Bầu 36 tuần đau bụng dưới có sao không? Đây là dấu hiệu gì?

Tác giả: Dược sĩ Hoàng Thị Tuyết | Đăng ngày: 11/08/2022 | Chỉnh sửa: 02/12/2022

Bầu 36 tuần đau bụng dưới có sao không? Đây là dấu hiệu gì?

Những cơn đau bụng dưới ở tuần 36 của thai kỳ

Tuần 36 là giai đoạn quan trọng vì gần đến ngày sinh, mẹ bầu chắc chắn sẽ luôn cảm thấy lo lắng về vấn đề sinh non hoặc các vấn đề sức khỏe của thai nhi. Khi gặp trường hợp bầu 36 tuần đau bụng dưới, chắc chắn các mẹ bầu sẽ hoang mang và lo sợ. Dưới đây Colos Multi xin giải đáp những nguyên nhân có thể xảy ra.

Những cơn đau bụng dưới ở tuần 36 của thai kỳ.
Những cơn đau bụng dưới ở tuần 36 của thai kỳ.

1. Lý do mẹ bầu 36 tuần đau bụng dưới

Giai đoạn cuối thai kỳ, là khoảng thời gian cơ thể có sự thay đổi bên trong gây nên nhiều vấn đề sức khỏe cho mẹ bầu vì những thay đổi này. Mẹ bầu dễ xuất hiện nhiều cơn đau nhức bất ngờ, mệt mỏi, khó chịu. Cơn đau do sự chèn ép lớn vào vùng xương chậu thường xuyên gây tức hoặc đau bụng. 

Đặc biệt hơn là mẹ bầu 36 tuần đau bụng dưới là triệu chứng thường gặp phải. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng mẹ có nguy cơ sinh non hoặc dễ mắc bệnh nhiễm trùng.

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Thành

Một vài nguyên nhân đâu dẫn đến triệu chứng trên: 

1.1 Đau đẻ giả

Hiện tượng cơn gò Braxton Hicks hay còn gọi là đau đẻ giả thường xảy ra ở những tháng cuối thai kỳ. Cơn đau co thắt và xảy ra bất ngờ không theo một chu kỳ nhất định nào. Mẹ bầu 36 tuần đau bụng dưới thường cảm thấy như bị thắt chặt hoặc chuột rút trong tử cung, cảm giác đau giống với đau bụng kinh. 

Bụng căng cứng khi chạm vào. Mỗi cơn đau sẽ ngày một nhiều và giảm dần. Thường thì đau đẻ giả sẽ xảy ra khi mẹ bầu hoạt động quá mạnh. 

Đau đẻ giả có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bầu 36 tuần đau bụng dưới
Đau đẻ giả có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bầu 36 tuần đau bụng dưới

1.2 Sắp sinh

Không giống với cơn gò Braxton Hicks – Mẹ bầu 36 tuần đau bụng dưới thường xuyên kèm rò rỉ nước ối hoặc bong nút nhầy thì đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm. Cơn đau khi sắp sinh sẽ kéo dài và tần suất cơn đau xuất hiện nhiều hơn. Cường độ đau cũng sẽ tăng dần. Giai đoạn này cần đưa mẹ bầu đến bệnh viện sớm nhất.

1.3 Bong nhau non

Bong nhau non xảy ra khi nhau thai tách ra khỏi thành tử cung trước khi chuyển dạ. Mẹ bầu sẽ cảm thấy đau bụng kèm chảy máu vùng kín, đau lưng, các cơ đau co thắt mạnh ở vùng bụng,… 

Trường hợp bong nhau non là trường hợp nguy hiểm, mẹ bầu cần đến bệnh viện sớm nhất để không bị đe dọa ảnh hưởng tới sinh mạng của mẹ và bé.

1.4 Nhiễm trùng đường tiết niệu

Ngoài dấu hiệu trên, mẹ bầu 36 tuần đau bụng dưới cũng có thể là do nhiễm trùng đường tiết niệu. Mẹ bầu cảm thấy nóng rát khi đi tiểu, tiểu thường xuyên và có mùi, nặng hơn là sốt, ớn lạnh, đau bụng nặng hoặc đi tiểu ra máu thì nên đến bác sĩ ngay. Vì phần lớn nhiễm trùng đường tiết niệu rất dễ gây sinh non. 

2. Đau bụng dưới ở tuần 36 có nguy hiểm không?

Ở giai đoạn cuối tháng thai kỳ, khi thai nhi trong bụng mẹ ngày càng lớn dần, dẫn đến cơ thể mẹ ngày càng nặng nề, chèn ép lên một số cơ quan trong cơ thể của mẹ. Điều này vô tình gây nên những cơn đau bụng khi mang thai. 

Bầu 36 tuần đau bụng dưới có thể là những hiện tượng phổ biến thông thường. Bởi khi bé trong bụng đã lớn, bụng bầu ngày càng xệ xuống dẫn đến các cơn đau ở vùng bụng dưới. Mẹ bầu khó sinh hoạt hơn bình thường.

Mang bầu tuần 36 bị đau bụng dưới có nguy hiểm đến mẹ và bé.
Mang bầu tuần 36 bị đau bụng dưới có nguy hiểm đến mẹ và bé.

Thai nhi khi lớn cũng thường xuyên đạp nhiều hơn, bé khá hiếu động và nhào lộn trong bụng mẹ hơn. Mỗi khi bé đạp bụng tạo áp lực lên thành bụng, thành bụng sẽ cứng lên và phản ứng lại gây ra những cơn đau bụng dưới khó chịu. Cơn đau thường nhẹ và không kéo dài lâu nên mẹ cũng đừng quá lo lắng.

Tuy nhiên, từ tuần 36 trở đi nếu cơn đau đi kèm với dấu hiệu: chảy máu âm đạo, dịch âm đạo tiết ra nhiều, đi tiểu đau rát và có mùi nặng, xuất hiện cơn co thắt nhiều và nhanh , buồn nôn, mệt mỏi, sốt,… thì cần đến bệnh viện ngay. Đây là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo mẹ có thể sinh non hoặc nhiễm trùng nặng. 

3. Nên làm gì khi đau bụng dưới ở tuần 36

Giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ bầu thường cảm thấy lo lắng, dễ rơi vào trầm cảm, sức đề kháng suy giảm. Đặc biệt, khi cảm nhận những cơn đau bụng dưới, các mẹ dễ bị ảnh hưởng tâm lý. Một vài gợi ý nhỏ cho các mẹ bầu 36 tuần bị đau bụng dưới, giúp mẹ có thể cải thiện cơn đau nhanh nhất khi ở nhà và bớt cảm thấy lo lắng:

Lời khuyên giúp mẹ bầu giảm cơn đau bụng dưới.
Lời khuyên giúp mẹ bầu giảm cơn đau bụng dưới.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung thêm các chất vitamin, chất khoáng,… Bổ sung thêm trái cây, hoa quả, sữa chua, ngũ cốc, rau xanh, protein,
  • Giữ tinh thần thoải mái nhất có thể, hạn chế suy nghĩ nhiều, lo lắng.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, căng cơ, tăng cường sức khỏe như đi bộ, yoga, thiền…
  • Không quan hệ tình dục trong tháng cuối thai kỳ.
  • Không làm việc nặng, hoạt động mạnh, đi lại nhẹ nhàng.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, khi cảm thấy mệt mỏi hay đau bụng nặng thì nên massage nhẹ vùng bụng. Đổi tư thế khi nằm tránh tác động đến vùng bụng dưới.
  • Nên nằm ngủ nghiêng, bởi khi nằm thẳng dễ gây ngạt cho thai nhi dẫn đến thai chết lưu.
  • Uốn cong người về phía trước và giữ tư thế trong 10 – 15 giây. 
  • Tắm với nước âm và thả lỏng cơ thể. Uống nước ấm.

Nếu bạn vẫn cảm thấy đau bụng vùng dưới và cơn đau ngày càng kéo dài. Cơn đau kèm dấu hiệu như vỡ ối, có máu khi đi tiểu,… Mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế để được chăm sóc nhanh nhất. 

Hy vọng Colos Multi đã giúp các mẹ bầu 36 tuần đau bụng dưới hiểu rõ được những nguyên nhân và cách khắc phục kịp thời. Ở những giai đoạn cuối thai kỳ này, các mẹ bầu chắc chắn sẽ không tránh khỏi những lo lắng, căng thẳng. Tuy vậy, các mẹ hãy cứ giữ vững tinh thần thoải mái, hạn chế suy nghĩ tiêu cực vì nó sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Chúc cho những tháng cuối thai kỳ, mẹ tròn con vuông, chờ đến ngày gặp nhau.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *