Tam Cá Nguyệt 2
Thai 23 tuần phát triển như thế nào? Bé nặng bao nhiêu?
Đăng ngày | Chuyên mục | Tác giả |
23/07/2022 | Tam Cá Nguyệt 2 | Dược sĩ Hoàng Thị Tuyết |
Bước sang tuần tuổi thứ 23, cơ thể bé bắt đầu có những sự thay đổi rõ rệt về cân nặng và bước đầu hình thành khả năng nhận thức và giao tiếp với mẹ. Bên cạnh đó, mẹ bầu trong giai đoạn này cũng phải chịu sự thay đổi về tâm lý và thể chất. Những lời khuyên hữu ích trong bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ cảm thấy an tâm hơn khi mang thai 23 tuần.

Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào khi mang thai 23 tuần?
Bước sang tuần thứ 23, sản phụ có sự thay đổi rõ rệt về cân nặng, độ dài tử cung và bắt đầu xuất hiện tình trạng rò rỉ nước ối. Cụ thể ở giai đoạn này, tử cung của sản phụ đã kéo dài khoảng 3,8cm về phía trên rốn. Cân nặng tăng trong khoảng từ 5,4 đến 6,8 kg kích thước bụng to hơn rõ rệt. Người nhà có thể nhận thấy rõ kích thước của bụng quá lớn hay quá nhỏ so với tuổi thai. Tuy nhiên, đây chỉ là những phán đoán ban đầu, để chắc chắn hơn mẹ nên trao đổi trực tiếp với chuyên gia.
Ngoài ra, ở giai đoạn thai nhi 23 tuần, mẹ có thể gặp phải tình trạng rò rỉ nước ối do tử cung đang đè trực tiếp lên bàng quang. Đây là một loại chất lỏng không mùi, rất dễ nhầm lẫn phân biệt với nước tiểu. Nếu sản phụ thấy chất lỏng bị rò rỉ, hãy xem nó có mùi như nước tiểu không, nếu không sản phụ cần đến cơ sở Y tế ngay lập tức.

Mẹ mang thai 23 tuần là mấy tháng? Bé nặng bao nhiêu? Khi bước vào giai đoạn thai nhi tuần 23 là mẹ đang bước vào tháng thứ 6 của thai kỳ và chỉ còn 3 tháng nữa, tương đương với 17 tuần, bé sẽ chào đời. Thời điểm lúc này bé đã vượt qua mốc 20 cm chiều dài và cân nặng khoảng 0,54 kg kích cỡ bằng quả cà tím.
Tâm lý mẹ thay đổi như thế nào khi mang thai 23 tuần?
Bên cạnh những sự thay đổi về cơ thể, tâm lý mẹ trong giai đoạn thai nhi 23 tuần cũng có sự biến chuyển rõ rệt. Khi thai nhi đạt mốc 23 tuần, mẹ sẽ thường xuyên bị hội chứng căng thẳng, lo lắng kéo theo đó là các chứng đi tiểu thường xuyên, ợ nóng và đau chân. Những triệu chứng về tâm lý và cả thể chất này gián tiếp khiến cho giấc ngủ của mẹ bị ảnh hưởng, khiến sản phụ khó ngủ hơn và thường xuyên bị tỉnh giấc. Do đó ở giai đoạn này, mẹ cần đến các biện pháp để làm dịu tâm lý, giải toả căng thẳng, tránh các tác nhân dễ gây ức chế.

Thai nhi 23 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Thai 23 tuần có sự thay đổi rõ rệt về cân nặng. Vài tuần tiếp theo, cần nặng của thai nhi tiếp tục tăng và bắt đầu phát triển mạnh hơn. Những sợi lông tơ đầu tiên bắt đầu xuất hiện từ nang lông của bé. Lông tơ có màu trắng hoặc vàng nhạt, mẹ có thể cảm nhận được lớp lông này khi sợ nhẹ vàng vai, cánh tay, trán và má của bé. Thông thường lông tơ sẽ xuất hiện rõ hơn ở em bé sinh non, tuy nhiên trên thực tế những em bé đủ tháng cũng được sinh ra với lớp lông mềm mượt.
Ở giai đoạn thai nhi tuần 23, lỗ mũi của thai nhi đã thông, nghĩa là không còn đóng như trước nữa. Điều này đồng nghĩa với việc em bé có thể tự thở độc lập vào lúc sinh. Cùng với đó, chất hoạt dịch đang bao phủ các túi phổi của bé giúp bé giữ oxi sau khi sinh.
Tham vấn y khoa: Dược khoa Trương Anh Thư
4. Lưu ý khi chuẩn bị đồ dùng cần thiết đón bé chào đời
Tâm lý chung của các mẹ bỉm khi mới hạ sinh bé là chuẩn bị rất nhiều đồ cho bé. Trên thực tế, bé không cần nhiều đến thế. Hầu hết ở những tháng đầu đời, bé dành nhiều thời gian cho việc ăn và ngủ, vậy nên mẹ chỉ cần chuẩn bị những đồ dùng thiết yếu nhất. Ngoài ra, khi chuẩn bị đồ, mẹ cần có một số lưu ý như sau:
- Luôn ưu tiên chất lượng: trong những tháng đầu đời, cơ thể đặc biệt là làn da của bé rất nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài, do đó mẹ nên ưu tiên lựa chọn các chất liệu an toàn, không chứa chất độc hại hoặc có khả năng gây kích ứng. Mẹ nên chú ý đến nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, tuyệt đối không sử dụng các mặt hàng trôi nổi và tìm đến những nhãn hàng uy tín.
- Lên trước danh sách cần mua: Điều này sẽ giúp mẹ mua đúng đồ cần thiết, tránh mua quá nhiều dẫn đến dư thừa, lãng phí.
- Tham khảo giá cả: Giá tiền luôn đi đôi với chất lượng, tuy nhiên không phải đồ đắt tiền mới là đồ tốt. Mẹ có thể lựa chọn những sản phẩm có giá vừa phải mà vẫn phù hợp với bé.
- Không mua quá nhiều đồ, đặc biệt là quần áo vì giai đoạn sơ sinh bé thường lớn rất nhanh
- Để tránh lãng phí, mẹ nên tính toán một mức ngân sách phù hợp cùng với danh sách những đồ dùng cần mua, trong trường hợp còn dư tiền, mẹ có thể cân nhắc mua thêm một số vật dụng bổ sung.

5. Chế độ dinh dưỡng để thai nhi 23 tuần tuổi phát triển tốt hơn
Chế độ dinh dưỡng đặc biệt quan trọng ở giai đoạn thai 23 tuần. Trong khẩu phần ăn hàng ngày, mẹ lưu ý bổ sung các thực phẩm giàu các chất sau để cung cấp dinh dưỡng toàn diện cho bé.
Bổ sung nhiều canxi
Trong suốt thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ rất cần bổ sung nhiều canxi, đặc biệt khi bước sang giai đoạn thai nhi 23 tuần, thành phần này lại càng được chú trọng hơn. Canxi là dưỡng chất chính để nuôi dưỡng hệ thống xương và răng của thai nhi. Nếu không đủ lượng canxi cần thiết; bé cưng sẽ “rút” canxi từ mẹ để phục vụ cho quá trình phát triển của mình. Mẹ bầu không bổ sung đủ canxi trong thai kỳ thường có nguy cơ loãng xương; và mắc các bệnh răng miệng cao hơn.

Cách tốt nhất để đảm bảo lượng canxi cung cấp đầy đủ cho mẹ và bé là xây dựng chế độ ăn lành mạnh, đa dạng bao gồm các nhóm thực phẩm giàu canxi như: pho mát, sữa và chế phẩm từ sữa, cá mòi, đậu phụ, ngũ cốc… Mẹ có thể sử dụng sữa hoặc sữa chua ăn kèm với ngũ cốc vào bữa sáng vừa no và đủ chất. Các bữa xế có thể ăn salad có thêm phô mai hoặc trứng, cá hồi đóng hộp,… đều được.
Nạp Vitamin D
Vitamin D cần thiết cho việc chuyển hoá hấp thu canxi và photpho, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển xương của thai nhi và giảm nguy cơ tiền sản giật, sinh non ở mẹ. Việc bổ sung vitamin D cho mẹ bầu nên được tiến hành ngay từ giai đoạn chuẩn bị mang thai, và tiếp tục duy trì suốt trong các tháng của thai kỳ để phòng chống bệnh còi xương, mềm xương và nhẹ cân cho thai nhi đồng thời giúp thai nhi phát triển tốt nhất cả về thể lực và trí tuệ.

Để bổ sung vitamin D trong giai đoạn thai 23 tuần, mẹ có thể sử dụng các loại viên uống vitamin D theo lời khuyên và chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, phơi nắng từ 6-9h sáng hoặc 15-17h chiều, lúc ánh nắng dịu nhẹ 2 lần/tuần mà không thoa kem chống nắng cũng là một cách bổ sung vitamin D hiệu quả. Bên cạnh đó, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, mẹ chú trọng bổ sung các nhóm thực phẩm từ cá béo, dầu gan cá, các loại sữa và chế phẩm từ sữa, ngũ cốc để tăng cường vitamin D cho cơ thể.
Uống nhiều nước
Đối với mẹ bầu, nước đóng vai trò quan trọng giúp nuôi dưỡng cho cơ thể mẹ và bé. Mẹ bầu uống đủ nước sẽ giúp tăng hiệu suất vận chuyển chất dinh dưỡng vào cơ thể bé. Nước hòa tan, hấp thụ và chuyển dinh dưỡng đến các tế bào máu, thông qua nhau thai các tế bào sẽ được đưa đến và nuôi dưỡng tế bào thai nhi. Ngoài ra, uống đủ nước giúp mẹ bầu giảm các nguy cơ nhiễm trùng và các tình trạng phù nề, chuột rút,…
Trong giai đoạn thai 23 tuần, mẹ bầu cần bổ sung nhiều nước hơn người bình thường, từ 2 – 3 lít mỗi ngày. Mẹ có thể kiểm soát lượng nước uống vào là nhiều hay ít bằng cách xem màu của nước tiểu. Nếu nước tiểu màu vàng đậm, mẹ hãy uống thêm nước.
6. Lời khuyên cho mẹ mang thai tuần thứ 23
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu cũng cần có một số lưu ý sau để đảm bảo an toàn cho cả bé và mẹ:
- Thắt dây an toàn khi ngồi trong xe giúp mẹ hạn chế khỏi những rung lắc khi di chuyển bằng ô tô
- Khi đi tàu xe, mẹ bị buồn nôn có thể là do thiếu oxy. Trong trường hợp này, mẹ hãy ngồi ở dãy ghế hai bên, tập trung hướng mắt về phía xa chân trời, nhấp môi nước lạnh, dùng vòng bấm huyệt hoặc ăn một ít thức ăn có gừng để giúp giảm cảm giác buồn nôn
- Hạn chế đến những nơi có khói thuốc: Thuốc lá có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của mẹ và bé, đặc biệt là hệ hô hấp
- Mẹ nên tập thói quen nằm về phía bên trái, thay vì nằm ngửa. Tử cung trĩu nặng có thể chèn ép các mạch máu quan trọng cung cấp oxi cho nhau và em bé. Mẹ có thể thấy choáng hoặc ngất nếu nằm thẳng trong một thời gian. Nhớ đầu tư gối chất lượng tốt và nằm sao cho thoải mái nhất trên giường. Và đừng quên dành chút không gian cho bạn đời của mình nữa nhé.
- Mẹ hãy ghi nhớ những thực phẩm cần tránh khi mang thai. Vi khuẩn hình que hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, có thể tìm thấy trong một số món ăn như: Pho-mát mềm, xà lách trộn, pate, sữa chưa tiệt trùng, thịt đông lạnh, sushi và thịt sống, v.v…
- Giữ vệ sinh cho nhà bếp và rửa tay sạch sau khi xử lý thịt sống.
- Nếu thấy đau, bị ra máu hoặc có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, mẹ cần phải báo với hộ sinh hoặc bác sĩ ngay để phòng tránh các nguy cơ.
Trên đây là những lời khuyên hữu ích dành cho mẹ bầu trong giai đoạn thai 23 tuần mà Colos Multi đã tổng hợp từ ý kiến của nhiều chuyên gia. Hy vọng với những thông tin trên đây, mẹ bầu sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn cho giai đoạn mang thai của mình.
Lưu ý: Thông tin trên trang web này không nên được sử dụng để thay thế cho việc chăm sóc y tế và lời khuyên của bác sĩ nhi khoa của bạn. Có thể có các cách điều trị khác nhau mà bác sĩ nhi khoa của bạn có thể đề nghị dựa trên các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thai 21 tuần: Sự phát triển và cân nặng của thai nhi
Thai nhi 22 tuần: Sự phát triển và cân nặng của bé
Thai 24 tuần: Sự phát triển & cân nặng của bé như thế nào
Thai 25 tuần tuổi – Sự phát triển của bé và lời khuyên cho mẹ