Tam Cá Nguyệt 3
Thai 37 tuần nặng bao nhiêu và phát triển thế nào?
Đăng ngày | Chuyên mục | Tác giả |
24/07/2022 | Tam Cá Nguyệt 3 | Dược sĩ Hoàng Thị Tuyết |
Khi bức vào tuần thai thứ 37, thai nhi sẽ bắt đầu phát triển rõ rệt về mặt kích thước và cân nặng. Đây là thời điểm mẹ bầu cần để tâm tới từng sự thay đổi của con dù nhỏ nhất để đảm bảo con phát triển ổn định. Vậy thai 37 tuần sẽ phát triển ra sao và mẹ bầu cần chú ý những điều gì? Cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau đây.

1. Thai nhi 37 tuần phát triển như thế nào?
Khi thai nhi bước vào tuần thai thứ 73, có nghĩa rằng trung bình 3 tuần nữa bé sẽ chào đời. Đây là giai đoạn bé phát triển vô cùng nhanh chóng về não, đồng thời là hoàn thiện hệ hô hấp và hệ miễn dịch.
Thai 37 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Thông thường, thai 37 tuần có cân nặng dao động từ 2,8 đến 3kg. Tuy nhiên, một số bé có cân nặng nhỉnh hơn sẽ dao động từ 3 – 4 cân.
Tham vấn y khoa: Dược khoa Trương Anh Thư
Bên cạnh đó còn một số đặc điểm sau đây
- Kể từ thời điểm này, bé đã bắt đầu có phản ứng với ánh sáng khi thị giác bắt đầu phát triển
- Trên người thai nhi trong giai đoạn từ 1 – 36 tuần tuổi sẽ được bao phủ bởi lớp lông tơ, tuy nhiên sang tuần thứ 37 lớp lông tơ này đã dần bị long ra và hòa vào nước ối.
- Bé bắt đầu có phản xạ cầm nắm và bắt đầu mút tay.
- Toàn bộ các khung xương trên cơ thể đã cứng cáp, tuy nhiên phần xương sọ não tương đối mềm để có thể đi qua đường sinh dễ dàng.
Sự thay đổi này là hoàn toàn tự nhiên, giúp bé dần thay đổi để thích nghi với môi trường sống bên ngoài.
2. Thai nhi 37 tuần có sự thay đổi gì khác?
Một số thay đổi khác biệt khi bắt đầu từ tuần thai thứ 37 thường thấy ở trẻ sơ sinh.
2.1 Thai nhi có thể đã quay đầu
Thông thường, ở đa số trẻ sơ sinh, giai đoạn này phần đầu của em bé đã bắt đầu quay và di chuyển về phía trong xương chậu. Do đó, thời điểm này có thể thấy rõ tình trạng xa bụng và nặng bụng, mẹ bầu đi lại khó khăn hơn và đau nhức vùng xương chậu.
Tuy nhiên, nếu bầu 37 tuần bé vẫn chưa có biểu hiện quay đầu, mẹ bầu nên báo ngay với bác sĩ để được thăm khám và tư vấn phương pháp giúp bé quay đầu nhanh. Nếu đến ngày sinh bé chưa quay đầu, bắt buộc cần chuyển qua phương thức sinh mổ để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé.
2.2 Hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch trong giai đoạn này vẫn đang được hoàn thiện ở giai đoạn sơ khai. Khi sinh ra, bé nên được uống sữa non từ mẹ, do trong sữa non có chứa hàm lượng kháng thể cao giúp tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ. Trong trường hợp mẹ không có sữa non hoặc ít sữa non, có thể bổ sung bằng cách cho bé uống các loại sữa non dành riêng cho trẻ sơ sinh để cải thiện đề kháng ở trẻ nhỏ.
2.3 Cầm nắm
Thời điểm này, bé đã bắt đầu có phản xạ cầm nắm, bàn tay của bé linh hoạt hơn. Nhiều bé thường có thói quen mút tay bắt nguồn từ giai đoạn này. Tuy nhiên thói quen này là tiền đề để bé có phản xạ bú mẹ ngay từ khi vừa sinh.

2.4 Luyện tập hô hấp
Khi thai 37 tuần, mẹ cần luyện các bài tập hô hấp cho bé bằng cách hít sâu và thở đều, chậm rãi. Sau đó xoay người nhẹ nhàng sang 2 bên để giúp bé được tập hô hấp ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
2.5 Não và phổi
Não và phổi của thai nhi cũng bước vào giai đoạn phát triển và hoàn thiện. Tuy nhiên, đây mới chỉ là giai đoạn bắt đầu và nó cần rất nhiều thời gian để có thể đủ sức để thích nghi với môi trường sống bên ngoài.
2.6 Mái tóc
Tùy vào cơ địa của từng bé mà chiều dài của tóc có sự khác biệt. Có những đứa trẻ rất ít tóc mà chỉ có tóc tơ, có trẻ tóc rất dài và dày ngay từ khi còn bé. Tóc của bé nhiều trường hợp có màu tóc hoàn toàn không giống bố mẹ. Tuy nhiên đây chỉ là “tóc máu” và sau một lần cạo sạch tóc máu, tóc sẽ lên màu chuẩn và duy trì suốt cuộc đời.

2.7 Những cú đạp
Có thể đây là giai đoạn mẹ bầu cần được nghỉ ngơi nhiều hơn khi thường xuyên phải chịu những cú đạp trời giáng của bé. Bé ở giai đoạn này cực kỳ hiếu động khi đã bắt đầu có phản xạ với tay và chân. Trong trường hợp suốt 1 ngày bé không đạp và đạp ít cần đi siêu âm và báo ngay với các bác sĩ khoa sản để được kiểm tra.
2.8 Mút tay
Mút tay là biểu hiện xuất hiện ở mọi trẻ nhỏ, đây là phản xạ tự nhiên đóng vai trò làm tiền đề cho việc bú sữa của bé sau này.
3. Sự thay đổi ở cơ thể mẹ bầu tuần 37
Bên cạnh sự thay đổi của thai nhi, chúng ta sẽ cùng nhau điểm qua những sự thay đổi thường thấy ở mẹ bầu tuần 37.
3.1 Bụng bầu tụt xuống
Bụng bầu bắt đầu có dấu hiệu tụt xuống do đầu thai nhi đã di chuyển về vùng bên trong xương chậu, sẵn sàng cho ngày chào đời. Lúc này bào thai sẽ chèn ép vào bàng quang khiến mẹ thường xuyên đi tiểu và buồn tiểu. Bên cạnh đó, mẹ bầu còn thường xuyên bị đau vùng xương chậu và đau lưng.

3.2 Phù nề tay chân
Do cân nặng của bé và kích thước bụng bầu từ tuần thai 36 trở đi tăng lên nhanh chóng khiến tay chân mẹ bầu có thể xuất hiện tình trạng phù nề ít hoặc nhiều. Đây là một phản ứng vô cùng tự nhiên của cơ thể khi chưa thích nghi được với sự tăng cân nhanh trong thời gian ngắn.Tuy nhiên, tình trạng phù nề tay chân ngày càng nghiêm trọng hơn, mẹ bầu cần thăm khám bác sĩ để liên tục theo dõi tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé.

3.3 Hay buồn nôn
Càng bước đến những tuần cuối thai kỳ, mẹ bầu càng thường xuyên buồn nôn giống giai đoạn đầu ốm nghén. Tuy nhiên, một số mẹ bầu khi xuất hiện tình trạng này đều chuyển dạ sớm. Do vậy, nếu buồn nôn ở mức độ gây khó chịu và mệt mỏi cho mẹ bầu thì cần thăm khám bác sĩ để tranh gặp phải chứng tiền sản giật.
3.4 Khó ngủ
Khi bụng bầu đã nặng nề hơn trước, mẹ bầu không thể nằm ngủ ở tư thế thoải mái nhất. Đồng thời, do áp lực của bụng bầu lên bàng quang mà mẹ thường đi vệ sinh nhiều hơn vào ban đêm. Kết hợp với sự lo lắng cho thai nhi ở những tháng cuối khiến mẹ bầu hiếm khi có một giấc ngủ ngon. tình trạng này kéo dài có thể khiến cơ thể mẹ bầu bị suy nhược, không đủ sức nuôi con trong giai đoạn tiếp theo.
3.5 Ngủ ngáy
Một số mẹ không mắc chứng ngủ ngáy khi chưa mang thai nhưng vào những tuần cuối của thai kỳ thì bắt đầu dấu hiệu ngủ ngáy. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do Hormone cơ thể thay đổi, đường hô hấp cũng bị ảnh hưởng khiến màng nhầy ở mũi bị khô và gây ra ngủ ngáy. Khi gặp phải trường hợp này, cần để mẹ bầu ngủ trong không gian thoáng mát nhưng vẫn cần đủ độ ấm, uống đủ nước mỗi ngày để giảm tình trạng mũi bị khô.
3.6 Các cơn co thắt Braxton Hicks
Các cơn co thắt Braxton Hicks còn có tên gọi khác là co thắt tử cung. Mỗi ngày, thai phụ có thể đối mặt từ 3 – 4 cơn co thắt tử cung và mỗi cơn đau kéo dài trong 30 – 60s. Tuy nhiên, mẹ bầu cần nắm được sự khác biệt giữa co thắt chuyển dạ và co thắt tử cung để đến bệnh viện kịp thời khi cơn co thắt chuyển dạ xuất hiện.
4. Mẹ bầu sinh con ở tuần 37 có sao không?
Khi mẹ bầu hạ sinh vào tuần thứ 37 do tình trạng sức khỏe của mẹ hoặc một số tình trạng bất khả nắng. Lúc này não bộ và phổi của bé đã phát triển tương đối hoàn thiện. mẹ bầu không phải quá lo lắng. Các bác sĩ phụ sản khuyên rằng thời điểm đẹp nhất để sinh con là ở tuần 38 hoặc 39.
5. 7 lưu ý dành cho mẹ bầu ở tuần 37 thai kỳ
Vào những tuần cuối của thai kỳ, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý tới sức khỏe của mẹ và thai nhi bằng việc siêu âm thường xuyên. Bên cạnh đó còn cần chú ý tới một số lưu ý sau đây.
- Bổ sung nước để nhanh chóng loại bỏ toàn bộ độc tố ra khỏi cơ thể trước khi hạ sinh bé.
- Khi dịch âm đạo có máu thì đây là tín hiệu thông báo sắp đến ngày sinh của bé
- Theo dõi chặt chẽ sức khỏe và biểu hiện của thai nhi thông qua thai máy để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé đều bình thường.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất cùng chế độ nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho mẹ.
- Khi mẹ bầu xuất hiện một số biểu hiện như đau đầu, chóng mặt hoặc buồn nôn kéo dài cần thăm khám bác sĩ để được theo dõi tình hình sức khỏe mẹ và bé.
- Chuẩn bị đồ sơ sinh cần thiết cho bé trong những ngày đầu đời.
- Duy trì một số bài tập nhẹ nhàng hoặc Yoga dành cho bà bầu để cơ thể khỏe khoắn và uyển chuyển hơn.
6. Các câu hỏi thường gặp
6.1 Thai 37 tuần là mấy tháng?
Giai đoạn thai 37 tuần là mẹ đang mang thai ở tháng thứ 8 của thai kỳ và chỉ còn vài tuần nữa là bé sẽ chào đời.
6.2 Các chỉ số thai 37 tuần mà mẹ quan tâm
Ở giai đoạn này, chiều dài thai nhi mà mẹ cần lưu ý
- Chỉ số chiều dài xương đùi (FL) khoảng 48.6 mm
- Chỉ số đường kính lưỡng tính (BPD) khoảng 70 mm
Cuối cùng, chúng tôi đã giải đáp toàn bộ những băn khoăn của mẹ bầu về vấn đề thai 37 tuần phát triển ra sao? Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần bổ sung nhiều kiến thức hữu ích để mang lại những điều tốt nhất cho cả mẹ và bé.
Lưu ý: Các bài viết của Mama Sữa Non Colos Multi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thai 36 tuần – Sự phát triển của bé và cơ thể của mẹ bầu
Thai nhi 38 tuần phát triển như thế nào và cân năng bao nhiêu?
Thai nhi 39 tuần phát triển như thế nào? Dấu hiệu chuyển dạ
Thai 40 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ? Lời khuyên cho mẹ