Thai ngôi đầu là gì? Mẹ lưu ý gì khi bé quay đầu ở tuần 28?

Tác giả: Dược sĩ Hoàng Thị Tuyết | Đăng ngày: 12/08/2022 | Chỉnh sửa: 29/11/2022

Thai ngôi đầu là gì? Mẹ lưu ý gì khi bé quay đầu ở tuần 28?

ngôi thai đầu

Chị em khi mang thai chắc hẳn ai cũng lo lắng và gặp rất nhiều khó khăn trong tìm hiểu các vấn đề về thai kỳ. Trong đó, có những vấn đề câu hỏi như ngôi thai đầu là gì, nên sinh thường hay sinh mổ,… Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc mà chị em đang mắc phải.

ngôi thai đầu
Ngôi thai đầu là gì? Điều này gây ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu?

1. Định nghĩa về ngôi thai đầu

1.1 Ngôi thai là gì?

Ngôi thai là phần thấp nhất của thai nhi so với khung xương chậu của người mẹ, đây là nơi mà em bé sẽ đi ra đầu tiên khỏi cơ thể mẹ. Hiểu rõ hơn thì là phần cổ tử cung của mẹ vì đây là cửa ra của em bé. Vì vậy, người ta rất quan tâm đến việc phải xác định ngôi thai, các bác sĩ sẽ tiến hành đưa ra lựa chọn cho cách thức sinh phù hợp đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Ngôi thai thường sẽ phụ thuộc nhiều vào sự chuyển động của thai nhi trong bụng mẹ, có ba dạng thai chính thường thấy là thai ngôi ngang, thai ngôi đầu và thai ngôi mông. Trong đó, thai ngôi đầu được xem là vị trí tốt nhất, thuận tư thế giúp em bé ra ngoài một cách dễ dàng và an toàn nhất, hạn chế những cơn đau cho mẹ khi sinh thường. 

Từ tuần thứ 24 của thai kỳ, ngôi thai sẽ bắt đầu có sự di chuyển, thai nhi thường xoay trong buồng tử cung. Tới tuần cuối cùng, mẹ bầu sẽ có biểu hiện nhói và đau cho những lần chuyển dạ. Khi thai lớn dần sẽ ít chuyển ngôi, thời điểm này các bác sĩ sẽ chẩn đoán và xác định được vị trí của ngôi thai. 

thai nhi quay đầu ở tuần 28
Ngôi thai là phần thấp nhất của thai nhi so với khung xương chậu của người mẹ

Phần lớn các mẹ bầu thường gặp tình trạng ngôi thai đầu. Theo một vài thống kê cho thấy, đa phần 90% các mẹ đều mang ngôi thai đầu. Vậy đặc điểm khi mang thai ngôi là như thế nào?

Ngôi thai đầu được xem là ngôi thai thuận lợi nhất trong việc sinh nở. Đầu thai nhi sẽ quay xuống hướng về âm hộ của mẹ, mông thai nhi sẽ hướng về ngực mẹ, giúp việc sinh thường dễ dàng hơn.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận

Tùy theo vị trí của bé, ngôi thai đầu thường chia thành 2 dạng chính:

2.1. Ngôi thai đầu chỏm trước

Đây là tư thế mà em bé cúi đầu và lưng của em bé xuống phía bụng mẹ. Tư thế này giúp phụ nữ dễ sinh nở qua cửa âm đạo dễ dàng và thuận lợi nhất.

2.2. Ngôi thai đầu chỏm sau

Tư thế này chiếm khoảng 25% khi thai kỳ bước vào giai đoạn chuyển dạ. Đầu em bé sẽ cúi xuống và mặt sẽ quay về phía bụng mẹ. Việc này gây khó khăn hơn so với ngôi thai đầu chỏm trước trong việc sinh nở. Bởi vì đầu em bé khi ra khỏi ngoài, cổ tử cung cần giãn mở rộng hơn bình thường, nếu độ rộng không đủ sẽ dễ bị mắc kẹt trong quá trình xoay đầu em bé, mất thời gian vì phải xoay một góc lớn để đưa thai nhi về tư thế giống ngôi đầu chỏm trước.

Với các ngôi còn lại tuy là ngôi thai đầu, nhưng nếu thai nhi cúi không tốt để chuẩn bị đường đi qua âm đạo, sẽ gây khó khăn trong lúc sinh nở. Vì vậy, đối với từng ngôi thai bác sĩ sẽ đưa ra những quyết định là nên sinh mổ hay sinh thường cho thai phụ.

ngôi thai đầu là gì
Phần lớn mẹ bầu đều gặp tình trạng ngôi thai đầu

3. Cách nhận biết ngôi thai đầu.

Khoảng 80% thai kỳ, thai nhi quay đầu ở tuần thứ 28 – 29, 20% còn lại sẽ rơi vào trường hợp quay đầu sớm hoặc trễ hơn (trước khi chuyển dạ)

Bước sang tuần thứ 28 của thai kỳ, thai phụ nên siêu âm để biết chính xác việc thai đã xoay đầu thành ngôi thai thuận hay chưa. Đây là phương pháp hiện đại, đảm bảo độ chính xác tương đối cao. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể kiểm tra thông qua hình dáng của bụng, vị trí thai, cử động tay chân đạp trong bụng mẹ.

thai ngôi đầu là gì
Siêu âm là phương pháp tối ưu nhất để xác định ngôi thai đầu

Khi thai nhi quay đầu, bụng của mẹ sẽ có hình oval, kéo từ trên xuống dưới, từ đầu xương sườn cho đến xương mu. Trên tử cung, bác sĩ sẽ thấy được mông thai nhi, ở phần dưới tử cung là đầu hình tròn và cứng, hai bên sườn sẽ là lưng, tay và chân của em bé.

  • Ngôi thai đầu chỏm trước: Mẹ bầu sẽ cảm nhận những cú đá của bé ở vùng dưới xương sườn. Phần lưng của trẻ sẽ cứng và tròn khi sờ vào bên bụng.
  • Ngôi thai đầu chỏm sau: Mẹ thường cảm thấy bé đạp nhiều hơn ở phía dưới bụng, rốn có thể bị lõm xuống, vùng bụng thường mềm hơn và dễ ấn xuống hơn thay vì căng tròn.

Mẹ bầu sẽ cảm nhận được áp lực bụng dưới bởi khi thai nhi quay đầu thành ngôi thai thuận sẽ tạo nếp gấp khi ngồi. Một vài thai phụ sẽ cảm nhận rõ khác nhau tùy vào thành bụng dày hay mỏng.

4. Một số câu hỏi về ngôi thai

Có thể hiểu được những nỗi lo của thai phụ trong quá trình sắp chuyển dạ. Chắc chắn sẽ có những câu hỏi liên quan đến việc sinh nở. Dưới đây là một vài câu hỏi thường được các mẹ bầu quan tâm nhất.

thai ngôi đầu
Bạn quan tâm về những vấn đề gì liên quan đến ngôi thai đầu

4.1. Ngôi thai thuận sớm có thể khiến mẹ bầu sinh sớm hơn dự kiến không?

Ngôi thai quay đầu sớm là dấu hiệu của việc sinh sớm không hoàn toàn chính xác, theo các bác sĩ chuyên khoa, chỉ một số yếu tố nhận biết không thể nói lên được điều gì. Thai phụ cần theo dõi thêm những dấu hiệu khác như: Đau lưng vùng dưới, phù nề, ra dịch hồng,…để biết chính xác rõ tình trạng của thai nhi.

Ngôi thai ảnh hưởng trực tiếp đến phương pháp sinh, ngôi thai không thuận sẽ dẫn đến nhiều rủi ro khi sinh, phải sử dụng đến phương pháp sinh mổ để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Vì vậy, những tháng cuối các mẹ nên đi thăm khám thường xuyên để xác định vị trí ngôi thai và có những biện pháp xoay ngôi thai sớm nhất.

4.2. Mẹ bầu sinh bằng phương pháp nào khi mang ngôi thai đầu.

Đối với ngôi thai chỏm trước, ngôi thai đầu này có nhiều ưu điểm hơn khi sinh thường so với ngôi thai chỏm sau. Có những nghiên cứu liên quan đến một số yếu tố bất lợi như chuyển dạ kéo dài, suy thai, mẹ kiệt sức. Tuy nhiên, chuyển dạ là một quá trình nơi mà thai nhi thích nghi với những thay đổi để chào đời. Đây là một điều kì diệu mà khó có thể giải thích hết được. 

Như đã phân tích ở trên, nếu thai nhi có ngôi thuận cho việc sinh nở, thì mẹ bầu thường sẽ được chỉ định sinh thường. Tuy nhiên, ngoài những đánh giá trên thì sẽ còn thêm những yếu tố khác như: thai nhi có cân nặng bao nhiêu, khung xương chậu có đủ rộng để sinh thường,… 

thai nhi ngôi đầu
Sinh thường sẽ là phương pháp được bác sĩ chỉ định nếu cơ thể mẹ có thể đáp ứng

Như vậy, ngoài đánh giá trên thì sẽ còn tùy thuộc vào cơ địa của người mẹ để đánh giá cho phương pháp sinh nào là hiệu quả nhất. Phương pháp sinh cũng là những thắc mắc mà các mẹ bầu quan tâm tới? 

Một số mẹ bầu mong muốn được sinh thường và cũng có những mẹ bầu mong muốn sinh mổ. Nhưng quyết định sinh phương pháp nào cũng đều tùy thuộc vào tình trạng và cơ thể của mẹ bầu, đặc biệt là quyết định của bác sĩ.

4.3. Ngôi thai bất thường có nguy hiểm không?

Ngôi thai bất thường sẽ xảy ra do có nhiều nguyên nhân tác động, có thể tử cung hoặc xương chậu của mẹ bầu có hình dạng bất thường gây nên tình trạng trên. Một số thì do thai nhi phát triển quá lớn hoặc không may bị dị tật bẩm sinh.

Khi gặp những khó khăn ảnh hưởng tới sức khỏe và an toàn của mẹ và bé. Các mẹ nên đi khám thai kỳ thường xuyên để bác sĩ phát hiện sớm và có phương án xử lý kịp thời. Ngoài ra, các mẹ cũng nên tập một số bài tập giúp điều chỉnh vị trí ngôi thai cho thích hợp. Để việc sinh nở dễ dàng và an toàn hơn. 

Trên đây là những giải đáp thắc mắc về ngôi thai đầu mà các mẹ quan tâm. Colos Multi rất mong những tổng hợp của chúng tôi sẽ giúp giải quyết những vấn đề mà các mẹ bầu thắc mắc. Colos Multi chúc bạn mẹ tròn con vuông!

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Vì sao thai nhi nấc cụt trong bụng mẹ nhiều lần trong ngày?

Thai nhi trườn trong bụng mẹ: Ý nghĩa của hành động đó

Cách gỡ dây rốn quấn cổ 1 vòng cho thai nhi đơn giản mà hiệu quả

Thai giáo là gì? Hướng dẫn thực hiện thai giáo cho con

Kích thước vòng bụng khi mang thai to có sao không?

Thai 28 tuần tuổi – Sự phát triển của bé và mẹ cần lưu ý gì?

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *