết để gia tăng lượng máu cũng như hỗ trợ lưu thông máu trong cơ thể

Mẹ bầu có thể tìm thấy vitamin C trong các loại rau củ quả hoặc trái cây như ổi, kiwi, xoài, cam, dâu tây, cà chua, ớt chuông, măng tây, v.v…. Sắt có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm như thịt bò, thịt gia cầm, đậu nành, trái cây sấy khô, v.v…
Chọn thực phẩm giàu canxi
Ngoài việc cung cấp các dưỡng chất và duy trì xương chắc khỏe, canxi còn là một chất cần thiết cho hệ thần kinh, tim mạch và cơ bắp. Nếu mẹ bầu không bổ sung đủ lượng canxi trong khi mang thai, thai nhi sẽ lấy canxi từ cơ thể của mẹ.
Ăn những bữa ăn lành mạnh
Trong suốt chu kỳ, mẹ hãy lựa chọn những món ăn từ những thực phẩm sạch và lành mạnh. Uống nhiều nước, hạn chế tối đa các món ăn chiên rán, chứa nhiều dầu mỡ, nội tạng, mỡ động vật, v.v…
Không tiếp xúc với hóa chất
Tránh xa tất cả các loại hóa chất nếu không muốn thai nhi mắc các bệnh về thần kinh hoặc dị tật bẩm sinh ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Bổ sung protein
Cung cấp đủ 3 phần protein mỗi ngày để giúp thúc đẩy phát triển mô mới cho thai nhi. Các nguồn protein tuyệt vời có thể được tìm thấy trong trứng, cá, sữa, các loại hạt, v.v…
Bài viết trên đây đã trả lời những thắc mắc về sự phát triển của thai nhi cũng như những lời khuyên mà mẹ bầu nên lưu ý khi thai 3 tuần tuổi. Hy vọng sẽ mang lại những kiến thức bổ ích và cần thiết cho các mẹ trong hành trình này nhé!
Lưu ý: Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thai nhi 2 tuần tuổi có biểu hiện gì? Lời khuyên cho mẹ
Thai nhi 4 tuần tuổi phát triển và dấu hiệu thay đổi của mẹ
Thai 5 tuần tuổi kích thước bao nhiêu? Mẹ nên ăn gì?