40 Tuần thai

Tuần 13

Vào những ngày cuối của tuần thai thứ 13, cánh tay của bé sẽ đạt được chiều dài cân đối với thân hình. Cùng với đó, lớp lông tơ đầu tiên bắt đầu phát triển và phủ khắp cơ thể bé. Hệ sinh dục vẫn đang được hình thành, tuy nhiên rất khó để mẹ có thể nhận biết được giới tính của bé qua siêu âm ở giai đoạn này.

Kích thước: 740 mm

Cân nặng: 0.023 kg

Tim thai: 120 – 160 nhịp/phút

Tuần 14

Ở thai nhi tuần thứ 14, cơ quan kiểm soát mắt của bé đã bắt đầu hoạt động. Bé lúc này đã có thể thực hiện những chuyển động mắt qua hai bên mặc cho mí vẫn còn khép kín. Mắt bé sẽ nhạy cảm hơn khi có nguồn sáng mạnh chiếu vào bụng mẹ.

Kích thước: 87 mm

Cân nặng: 0.043 kg

Tim thai: 150 nhịp/phút

Tuần 15

Thai nhi 15 tuần đã bắt đầu có những phát triển nhiều hơn trên cơ thể bé. Tóc và lông mày đã bắt đầu xuất hiện, các ngón tay và ngón chân của bé đã có thể ngọ nguậy, nắm tay hoặc thậm chí là có thể ngậm ngón tay.

Kích thước: 167 mm

Cân nặng: 0.07 kg

Tim thai: 120 – 160 lần/phút

Tuần 16

Giai đoạn này cũng là lúc bé bắt đầu cử động mạnh và hình thành phản xạ tay chân. Một số bé có thể biết mút ngón tay, một số khác xuất hiện các biểu cảm trên cơ mặt như ngáp hoặc di chuyển mắt.

Kích thước: 116 mm

Cân nặng: 0.1 kg

Tim thai: 120 - 160 nhịp/phút

Tuần 17

Bước vào giai đoạn thai 17 tuần, mẹ bầu sẽ nhận thấy bé có những chuyển động bên trong bụng, kèm theo những thay đổi rõ rệt trên cơ thể. Qua siêu âm, thai phụ cũng có thể biết được giới tính em bé của mình.

Kích thước: 130 mm

Cân nặng: 0.14 kg

Tim thai: 140 - 150 nhịp/phút

Tuần 18

Thai 18 tuần đánh dấu một cột mốc quan trọng khi bé đã nặng từ 180 - 200 gam, kèm theo đó là phát triển thính giác tốt, máy nhiệt tình hơn bộ phận sinh dục trở nên rõ ràng giúp bác sĩ xác định giới tính bé qua hình ảnh siêu âm.

Kích thước: 153 mm

Cân nặng: 0.24 kg

Tim thai: 120 – 160 nhịp /phút

Tuần 19

Thai 19 tuần tuổi bắt đầu có sự tăng trưởng đáng kể về kích thước lẫn cân nặng. Lúc này, bé nặng khoảng 240 gam, dao động trong mức 227 - 319 gam. Ước tính bé sẽ to bằng một quả chuối lớn. Trong vài tuần tiếp theo, bé sẽ lớn thêm nhiều và mẹ sẽ thấy bụng bầu cũng dần “vượt mặt”.

Kích thước: 153 mm

Cân nặng: 0.24 kg

Tim thai: 120 – 160 nhịp /phút

Tuần 20

Khi mẹ mang thai 20 tuần, thai nhi trong bụng đã to bằng một quả xoài lớn và cơ bản hình thành đầy đủ các bộ phận trên cơ thể. Đặc biệt, bộ phận sinh dục của bé đã định hình đúng vị trí, giúp bác sĩ dễ xác định giới tính bé qua hình ảnh siêu âm.

Kích thước: 256 mm

Cân nặng: 0.3 kg

Tim thai: 120 - 160 nhịp/phút

Tuần 21

Khi thai nhi 21 tuần cũng là lúc bé được phát triển khá nhiều trong bụng mẹ cả về kích thước, các cơ quan cũng như trí não. Bé đã bắt đầu có thể nuốt dịch màng ối và hấp thu được lượng nhỏ đường từ hệ tiêu hóa.

Kích thước: 267 mm

Cân nặng: 0.36 kg

Tim thai: 120 - 160 nhịp/phút

Tuần 22

Với thai nhi 22 tuần tuổi, bé đã đạt cân nặng khoảng 430g mà chiều dài khoảng 27,8 cm tính từ đầu đến chân bé. Đây là kích cỡ tương đương với một quả bí nhỏ. Thai nhi 22 tuần phát triển nhanh chóng và hoàn thiện dần các chức năng của cơ thể.

Kích thước: 278 mm

Cân nặng: 0.43 kg

Tim thai: 120 - 160 nhịp/phút

Tuần 23

Từ tuần thứ 23 trở đi, con yêu của bạn sẽ tăng cân dần đều và phát triển mạnh mẽ. Cơ thể bé bắt đầu xuất hiện loại lông tơ - lớp lông đầu tiên mọc ra từ nang lông của bé khi vẫn còn trong bụng mẹ. Lúc này thai nhi trong bụng mẹ có thể nằm theo tư thế ngôi mông, nằm nghiêng, nằm ngang, nằm chéo hoặc nằm một bên trong tử cung của mẹ.

Kích thước: 289 mm

Cân nặng: 0.5 kg

Tim thai: 120 – 160 lần /phút

Tuần 23

Kích thước: 306 mm

Cân nặng: 0.565 kg

Tim thai: 120 - 160 nhịp/phút

Tuần 24

Thai nhi 24 tuần trong bụng mẹ bắt đầu có những sự phát triển rõ rệt về phổi, tai,... giai đoạn này bé yêu của bạn sẽ nặng khoảng 630 gam và chiều dài cơ thể bé khoảng 21-30 cm, bé yêu của bạn chưa phát triển lớp mỡ dưới da nên sẽ khá “mỏng cơm”.

Kích thước: 300 mm

Cân nặng: 0.63 kg

Tim thai: 120 – 160 lần /phút

Tuần 25

Tuần thai thứ 25, mũi và tai của thai nhi bắt đầu hoạt động. Bé bắt đầu hít nước ối, các mao mạch hình thành trên da nay cũng hình thành trong phổi để hỗ trợ cho quá trình hít thở của thai nhi ngay từ bây giờ. Hai lá phổi bắt đầu sản xuất chất hoạt động bề mặt, chất này sẽ hỗ trợ cho quá trình thở của bé sau khi ra đời.

Kích thước: 346 mm

Cân nặng: 0.66 kg

Tim thai: 120 - 160 lần/phút

Tuần 26

Tuần thứ 26, đôi mắt của bé vẫn nhắm chặt đợi chờ một cơ hội được mở ra lần đầu. Đây là giai đoạn hệ mạch máu và tuần hoàn của bé hoàn thiện đầy đủ các chức năng. Tim bé bơm máu đến các mạch máu để nuôi sống cơ thể. Bên cạnh đó, phổi của bé cũng bắt đầu hình thành các mạch máu.

Kích thước: 356 mm

Cân nặng: 0.76 kg

Tim thai: 120 – 160 nhịp /phút

Tuần 27

Khi mẹ mang thai 27 tuần, bé con đang trên đà phát triển với kích thước dài khoảng 36,6cm và nặng khoảng 1 kg. Các chuyên gia ước tính rằng, bé to như một bông cải xinh xắn. Khi bé ngày càng lớn, đầu bé sẽ nặng hơn, song song đó sự tác động của trọng lực làm thay đổi hướng không gian của bé.

Kích thước: 366 mm

Cân nặng: 0.875 kg

Tim thai: 120 – 160 nhịp /phút

Tuần 28

Khi thai nhi 28 tuần, cân nặng trung bình của bé có thể đạt được là 1kg, cân nặng sẽ tăng mạnh vào 8 tuần cuối của thai kỳ nên mẹ bầu không nên quá lo lắng và sốt sắng. Chiều cao của bé lúc này khoảng 37 - 38cm. Mô hình chung, kích thước của bé có thể tương đương với 1 quả cà tím lớn nặng 1 cân.

Kích thước: 376 mm

Cân nặng: 1.005 kg

Tim thai: 120 – 160 nhịp /phút

Tuần 29

Sang tuần 29, bé sẽ đạp từ 2 - 3 lần 1 ngày nên không khó để mẹ đếm số lần bé đạp. Giai đoạn này bé phát triển rõ rệt, mẹ có thể hình dung khi co tròn người, bé sẽ trông như một quả bưởi.

Kích thước: 386 mm

Cân nặng: 1.15 kg

Tim thai: 120 – 160 nhịp /phút

Tuần 2

Ở tuần thai thứ 2, thai nhi vẫn chưa được hình thành nên đây thường được gọi là giai đoạn “làm tổ”. Mặc dù chưa có dấu hiệu quá rõ rệt, mẹ cũng nên chuẩn bị tinh thần cho một kỳ mang thai sắp đến. Dưới đây là một số những lưu ý khi mang thai 2 tuần để mẹ có sự chuẩn bị tốt hơn.

Kích thước: 0 mm

Cân nặng: 0 kg

Tim thai: Chưa có

Tuần 3

Thai tuần 3, hình dạng thai nhi vẫn đang ở dạng phôi nang và chứa đến hàng trăm tế bào đang nhân lên từng ngày và di chuyển vào niêm mạc tử cung của người mẹ.

Kích thước: 0 mm

Cân nặng: 0 kg

Tim thai: Chưa có

Tuần 30

Bước sang tuần thứ 30, đa số các bé đã quay đầu và lúc này đầu đã hướng xuống vùng tử cung và nằm trong khoang xương chậu. Bắt đầu từ thời điểm này, mỗi tuần thai nhi có thể tăng lên khoảng 230g.

Kích thước: 399 mm

Cân nặng: 1.32 kg

Tim thai: 120 – 160 nhịp /phút

Tuần 31

Thời điểm mang thai tuần 31 trở đi sẽ là giai đoạn bé có sự phát triển vượt bậc từ hệ khung xương, có độ dài khoảng 41cm - 42cm. Đây cũng là thời điểm bé hoạt động nhiều hơn và năng động hơn. Do đó, mẹ có thể cảm nhận được các cử động của bé trong bụng suốt cả ngày hoặc những cú đạp nhẹ.

Kích thước: 411 mm

Cân nặng: 1.5 kg

Tim thai: 120 – 160 nhịp /phút

Tuần 32

Ở tuần thai thứ 32, các bé sẽ có cân nặng trung bình từ 1,5 - 1,8kg, chiều dài cơ thể lúc này rơi vào khoảng 42cm. Một thai nhi phát triển bình thường vào tuần thứ 32 đã xoay đầu hoàn chỉnh, lúc này phần đầu đã nằm ở khung xương chậu và hướng xuống tử cung.

Kích thước: 424 mm

Cân nặng: 1.7 kg

Tim thai: 120 - 160 nhịp/phút

Tuần 33

Bước sang tuần 33, hệ não bộ của bé thời điểm này đã trở lên vô cùng nhạy bén với những thông tin được tiếp nhận từ bên ngoài. Bé sẽ có cân nặng trung bình dao động từ 1,5 - 2kg và chiều dài từ đỉnh đầu tới gót chân khoảng 44cm.

Kích thước: 437 mm

Cân nặng: 1.92 kg

Tim thai: 120 – 160 nhịp/phút

Tuần 34

Khi mẹ mang thai vào tuần thứ 34, em bé trong bụng đã dài khoảng 45cm, ước tính cân nặng của bé là 2,2 kg. Lúc này, bé có thể to bằng một quả dứa.

Kích thước: 450 mm

Cân nặng: 2.15 kg

Tim thai: 120 – 160 lần /phút

Tuần 35

Thai 35 tuần phát triển như thế nào? Thời điểm này, cơ thể bé yêu của bạn đang dần hoàn thiện. Làn da bé có sự thay đổi đáng kể hơn, trẻ nên mịn màng và hồng hào so với các tuần trước đó. Tay chân bé cũng bắt đầu tròn trịa, mũm mĩm hơn hẳn.

Kích thước: 462 mm

Cân nặng: 2.38 kg

Tim thai: 160 - 180 lần/phút

Tuần 36

Thai 36 tuần là thời điểm bước vào giai đoạn cuối cùng của thai kỳ và chuẩn bị cho ngày chào đời của bé. Lúc này, thai nhi đã phát triển gần như toàn diện, hình hài hoàn thiện với kích thước cơ thể đã chiếm gần hết vị trí trong túi ối.

Kích thước: 474 mm

Cân nặng: 2.62 kg

Tim thai: 257 lần/phút

Tuần 37

Khi thai được 37 tuần, thai nhi bụng mẹ có chiều dài khoảng 48,3 cm và nặng khoảng 2800 gam. Nếu so sánh với một đồ vật cụ thể, bé cưng có thể to bằng bằng một quả dưa gang hay một quả bowling cỡ nhỏ. Từ đây đến khi chào đời, trung bình mỗi tuần bé sẽ tăng thêm 200 gam.

Kích thước: 486 mm

Cân nặng: 2.86 kg

Tim thai: 120 – 160 nhịp /phút

Tuần 38

Khi thai được 38 tuần cũng là lúc bé yêu của bạn bắt đầu có những phản xạ tự nhiên ngay trong bụng mẹ. Qua siêu âm, mẹ sẽ thấy bé biết mút tay và nắm tay hết sức dễ thường. Đây là sự rèn luyện tạo là nền tảng để khi chào đời bé biết mút sữa và thỉnh thoảng nắm lấy tay mẹ.

Kích thước: 498 mm

Cân nặng: 3.08 kg

Tim thai: 120 – 160 nhịp /phút

Tuần 39

Vào tuần thứ 39, em bé của bạn đã to và dài hơn hẳn với trọng lượng khoảng 3.168 kg và dài khoảng 50.1 cm. Trong đó, đầu bé chiếm ⅓ số cân nặng và các bé trai thường nặng hơn bé gái đôi chút.

Kích thước: 507 mm

Cân nặng: 3.29 kg

Tim thai: 120 – 160 nhịp /phút

Tuần 4

Ở tuần 4, túi phôi sẽ bắt đầu tăng dần kích thước và di chuyển vào khu vực tử cung của mẹ thông qua đường ống dẫn trứng, sau đó bám vào thành niêm mạc tử cung và phát triển cố định tại vị trí này

Kích thước: 4 mm

Cân nặng: 0 kg

Tim thai: 90 – 110 nhịp/phút

Tuần 40

Ở tuần thai 40, thai nhi đã được hoàn thiện gần như hoàn chỉnh các cơ quan trong cơ thể và bộ phận trên cơ thể. Bé đã được hoàn thiện hệ thống miễn dịch và đủ khả năng để thích nghi với môi trường bên ngoài. Bây giờ, bé có chui ra ngoài để cảm nhận môi trường mới,

Kích thước: 512 mm

Cân nặng: 3.46 kg

Tim thai: 120 – 160 lần /phút

Tuần 5

Thai tuần thứ 5 phát triển mạnh mẽ, mỗi phút có tới 100 tế bào não được hình thành. tay chân khung xương đều hình thành và kích thước và cân nặng của bé bằng hạt mè

Kích thước: 6 mm

Cân nặng: 0 kg

Tim thai: 100-160 nhịp/phút

Tuần 6

Ở tuần 6, mẹ có thể hình thấy được hình dáng của bé, hệ thần kinh và não bộ cũng có sự phát triển. Lúc này, bé có thể chuyển động nhẹ nhưng nó rất nhỏ, có thể mẹ chưa cảm nhận được

Kích thước: 7 mm

Cân nặng: 0 kg

Tim thai: Chưa có

Tuần 7

Thai 7 tuần là khoảng thời gian bé có sự phát triển rõ rệt nhất với sự phát triển của bàn tay, bàn chân và các cơ quan, các tế bào có sự hình thành nhanh chóng.

Kích thước: 13 mm

Cân nặng: 0.8 kg

Tim thai: 90–110 nhịp/phút

Tuần 8

Sang tuần 8, phần “đuôi bào thai” đã biến mất để phát triển thành các bộ phận cụ thể trên cơ thể thai nhi. Não bộ sẽ là cơ quan tiếp theo thai nhi sẽ phát triển trong giai đoạn này.

Kích thước: 16 mm

Cân nặng: 0.001 kg

Tim thai: 150 - 170 nhịp/phút

Tuần 9

Ở tuần thứ 9, các cơ quan bên trong cơ thể bé đã bước vào giai đoạn hình thành và hoàn thiện nhanh chóng. Khuôn mặt của bé lúc này cũng rõ nét hơn. Tỷ lệ đầu của bé lúc này chiếm ½ chiều dài cơ thể.

Kích thước: 23 mm

Cân nặng: 0.002 kg

Tim thai: 170-180 nhịp/phút

Tuần 10

Khi đến giai đoạn thai 10 tuần thì em bé đã có những sự thay đổi cực kỳ mạnh mẽ. Thai nhi không ngừng vận động, đá chân,... do thai quá nhỏ nên mẹ chưa cảm nhận được.

Kích thước: 31 mm

Cân nặng: 0.004 kg

Tim thai: 140 – 170 nhịp/phút

Tuần 11

Tuần 11, những ngón tay bé đã có thể xòe ra và co lại, ngón chân cũng đã bắt đầu cử động, cơ mắt nhắm chặt, miệng sẽ có những động tác như đang mút. Móng của tay và chân cũng bắt đầu dài ra.

Kích thước: 10 mm

Cân nặng: 0.007 kg

Tim thai: 160 – 180 nhịp/phút

Tuần 12

Khi thai 12 tuần, chúng ta có thể thấy được các ngón tay, ngón chân của bé đã tách rời nhau và bắt đầu hình thành móng tay, móng chân. Bé đã có thể cảm nhận được các âm thanh từ mẹ nên các mẹ chú ý trò chuyện với bé.

Kích thước: 54 mm

Cân nặng: 0.014 kg

Tim thai: 120 - 160 lần/phút

Thai nhi 23 tuần tuổi phát triển như thế nào & lời khuyên cho mẹ bầu

Tác giả: Dược sĩ Hoàng Thị Tuyết | Đăng ngày: 23/07/2022 | Chỉnh sửa: 16/11/2022

Thai nhi 23 tuần tuổi phát triển như thế nào & lời khuyên cho mẹ bầu

thai 23 tuần

Bước sang tuần thứ 23, cơ thể bé bắt đầu có những sự thay đổi rõ rệt về cân nặng và bước đầu hình thành khả năng nhận thức và giao tiếp với mẹ. Bên cạnh đó, mẹ bầu trong giai đoạn này cũng phải chịu sự thay đổi về tâm lý và thể chất. Những lời khuyên hữu ích trong bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ cảm thấy an tâm hơn khi mang thai 23 tuần.

1. Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào khi mang thai 23 tuần?

Bước sang tuần thứ 23, sản phụ có sự thay đổi rõ rệt về cân nặng, độ dài tử cung và bắt đầu xuất hiện tình trạng rò rỉ nước ối. Cụ thể ở giai đoạn này, tử cung của sản phụ đã kéo dài khoảng 3,8cm về phía trên rốn. Cân nặng tăng trong khoảng từ 5,4 đến 6,8 kg kích thước bụng to hơn rõ rệt. Người nhà có thể nhận thấy rõ kích thước của bụng quá lớn hay quá nhỏ so với tuổi thai. Tuy nhiên, đây chỉ là những phán đoán ban đầu, để chắc chắn hơn mẹ nên trao đổi trực tiếp với chuyên gia. 

Ngoài ra, ở tuần thứ 23, mẹ có thể gặp phải tình trạng rò rỉ nước ối do tử cung đang đè trực tiếp lên bàng quang. Đây là một loại chất lỏng không mùi, rất dễ nhầm lẫn phân biệt với nước tiểu. Nếu sản phụ thấy chất lỏng bị rò rỉ, hãy xem nó có mùi như nước tiểu không, nếu không sản phụ cần đến cơ sở Y tế ngay lập tức.

thai 23 tuần nặng bao nhiêu
Kích thước bụng bầu tăng rõ rệt khi bước sang tuần thứ 23

2. Tâm lý mẹ thay đổi như thế nào khi mang thai 23 tuần?

Bên cạnh những sự thay đổi về cơ thể, tâm lý mẹ trong giai đoạn thai 23 tuần cũng có sự biến chuyển rõ rệt. Khi thai nhi đạt mốc 23 tuần, mẹ sẽ thường xuyên bị hội chứng căng thẳng, lo lắng kéo theo đó là các chứng đi tiểu thường xuyên, ợ nóng và đau chân. Những triệu chứng về tâm lý và cả thể chất này gián tiếp khiến cho giấc ngủ của mẹ bị ảnh hưởng, khiến sản phụ khó ngủ hơn và thường xuyên bị tỉnh giấc. Do đó ở giai đoạn này, mẹ cần đến các biện pháp để làm dịu tâm lý, giải toả căng thẳng, tránh các tác nhân dễ gây ức chế.

thai nhi 23 tuần nặng bao nhiêu
Tâm lý mẹ trong giai đoạn thai 23 tuần cũng có sự biến chuyển rõ rệt

3. Sự phát triển của thai nhi 23 tuần tuổi?

Thai 23 tuần có sự thay đổi rõ rệt về cân nặng. Vài tuần tiếp theo, cần nặng của thai nhi tiếp tục tăng và bắt đầu phát triển mạnh hơn. Những sợi lông tơ đầu tiên bắt đầu xuất hiện từ nang lông của bé. Lông tơ có màu trắng hoặc vàng nhạt, mẹ có thể cảm nhận được lớp lông này khi sợ nhẹ vàng vai, cánh tay, trán và má của bé. Thông thường lông tơ sẽ xuất hiện rõ hơn ở em bé sinh non, tuy nhiên trên thực tế những em bé đủ tháng cũng được sinh ra với lớp lông mềm mượt. 

Ở tuần thứ 23, lỗ mũi của thai nhi đã thông, nghĩa là không còn đóng như trước nữa. Điều này đồng nghĩa với việc em bé có thể tự thở độc lập vào lúc sinh. Cùng với đó, chất hoạt dịch đang bao phủ các túi phổi của bé giúp bé giữ oxi sau khi sinh.

4. Lưu ý khi chuẩn bị đồ dùng cần thiết đón bé chào đời

Tâm lý chung của các mẹ bỉm khi mới hạ sinh bé là chuẩn bị rất nhiều đồ cho bé. Trên thực tế, bé không cần nhiều đến thế. Hầu hết ở những tháng đầu đời, bé dành nhiều thời gian cho việc ăn và ngủ, vậy nên mẹ chỉ cần chuẩn bị những đồ dùng thiết yếu nhất. Ngoài ra, khi chuẩn bị đồ, mẹ cần có một số lưu ý như sau:

  • Luôn ưu tiên chất lượng: trong những tháng đầu đời, cơ thể đặc biệt là làn da của bé rất nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài, do đó mẹ nên ưu tiên lựa chọn các chất liệu an toàn, không chứa chất độc hại hoặc có khả năng gây kích ứng. Mẹ nên chú ý đến nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, tuyệt đối không sử dụng các mặt hàng trôi nổi và tìm đến những nhãn hàng uy tín.
  • Lên trước danh sách cần mua: Điều này sẽ giúp mẹ mua đúng đồ cần thiết, tránh mua quá nhiều dẫn đến dư thừa, lãng phí.
  • Tham khảo giá cả: Giá tiền luôn đi đôi với chất lượng, tuy nhiên không phải đồ đắt tiền mới là đồ tốt. Mẹ có thể lựa chọn những sản phẩm có giá vừa phải mà vẫn phù hợp với bé.
  • Không mua quá nhiều đồ, đặc biệt là quần áo vì giai đoạn sơ sinh bé thường lớn rất nhanh
  • Để tránh lãng phí, mẹ nên tính toán một mức ngân sách phù hợp cùng với danh sách những đồ dùng cần mua, trong trường hợp còn dư tiền, mẹ có thể cân nhắc mua thêm một số vật dụng bổ sung.
thai nhi 23 tuần
Mẹ chỉ cần chuẩn bị những đồ dùng thiết yếu nhất

5. Chế độ dinh dưỡng để thai nhi 23 tuần tuổi phát triển tốt hơn

Chế độ dinh dưỡng đặc biệt quan trọng ở giai đoạn thai 23 tuần. Trong khẩu phần ăn hàng ngày, mẹ lưu ý bổ sung các thực phẩm giàu các chất sau để cung cấp dinh dưỡng toàn diện cho bé.

Bổ sung nhiều canxi

Trong suốt thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ rất cần bổ sung nhiều canxi, đặc biệt khi bước sang tuần thứ 23, thành phần này lại càng được chú trọng hơn. Canxi là dưỡng chất chính để nuôi dưỡng hệ thống xương và răng của thai nhi. Nếu không đủ lượng canxi cần thiết; bé cưng sẽ “rút” canxi từ mẹ để phục vụ cho quá trình phát triển của mình. Mẹ bầu không bổ sung đủ canxi trong thai kỳ thường có nguy cơ loãng xương; và mắc các bệnh răng miệng cao hơn.

thai 23 tuần là mấy tháng
Canxi là dưỡng chất chính để nuôi dưỡng hệ thống xương và răng của thai nhi

Cách tốt nhất để đảm bảo lượng canxi cung cấp đầy đủ cho mẹ và bé là xây dựng chế độ ăn lành mạnh, đa dạng bao gồm các nhóm thực phẩm giàu canxi như: pho mát, sữa và chế phẩm từ sữa, cá mòi, đậu phụ, ngũ cốc… Mẹ có thể sử dụng sữa hoặc sữa chua ăn kèm với ngũ cốc vào bữa sáng vừa no và đủ chất. Các bữa xế có thể ăn salad có thêm phô mai hoặc trứng, cá hồi đóng hộp,… đều được. 

Nạp Vitamin D

Vitamin D cần thiết cho việc chuyển hoá hấp thu canxi và photpho, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển xương của thai nhi và giảm nguy cơ tiền sản giật, sinh non ở mẹ. Việc bổ sung vitamin D cho mẹ bầu nên được tiến hành ngay từ giai đoạn chuẩn bị mang thai, và tiếp tục duy trì suốt trong các tháng của thai kỳ để phòng chống bệnh còi xương, mềm xương và nhẹ cân cho thai nhi đồng thời giúp thai nhi phát triển tốt nhất cả về thể lực và trí tuệ.

thai nhi 23 tuần tuổi phát triển như thế nào
Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển xương của thai nhi

Để bổ sung vitamin D trong giai đoạn thai 23 tuần, mẹ có thể sử dụng các loại viên uống vitamin D theo lời khuyên và chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, phơi nắng từ 6-9h sáng hoặc 15-17h chiều, lúc ánh nắng dịu nhẹ 2 lần/tuần mà không thoa kem chống nắng cũng là một cách bổ sung vitamin D hiệu quả. Bên cạnh đó, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, mẹ chú trọng bổ sung các nhóm thực phẩm từ cá béo, dầu gan cá, các loại sữa và chế phẩm từ sữa, ngũ cốc để tăng cường vitamin D cho cơ thể.

Uống nhiều nước

Đối với mẹ bầu, nước đóng vai trò quan trọng giúp nuôi dưỡng cho cơ thể mẹ và bé. Mẹ bầu uống đủ nước sẽ giúp tăng hiệu suất vận chuyển chất dinh dưỡng vào cơ thể bé. Nước hòa tan, hấp thụ và chuyển dinh dưỡng đến các tế bào máu, thông qua nhau thai các tế bào sẽ được đưa đến và nuôi dưỡng tế bào thai nhi. Ngoài ra, uống đủ nước giúp mẹ bầu giảm các nguy cơ nhiễm trùng và các tình trạng phù nề, chuột rút,…

Trong giai đoạn thai 23 tuần, mẹ bầu cần bổ sung nhiều nước hơn người bình thường, từ 2 – 3 lít mỗi ngày. Mẹ có thể kiểm soát lượng nước uống vào là nhiều hay ít bằng cách xem màu của nước tiểu. Nếu nước tiểu màu vàng đậm, mẹ hãy uống thêm nước.

6. Lời khuyên cho mẹ mang thai tuần thứ 23

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu cũng cần có một số lưu ý sau để đảm bảo an toàn cho cả bé và mẹ:

  • Thắt dây an toàn khi ngồi trong xe giúp mẹ hạn chế khỏi những rung lắc khi di chuyển bằng ô tô 
  • Khi đi tàu xe, mẹ bị buồn nôn có thể là do thiếu oxy. Trong trường hợp này, mẹ hãy ngồi ở dãy ghế hai bên, tập trung hướng mắt về phía xa chân trời, nhấp môi nước lạnh, dùng vòng bấm huyệt hoặc ăn một ít thức ăn có gừng để giúp giảm cảm giác buồn nôn 
  • Hạn chế đến những nơi có khói thuốc: Thuốc lá có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của mẹ và bé, đặc biệt là hệ hô hấp
  • Mẹ nên tập thói quen nằm về phía bên trái, thay vì nằm ngửa. Tử cung trĩu nặng có thể chèn ép các mạch máu quan trọng cung cấp oxi cho nhau và em bé. Mẹ có thể thấy choáng hoặc ngất nếu nằm thẳng trong một thời gian. Nhớ đầu tư gối chất lượng tốt và nằm sao cho thoải mái nhất trên giường. Và đừng quên dành chút không gian cho bạn đời của mình nữa nhé.
  • Mẹ hãy ghi nhớ những thực phẩm cần tránh khi mang thai. Vi khuẩn hình que hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, có thể tìm thấy trong một số món ăn như: Pho-mát mềm, xà lách trộn, pate, sữa chưa tiệt trùng, thịt đông lạnh, sushi và thịt sống, v.v…
  • Giữ vệ sinh cho nhà bếp và rửa tay sạch sau khi xử lý thịt sống.
  • Nếu thấy đau, bị ra máu hoặc có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, mẹ cần phải báo với hộ sinh hoặc bác sĩ ngay để phòng tránh các nguy cơ.

Trên đây là những lời khuyên hữu ích dành cho mẹ bầu trong giai đoạn thai 23 tuần mà Colos Multi đã tổng hợp từ ý kiến của nhiều chuyên gia. Hy vọng với những thông tin trên đây, mẹ bầu sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn cho giai đoạn mang thai của mình.

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *