Tam cá nguyệt 1
Thai 6 tuần tuổi phát triển như thế nào? Cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao?
Đăng ngày | Chuyên mục | Tác giả |
24/07/2022 | Tam cá nguyệt 1 | Dược sĩ Hoàng Thị Tuyết |
Khi thai 6 tuần tuổi, bé yêu đã có những thay đổi nhất định và dần hoàn thiện hơn. Hẳn mẹ bầu cũng rất tò mò sinh linh nhỏ bé trong bụng mình phát triển như thế nào qua từng ngày đúng không? Vì thế trong bài viết dưới đây, Colos Multi sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết những thay đổi của cả mẹ và bé trong giai đoạn tuần thứ 6 của thai kỳ!

1. Thai nhi 6 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Nhìn chung, thai nhi được 6 tuần tuổi vẫn đang phát triển và các bộ phận cơ thể dần hoàn thiện. Dưới đây là những thay đổi có thể cảm nhận, theo dõi rõ ràng nhất.
1.1 Về kích thước
Thai 6 tuần kích thước bao nhiêu? Ở giai đoạn này, chiều dài đầu mông thai 6 tuần khoảng 0,6cm, xấp xỉ một hạt đậu. So với giai đoạn thai 5 tuần thì lúc này, cơ thể của em bé đã lớn hơn gấp đôi.
Tham vấn y khoa: Dược khoa Trương Anh Thư
1.2 Về nhịp tim
Thai nhi lúc này có có nhịp tim trong khoảng 120 – 160 lần/phút, gần gấp đôi nhịp tim người thường. Thế nhưng trong một số trường hợp, đến tuần thứ 8 hoặc thứ 10 thì thai nhi mới có nhịp tim vì tính lệch tuổi thai hoặc do gen di truyền. Vì thế nếu thai nhi 6 tuần tuổi vẫn chưa có nhịp tim thì bố mẹ cũng đừng quá lo lắng.
1.3 Về hình dáng
Qua hình ảnh siêu âm thai 6 tuần tuổi ta có thể thấy cơ thể của em bé lúc này mới chỉ có đầu và trán rất to. Bên cạnh đó, thân mình của thai nhi vẫn còn bé xíu trong khi những đường nét trên gương mặt ngày càng rõ nét. Đặc biệt hơn, khuôn mặt bé yêu bắt đầu xuất hiện chóp mũi, còn đôi mắt thì dần tách ra dần về hai phía thái dương hơn, lỗ mũi cũng dần hình thành. Bàn chân, bàn tay của em bé thì từ từ nhô ra như những mái chèo.

Cũng trong tuần thứ 6 của thai kỳ, em bé bắt đầu hình thành van tim, đồng thời đường dẫn không khí từ họng đến phổi cũng xuất hiện. Bán cầu não của bé phát triển một cách mạnh mẽ, những cơ quan khác như tủy xương, gan, ruột thừa, tuyến tụy cũng lần lượt hình thành. Ngoài ra, dây rốn cũng được tạo thành từ một đoạn ruột của em bé để hấp thu dưỡng chất, oxy từ cơ thể mẹ và đẩy những chất thải ra ngoài.
1.4 Về chuyển động
Trong giai đoạn thai 6 tuần này, thai nhi sẽ xuất hiện một số cử động nhưng mẹ bầu sẽ không nhận ra được vì khá nhỏ. Thai nhi lúc này vẫn ở dạng chữ C và di chuyển bên trong tử cung mẹ bầu. Bé còn có thể gập khuỷu và cổ tay nhờ phần xương bắt đầu hình thành.
2. Thai nhi 6 tuần tuổi đã có tim thai chưa?
13 ngày kể từ khi trứng thụ tinh thành công, trứng sẽ có nhiều thay đổi so với trước. Từ ngày thứ 16 trở đi, trong phôi thai xuất hiện thêm 2 mạch máu, cơ sở để hình thành 2 ống dẫn tim. Lúc này, tim thai chưa thật sự có hình dáng rõ ràng nhưng vẫn đảm nhận những chức năng như một quả tim thật sự.
Bước qua tuần thứ 4, thai nhi sẽ lớn hơn một chút, tim dần hoàn thiện hơn mặc dù chân tay, ngũ tạng chưa xuất hiện. Khi thai 6 tuần, tim thai mới bắt đầu hoạt động với nhịp tim gấp đôi người lớn. Tuy nhiên như đã đề cập ở trên, có thể vì tính tuổi thai lệch hoặc yếu tố gen làm ảnh hưởng đến sự phát triển tim thai. Nếu thai nhi gặp tình trạng này thì bố mẹ cũng đừng nên quá lo lắng vì có thể sẽ phát hiện tim thai vào tuần thứ 8 hoặc thứ 10 của thai kỳ.

Trong trường hợp đã tính được tuổi thai chính xác nhưng đến tuần thứ 8 vẫn không thấy tim thai thì khả năng cao thai đã bị chết lưu. Lúc này, xét nghiệm máu để là phương pháp cần được thực hiện để khẳng định rằng thai có thật sự chết lưu hay không.
Ngoài ra, nếu nhịp tim dao động từ 120 – 160 nhịp.phút chứng tỏ tim thai đang khỏe mạnh. Trường hợp thấp hơn hoặc cao hơn ngưỡng này báo hiệu thai nhi đang thiếu oxy.
3. Hình ảnh siêu âm thai 6 tuần tuổi
Dưới đây là một số hình ảnh thai 6 tuần:



4. Sự thay đổi trong cơ thể mẹ bầu ở tuần thứ 6 của thai kỳ
Không chỉ riêng em bé mà bản thân mẹ bầu cũng có sự thay đổi cả về tâm lẫn sinh lý. Cụ thể:
Về tâm lý, tâm trạng của mẹ bầu sẽ trở nên thất thường hơn vào giai đoạn tuần thứ 6 vì sự thay đổi của hormone trong cơ thể.
Về sinh lý, vào thời điểm thai 6 tuần tuổi, cơ thể mẹ bầu sẽ xuất hiện những triệu chứng sau:
- Buồn nôn: Một vài nghiên cứu cho thấy rằng khoảng 70 – 80% phụ nữ gặp tình trạng buồn nôn ở nhiều mức độ khác nhau trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ. Lúc này, mẹ bầu hãy cố gắng ăn uống điều độ, không bỏ bữa để tránh bị hạ đường huyết. Ngoài ra, hãy chọn những món ăn dễ tiêu hóa và không ép buộc bản thân phải ăn món ăn khiến mình khó chịu.
- Mệt mỏi: Mẹ bầu trong giai đoạn này có thể sẽ thấy mệt mỏi hơn trước, hơi thở cũng nặng nhọc hơn mỗi khi tập thể dục. Lúc này, hãy thực hiện những bài tập nhẹ nhàng hơn và kết hợp vào hoạt động hằng ngày.

- Bụng to ra: Vào tuần thứ 6 của thai kỳ, bạn có thể sẽ thấy vòng eo dày hơn mức bình thường. Dù chưa phải lúc để mặc áo bầu thế nhưng bạn nên chọn những bộ trang phục rộng rãi, có thể co giãn được.
- Đau lưng: Từ giai đoạn thai 6 tuần trở đi, những cơn đau đột ngột ở thắt lưng sẽ ngày càng rõ rệt. Điều này xuất phát từ nguyên nhân tử cung của bạn đang lớn dần ra và gây áp lực lên phần cột sống phía dưới. Do hàm lượng của hormone không ngừng tăng lên trong cơ thể nên những cơn đau lưng này sẽ xuất hiện liên tục trong suốt thai kỳ.
- Tần suất tiểu tiện tăng lên: Trong thời gian này, tần suất đi tiểu của mẹ bầu cũng tăng lên nhiều so với trước. Nguyên nhân là vì lượng máu đã tăng thêm 10% so với lúc chưa mang thai. Vì thế, lượng chất lỏng cần được xử lý cũng tăng lên. Ngoài ra, tử cung có sự thay đổi về kích thước, gây áp lực lên phần bàng quang khiến kích thích cảm giác đi tiểu.
Ngoài ra, cũng còn một số biểu hiện không phổ biến khác mà mẹ bầu có thể gặp phải trong giai đoạn này.
5. Lời khuyên dành cho mẹ bầu khi mang thai tuần thứ 6
Thai 6 tuần là một cột mốc vô cùng nhạy cảm, vì thế mẹ bầu cần ghi nhớ những lời khuyên sau để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé:
- Phải thật sự thận trọng khi dùng thuốc hay các thức uống có cồn. Nếu sử dụng thuốc cần phải thông qua sự tư vấn của bác sĩ.
- Mẹ bầu sẽ trở nên lo lắng hơn rằng bất cứ hành động mình làm có ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Thay vì vậy, hãy trao đổi và nhận những lời khuyên từ bác sĩ để tinh thần được thoải mái hơn.
- Hãy chọn những loại áo ngực thoải mái vì lúc này, vòng một của mẹ bầu có thể sẽ lớn hơn trước. Tuy nhiên giai đoạn thai 6 tuần này vẫn còn khá sớm để lựa chọn những chiếc áo ngực dành cho bà bầu hay cho con bú.
- Hạn chế việc phải “chạy ngược chạy xuôi” cả ngày hay những công việc đòi hỏi chân tay. Thay vào đó, hay dành cho mình thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để bé yêu có thể phát triển tốt nhất.

- Triệu chứng đau lưng vẫn thường diễn ra trong giai đoạn này, vì vậy hãy cân nhắc có nên mua một chiếc gối dành cho bà bầu hay không. Nó có chức năng hỗ trợ cho chiếc bụng ngày càng lớn hơn của bạn cũng như giảm bớt những cơn đau lưng phiền toái, giúp cho mẹ bầu có một giấc ngủ ngon hơn.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh và chỉ nạp khoảng 2.000 calo mỗi ngày. Mẹ bầu thay vì ăn ba bữa chính thì hãy chia nhỏ ra thành nhiều bữa trong ngày. Trong mỗi bữa ăn hãy lựa chọn những loại thực phẩm giàu vitamin và dinh dưỡng, chẳng hạn như thịt bò, rau xanh, trái cây,…
- Mẹ bầu thai 6 tuần hay cần duy trì thói quen uống 2 lít nước mỗi ngày trong suốt quá trình mang thai.
- Thực hiện những bài vận động nhẹ nhàng không gây ảnh hưởng đến thai nhi như yoga, thiền,…

- Tìm hiểu những nguyên nhân có thể dẫn đến việc sảy thai để có thể phòng tránh. Cụ thể, một vài nguyên nhân gây sảy thai là tử cung, nhiễm sắc thể bất thường, rối loạn đông máu, mất cân bằng nội tiết tố hãy phản ứng miễn dịch làm phá vỡ việc cấy ghép phôi thai.
- Tránh những tác nhân khiến mẹ bầu thường xuyên căng thẳng, stress, lo âu,…
- Mặc dù cung cấp chất dinh dưỡng là điều rất cần thiết trong giai đoạn mang thai nhưng mẹ bầu không được lạm dụng những loại thuốc giúp bổ trợ vitamin. Lượng vitamin nạp vào cơ thể cũng cần được cân đối để không gây ảnh hưởng đến mẹ và bé.
6. Thai nhi 6 tuần chậm phát triển chưa có tim thai, liệu có nguy hiểm không?
Siêu âm ở tuần thứ 6 của thai kỳ nhưng chưa có tim thai là nỗi lo thường trực của hầu như tất cả mẹ bầu, nhất là đối với các mẹ mới mang bầu “con so”. Tuy nhiên, các mẹ không cần phải quá lo lắng bởi vì nguyên nhân có thể là do thai chưa đủ tuần hoặc tính tuổi thai không chính xác do tính sai ngày rụng trứng thật.
Đối với các trường hợp này, cách tốt nhất là các mẹ nên đợi thêm 1 hoặc 2 tuần sau rồi hãy siêu âm lại. Nhưng nếu thai đã 8 tuần tuổi mà vẫn chưa có tim thai thì mẹ bầu nên hết sức lưu ý vì đây có thể dấu hiệu của thai chết lưu. Để chắc chắn, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm xét nghiệm máu beta HCG để kiểm tra xem thai có chết lưu hay không.

Do vậy, trong quá trình mang thai nếu mẹ bầu phát hiện thấy bất kỳ các dấu hiệu bất thường nào thì phải nhanh chóng liên hệ đến các bác sĩ, bệnh viện uy tín để kiểm tra và có những chỉ định kịp thời và chính xác nhất.
7. Chưa có tim thai ở tuần thứ 6 có phải là dấu hiệu sảy thai
Thai 6 tuần chậm phát triển chưa có tim thai sẽ là dấu hiệu sảy thai trong các trường hợp sau:
- Không nghe thấy nhịp tim của thai nhi và mức hCG của mẹ bầu giảm
- Các kết quả đo siêu âm không xác định được sự hiện diện của nhịp tim
- Không còn nghe thấy nhịp tim dù đã ghi nhận tim đập trong lần siêu âm trước đó.
Ngoài ra, để xác định nguy cơ sảy thai, các bác sĩ cũng có thể đo chiều dài của phôi thai. Nếu phôi lớn hơn 5mm nhưng không có nhịp tim thì đã sảy thai. Nếu túi thai lớn hơn 10mm nhưng không có noãn hoàng hoặc lớn hơn 20mm mà không có phôi hoặc túi noãn thì lương lượng là rất xấu.

8. Nhịp tim thai bao nhiêu là bình thường?
Thông thường vào tuần thai 5 – 12 của chu kỳ, tim thai gần như đã phát triển hoàn thiện. Mẹ bầu sẽ nghe được những nhịp đập rất rõ của bé vào tuần thứ 14 và tim thai sẽ có khả năng bơm được 24l máu/ngày khi bước sang tuần thứ 16. Trung bình nhịp tim dao động từ 120 – 160 lần/p nếu em bé cử động và đạp nhiều.
Bước sang tuần 20, tim thai sẽ ngày càng đạp mạnh hơn. Mẹ bầu có thể sử dụng tai nghe để nghe được nhịp tim của bé. Nhịp tim của con to và đều thì chúng tỏ con đang phát triển vô cùng khỏe mạnh.

Tuy nhiên các mẹ cũng nên hết sức lưu ý rằng, nếu nhịp tim của thai nhi đập hơn 180 lần/p thì đây có thể là một dấu hiệu báo động liên quan đến sức khỏe của bé hoặc của cơ thể mẹ.
Ngoài ra, nếu tim thai có nhịp đập dưới 70 lần/p ở tuần 6 – 8 tuần thì tỷ lệ sảy thai là vô cùng cao. Nguy cơ sảy thai là vào khoảng 86% nếu tim đập dưới 90 lần/p và vào khoảng 50% nếu tim đập dưới 120/p.
9. Lời khuyên dành cho mẹ bầu để giữ phôi thai khỏe mạnh
Có nhiều lý do khiến thai nhi 6 tuần tuổi không có tim thai. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể thực hiện các bước sau để giúp trái tim của em bé được khỏe mạnh:
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với khói thuốc lá vào 3 tháng đầu mang thai
- Uống axit folic trong chu kỳ vì giúp no có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim bẩm sinh
- Nói không với rượu bia để tránh các hội chứng rượu bào thai và các biến chứng khác

- Giữ đường huyết luôn ở mức ổn định, đặc biệt là nếu mẹ bị mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ
- Tránh sử dụng Acnotin để trị mụn trứng cá vì nó có thể khiến bé có nguy cơ bị dị tật tim bẩm sinh
Trên đây là những thông tin về thai 6 tuần tuổi và những điều mẹ bầu cần lưu ý trong giai đoạn này. Qua bài viết, Colos Multi hy vọng rằng bạn sẽ chuẩn bị hành trang thật kỹ càng trong chặng đường mang thai sắp tới nhé!
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Quá trình mang thai và phát triển của thai nhi ở từng tuần
Thai nhi 2 tuần tuổi có biểu hiện gì? Lời khuyên cho mẹ
Thai 11 tuần phát triển như thế nào? Lời khuyên dành cho mẹ
Thai 16 tuần phát triển như thế nào? Mẹ nên ăn gì?
Thai 21 tuần: Sự phát triển và cân nặng của thai nhi
Thai 26 tuần nặng bao nhiêu và thay đổi của cơ thể mẹ
Sự phát triển của thai nhi tuần 31 – Lời khuyên dành cho mẹ bầu
Thai 36 tuần – Sự phát triển của bé và cơ thể của mẹ bầu