Tam cá nguyệt 1
Thai nhi 7 tuần phát triển như thế nào? Mẹ nên ăn gì?
Đăng ngày | Chuyên mục | Tác giả |
24/07/2022 | Tam cá nguyệt 1 | Dược sĩ Hoàng Thị Tuyết |
Thai 7 tuần phát triển như thế nào? Không những thai nhi phát triển từng ngày mà cơ thể mẹ cũng trải qua nhiều biển đổi đáng kể. Để cân bằng thể trạng và cảm xúc trong giai đoạn này, mẹ bầu nên áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng như luyện các bài tập vận động nhẹ nhàng. Cùng Colos Multi chia sẻ những lời khuyên của bác sĩ dành cho thai 7 tuần tuổi.

1. Sự phát triển của thai nhi 7 tuần tuổi
Khi bước sang tuần thứ 7 của thai kỳ, các mẹ cũng đã dần quen với sự hiện diện của bé và trọng lượng của bụng dần tăng lên. Điều này đồng nghĩa với việc kích thước thai nhi đã phát triển vượt bậc so với tuần đầu tiên.
Vậy thai 7 tuần kích thước bao nhiêu? Thực tế kích thước thai nhi vẫn chỉ bằng quả mâm xôi và dài khoảng 1,3cm và nặng 0.8 gram. Trong đó, chiều dài đầu mông thai 7 tuần từ 9-15mm, nặng khoảng 0.5-2g.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Mai Hương
Để quan sát kỹ lưỡng hơn sự phát triển của bé, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm thai nhi 7 tuần. Lúc này, bé đã quen với cuộc sống trong tử cung và bắt đầu sử dụng dây rốn để cung cấp dưỡng chất và đưa chất cặn bã của bé ra khỏi túi ối.

Trong giai đoạn này, tim thai đã bắt đầu xuất hiện với nhịp tim từ 90-100 nhịp mỗi phút. Bác sĩ đã có thể nghe thấy nhịp tim thai khi thực hiện chẩn đoán hình ảnh bằng siêu âm. Tuy nhiên, một số trường hợp thai nhi 7 tuần vẫn chưa có tim thai và phải đợi tới thai 9 hoặc 10 tuần mới bắt đầu xuất hiện. Hiếm gặp trường hợp thai nhi không có tim thai và phải đau lòng chấp nhận bỏ đi lần thai này.
Bên cạnh đó thai 7 tuần như thế nào, tay chân bé bắt đầu hình thành nhưng ngón chân, ngón tay có màng. Xương đuôi đang co lại và sẽ biến mất sau vài ngày. Lưỡi bé cũng bắt đầu hình thành trong vòm miệng, chân răng nhú lên trong hàm.

Tai của bé ở thai 7 tuần cũng được cấu thành đầy đủ cả trong lẫn ngoài. Tuy nhiên, giai đoạn này chưa định hình được giới tính của bé bởi cơ quan sinh dục chưa phát triển đẩy đủ.
Về thần kinh, các tế bào và dây thần kinh đang phân nhanh tích cực để kết nối lại với nhau, hình thành nên một hệ thần kinh sơ khai. Những cơ quan khác cũng bắt đầu cấu thành từ mí mắt, ống thở kéo dài từ họng đến các nhanh của phổi.
Nhìn ngiêng qua thước phim siêu âm, khuôn mặt của bé đã dần hình thành, chóp mũi cũng phát triển rõ rệt cũng lỗ mũi và miệng. Đặc biệt, mắt thai nhi ở tuần thứ 7 to hơn và dần xuất hiện màu mắt. Trong giai đoạn từ 6-9 tháng, gen di truyền sẽ quyết định màu mắt của bé, màu mắt vĩnh viễn của bé cũng trở nên rõ ràng hơn.
2. Mẹ bầu có những thay đổi gì khi mang thai tuần thứ 7
Thai nhi 7 tuần chưa tạo ra những sự thay đổi quá rõ rệt trên cơ thể mẹ bầu. Bụng bầu được giấu bởi xương chậu và chưa nhô ra cho đến tuần 12. Tuy nhiên, mẹ có thể nhìn thấy những mạch máu nổi lên ở vùng chân và ngực. Bắt đầu cảm thấy đau chân và tê khi đứng một chỗ quá lâu. Do đó, hãy vận động, di chuyển chân nhẹ nhàng để máu được lưu thông tốt hơn.
Thời gian này cơ thể mẹ có thể tăng cân và quần áo thường mặc sẽ trở nên chật chội hơn. Ngoài ra, đầu vú có xu hướng lớn lên và thâm lại, một số trường hợp mọc mụn nhọt quanh vú. Đây là những nốt Montgomery giúp hai đầu vú sẵn sàng tiết sữa. Lưu ý các mẹ bầu không nên nặn, bóp hay đụng vào các nốt nhọt này trên ngực.

Trong giai đoạn thai nhi 7 tuần tuổi, bà bầu cũng thường xuyên muốn đi tiểu. Đây là hiện tượng do lượng máu tăng lên 10% trong cơ thể, từ đó tạo ra nhiều chất lỏng dư thừa được đào thải qua đường tiểu của mẹ.
Một sự thay đổi thấy rõ nữa là bắt đầu nổi các nốt mụn trên mặt như tuổi dậy thì. Nguyên nhân của việc này là do sự thay đổi hormone trong thai kỳ. Các mẹ bầu không nên lo lắng quá mà hãy thử ra soát lại các loại mỹ phẩm đang xài và chỉ sử dụng những loại mỹ phẩm lành tính cho thai phụ trong thời gian này.

Giai đoạn thai 7 tuần cũng là lúc dịch nhầy từ âm đạo tiết ra nhiều hơn trước. Đây là hiện tượng bình thường nên mẹ bầu không cần lo lắng quá nhiều. Tuy nhiên, nếu xuất hiện kèm các dấu hiệu như dịch tiết có mùi khó chịu, dịch màu vàng hoặc xanh, vùng kín trở nên rát bỏng; lúc này bạn nên tìm đến các bác sĩ khoa sản để thăm khám.
Về cảm xúc các mẹ bầu cũng có nhiều xáo trộn mạnh mẽ do sự thay đổi hormone nội tiết tố trong cơ thể. Tính khí các mẹ có thể “sáng nắng chiều mưa”, cảm xúc nóng giận thất thường kèm những triệu chứng khó chịu như đau nhức đầu, chán ăn, mệt mỏi, choáng váng,… Tuy nhiên, những nội tiết tố này đóng vai trò như một yếu tố quan trọng giúp ổn định và duy trì thai kỳ, đảm bảo cho bé phát triển vượt bậc.
3. Mang thai tuần thứ 7 nên lưu ý gì?
3.1. Chế độ ăn của bà bầu
Mang thai tuần thứ 7 nên ăn gì? Trong giai đoạn thai 7 tuần tuổi, mẹ nên bổ sung đầy đủ 4 dưỡng chất sau: tinh bột, sữa, đạm, vitamin và khoáng chất. Đồng thời, nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày hoặc hơn. Thêm nữa, các thực phẩm giàu sắt, canxi, axit folic cũng cần được thêm vào chế độ ăn mỗi ngày.
Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này cần được chăm chút kỹ lưỡng. Đừng tiếc và ăn những đồ ăn trong tủ lạnh nhiều ngày, thức ăn không tươi vì chúng sẽ tác hại xấu đến thai nhi trong bụng.

Ngoài ra, đừng ngại tăng cân mà hạn chế ăn đồ béo. Bà bầu hãy lựa chọn những chất béo có lợi từ cá, hạt, đậu thực vật để xây dựng hệ thần kinh và phát triển não cho bé. Chất sắt cũng nên bổ sung vào khẩu phần ăn để kích thích tủy xương tạo hồng cầu.

3.2. Đi bộ để máu được lưu thông
Vận động nhẹ nhàng giúp tuần hoàn máu tốt hơn và giảm thiểu mệt mỏi trong kỳ thai 7 tuần. Các mẹ nên đi bộ 15 phút mỗi ngày hoặc tham gia các lớp yoga cho thai phụ để hệ xương khớp co giãn, giảm tình trạng đau lưng, nhức mỏi.
Trường hợp các mẹ bầu làm việc văn phòng, hãy đứng dậy và đi lại thường xuyên, không nên ngồi máy tính liên tục nhiều giờ đồng hồ, cực kỳ không tốt cho vấn đề lưu thông máu.
3.3. Đối phó với những cơn ốm nghén
Ốm nghén là hiện tượng thường gặp ở mỗi bà bầu, không chỉ riêng giai đoạn thai nhi 7 tuần tuổi. Để xoa dịu cảm giác buồn nôn, các mẹ nên nghỉ ngơi và hạn chế làm việc nhà khi mang thai. Đồng thời, gặp ngay bác sĩ để được tư vấn kỹ lưỡng nếu tình trạng ốm nghén phát triển nghiêm trọng. Đối với các mẹ mới sinh còn lần đầu, hãy đăng ký tham gia khóa học tiền sản để có những sự chuẩn bị tốt nhất.

Ngoài ra, một tip để đối phó với những cơn ốm nghén nữa đó là chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày, thay vì ăn nhiều trong ba bữa chính. Thêm nữa, hãy hạn chế ăn những thực phẩm kích thích hệ tiêu hóa, đảm bảo thức ăn chín tới và dung nạp đủ nước cho cơ thể.
3.4. Tránh xa khói thuốc và chất kích thích
Dù ở giai đoạn thai kỳ nào, khói thuốc cũng chính là tác nhân gây hại đến sự phát triển của thai nhi và cơ thể mẹ. Đặc biệt, khói thuốc có thể làm giảm trọng lượng và trí tuệ của bé. Ngoài thuốc lá, các chất kích thích khác như rượu bia, cà phê, ma túy,… cũng tăng nguy cơ bị ngộ độc thai kỳ, tác động đến trí tuệ và sự phát triển bình thường của trẻ sau này.
3.5. Bổ sung sắt cho cơ thể

Sắt chính là dưỡng chất thiết yếu cần thiết cho mọi mẹ bầu, đặc biệt là những người bị thiếu máu. Giai đoạn thai nhi 7 tuần, mẹ cần bổ sung gấp đôi hàm lượng sắt cho cơ thể để bé được phát triển mạnh mẽ. Những thực phẩm giàu sắt có thể tìm thấy như thịt bò, trứng, rau xanh dạng lá, hạnh nhân,…
Tóm lại, sự thay đổi của thai nhi và cơ thể mẹ trong giai đoạn thai 7 tuần tuổi nên được chú ý và quan sát kỹ lưỡng. Mẹ bầu nên áp dụng nhiều biện pháp thích hợp để thai nhai có điều kiện phát triển tốt nhất. Đừng quên thăm khám bác sĩ và thực hiện siêu âm thai 7 tuần để hình dung rõ nhất sự phát triển của bé.
Lưu ý: Thông tin trên trang web này không nên được sử dụng để thay thế cho việc chăm sóc y tế và lời khuyên của bác sĩ nhi khoa của bạn. Có thể có các cách điều trị khác nhau mà bác sĩ nhi khoa của bạn có thể đề nghị dựa trên các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thai 6 tuần tuổi phát triển như thế nào? Cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao?
Thai 8 tuần tuổi phát triển như thế nào? Sự thay đổi ở mẹ
Thai 9 tuần tuổi phát triển như thế nào và đã ổn định chưa?
Thai 10 tuần tuổi – Sự phát triển của thai nhi và mẹ bầu