Tam cá nguyệt 1
Thai 8 tuần tuổi phát triển như thế nào? Sự thay đổi ở mẹ
Đăng ngày | Chuyên mục | Tác giả |
24/07/2022 | Tam cá nguyệt 1 | Dược sĩ Hoàng Thị Tuyết |
Khi mang thai đến tuần thứ 8, có nghĩa là thai nhi đã được 2 tháng. Vào thời gian này, thai 8 tuần bắt đầu phát triển các cơ quan như tim, tay chân bắt đầu tách ra, mắt, mũi, miệng,… Đối với các mẹ bầu, cơ thể mẹ cũng bắt đầu có những sự thay đổi và có một số dấu hiệu khác thường. Cùng Colos Multi tìm hiểu chi tiết hơn sự thay đổi của cơ thể mẹ và bé trong giai đoạn này!

1. Thai nhi 8 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Đối với sự phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi, khi đi khám định kỳ các bậc cha mẹ sẽ biết được rất nhiều thông tin về sự phát triển của thai. Vào thời điểm này, bác sĩ sẽ chỉ cho mẹ bầu thấy được:
- Thai 8 tuần kích thước bao nhiêu? Thai nhi đang dần dãn người ra, kích thước khoảng tầm 2,5cm
- Đuôi cũng đang dần biến mất
- Bắt đầu hình thành các cơ quan như: tay, chân, mắt, mũi, miệng,.
- Sự hình thành và phát triển của tim thai, nhịp tim của thai thường đập từ 150-170 nhịp/phút
Trong giai đoạn thai nhi 8 tuần tuổi này, thai nhi đã bắt đầu có sự dịch chuyển nhưng tác động không mạnh do các cơ quan vẫn còn nhỏ và trong quá trình phát triển. Chính vì thế, cơ thể của mẹ bầu chưa thể cảm nhận được. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm cơ quan sinh dục ngoài xuất hiện nhưng vẫn chưa rõ ràng nên không thể soi qua siêu âm được.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Mai Hương
Một điều các mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai tuần thứ 8, trong giai đoạn này tim thai đã phát triển. Do đó nếu thai 8 tuần mà vẫn chưa phát hiện được nhịp tim thai 8 tuần, các thai phụ cần phải đặc biệt chú ý, sẽ có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:
- Thai nhi bị chậm phát triển nên tim thai chưa được hình thành. Mẹ bầu có thể làm xét nghiệm để kiểm tra nồng độ HCG hoặc mẹ bầu có thể chờ 1 đến 2 tuần để tái khám.
- Thai nhi đã ngừng phát triển và chết trong bụng mẹ. Điều này có thể biết được khi bạn siêu âm không tìm thấy tim thai.

2. Những thay đổi ở mẹ bầu khi mang thai tuần thứ 8
Khi mang thai tuần thứ 8, không chỉ mỗi thai nhi có sự thay đổi mà chính cơ thể mẹ cũng có một số thay đổi nhất định, chẳng hạn:
- Thay đổi trọng lượng cơ thể, có thể tăng hoặc giảm ký rất nhiều.
- Ngực phát triển hơn. Thời gian này mẹ bầu nên mặc các kiểu áo ngực dành cho bà bầu để thoải mái.
- Nôn nghén khiến mẹ bầu không ăn uống được, cơ thể mệt mỏi, mất ngủ, cảm xúc thất thường, dễ cáu gắt.
- Thường xuyên mắc tiểu, đi tiểu nhiều lần hơn bình thường vì bàng quang bị đè nặng, gây mất ngủ. Vào thời gian này, các mẹ bầu có thể ít uống nước vào buổi tối giảm được tình trạng này.
- Estrogen ở âm đạo tăng, âm đạo bị tiết dịch nhiều hơn bình thường. Điều này rất bình thường, tiết dịch ở âm đạo đang giúp cho ống sinh sản tránh bị nhiễm trùng.
- Dễ bị đầy hơi và táo bón vì hệ tiêu hóa của mẹ bầu khi mang thai sẽ bị chậm lại. Để khắc vụ triệu chứng này, mẹ bầu nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ.
3. Lời khuyên dành cho thai phụ trong tuần thứ 8 của thai kỳ
Khi mang thai, mẹ bầu cần phải lưu ý, cẩn thận rất nhiều từ trong cách sinh hoạt cho đến việc ăn uống. Nhất là trong giai đoạn mang thai tuần thứ 8, giai đoạn mà thai nhi bắt đầu hình thành các cơ quan quan trọng. Thời điểm này, các mẹ bầu nên:
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết:
Việc này khá quan trọng, trẻ nhỏ sẽ hấp thu chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ, do đó mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất như các loại Vitamin, kẽm, sắt, …theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để thai nhi được phát triển một cách khỏe mạnh.
Ở giai đoạn thai 8 tuần, mẹ bầu sẽ dễ bị nôn nghén, đầy hơi và táo bón. Ăn các loại thực phẩm giàu chất đạm, chất xơ, giàu dinh dưỡng, ít chất béo và dễ tiêu hóa sẽ giúp giảm bớt triệu chứng. Ngoài ra mẹ bầu cũng có thể chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều bữa trong ngày.

- Không vận động mạnh
Trong 3 tháng đầu, thai nhi vẫn chưa được ổn định. Chính vì thế mẹ bầu không nên vận động mạnh hoặc làm việc quá sức, có thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Để thoải mái, mẹ bầu có thể tham gia một số hoạt động nhẹ như tản bộ, đăng ký lớp yoga cho mẹ bầu,…
- Tâm lý thoải mái
Thai nhi ở trong cơ thể mẹ có thể bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của người mẹ, do đó mẹ bầu cần giữ tâm trạng luôn thoải mái. Cân bằng cảm xúc rất có ích cho sự phát triển của thai nhi.
- Thăm khám thai định kỳ
Quan trọng nhất chính là cần phải khám thai định kỳ theo lịch của bác sĩ để có thể theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi để có điều chỉnh kịp thời.
4. Các câu hỏi thường gặp
Ở giai đoạn thai kỳ tuần thứ 8, cơ thể bé còn nhỏ và dễ chịu ảnh hưởng từ tác động bên ngoài đặc biệt là sóng siêu âm. Do đó, nếu không thực cần thiết thì mẹ nên hạn chế siêu âm để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của bé
Tuỳ thuộc vào cơ điaj của mỗi người mẹ và sự phát triển của bé nên tim thai của bé sẽ xuất hiện vào các thời điểm khác nhau. Nếu nhịp tim thai 8 tuần chưa có thì mẹ cũng không cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu bất thường nghi ngờ thai lưu thì mẹ nên theo dõi 1. 2 tuần và thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán kịp thời.
Thai 8 tuần tuổi là một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Qua bài viết, Colos Multi hy vọng với những chia sẻ kinh nghiệm cũng như thông tin trên có thể giúp cho các mẹ bầu hiểu rõ hơn về sự phát triển của thai nhi, tìm được phương pháp tốt nhất để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh.
Lưu ý: Các bài viết của Mama Sữa Non Colos Multi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thai 6 tuần tuổi phát triển như thế nào? Cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao?
Thai nhi 7 tuần phát triển như thế nào? Mẹ nên ăn gì?
Thai 9 tuần tuổi phát triển như thế nào và đã ổn định chưa?
Thai 10 tuần tuổi – Sự phát triển của thai nhi và mẹ bầu