Chế độ dinh dưỡng thai kỳ khoa học cho mẹ khi mang thai

Tác giả: Dược sĩ Hoàng Thị Tuyết | Đăng ngày: 13/08/2022 | Chỉnh sửa: 29/11/2022

Chế độ dinh dưỡng thai kỳ khoa học cho mẹ khi mang thai

dinh dưỡng khi mang thai

Dinh dưỡng thai kỳ có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mẹ bầu cũng như quyết định thai nhi có phát triển một cách toàn diện hay không. Vì thế, mỗi phụ nữ mang thai cần được trang bị đầy đủ những kiến thức để thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp. Để biết được những thực phẩm và chất dinh dưỡng nào cần thiết cho cơ thể trong giai đoạn này, mời bạn đọc theo dõi những thông tin đã được Colos Multi tổng hợp dưới đây!

dinh dưỡng khi mang thai
Dinh dưỡng cho bà bầu trong khi mang thai như thế nào là hợp lý?

1. 5 nhóm thực phẩm

Thông thường, thực phẩm được chia thành 5 nhóm chính, bao gồm:

  • Nhóm ngũ cốc và tinh bột: Cơm, mỳ, bánh mỳ, yến mạch, ngũ cốc,…
  • Nhóm các loại hoa quả: Hoa quả tươi, hoa quả đông lạnh, đóng hộp, hoa quả khô và nước ép từ hoa quả 100%.
  • Nhóm các loại rau củ: Rau sống, rau đã qua nấu chín, rau bảo quản đông lạnh, đóng hộp và nước ép từ rau củ 100%.
  • Thực phẩm giàu chất đạm: Các loại thịt, trứng, hải sản, các loại đậu, đỗ hay chế phẩm từ đậu nành, đậu phộng, các loại hạt.
  • Sữa và những sản phẩm từ sữa: Sữa, kem, phô mai, sữa chua,…
dinh dưỡng thai kỳ
Đảm bảo cung cấp đủ 5 nhóm thực phẩm chính cho mẹ bầu

Để có một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và đảm bảo dinh dưỡng thai kỳ, bữa ăn của bạn phải có đầy đủ 5 nhóm thực phẩm nêu trên.

2. Dầu mỡ có lợi hay hại?

Mặc dù không được xếp riêng thành một nhóm thực phẩm chính nhưng dầu mỡ lại vô cùng quan trọng đối với cơ thể của phụ nữ mang thai. Cụ thể, nó cung cấp những chất dinh dưỡng thiết yếu góp phần hình thành nên các tế bào, cơ quan của thai nhi. Ngoài ra, nó còn nạp thêm năng lượng và nuôi nhau thai phát triển.

Để đảm bảo dinh dưỡng khi mang thai, mẹ bầu nên tránh hấp thu những chất béo dạng rắn từ động vật hay những thức ăn đã được chế biến sẵn. Những chất béo từ thực vật lại được khuyên dùng hơn trong giai đoạn thai kỳ.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Thành
dinh duong cho ba me mang thai
Mẹ nên ưu tiên sử dụng các chất béo từ thực vật.

3. Cung cấp vitamin và khoáng chất

Không thể phủ nhận vai trò của các loại vitamin và khoáng chất đối với cơ thể con người, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Bởi lẽ, quá trình thai kỳ của mẹ bầu cần được dung nạp nhiều hơn lượng acid folic và sắt. Những vitamin cần thiết khác có thể kể đến là vitamin A, D, C, B1, B2,…

dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai
Cung cấp đầy đủ các loại vitamin trong thai kỳ.

4. Cung cấp acid folic

Acid folic (Folat) thuộc vitamin nhóm B và được đánh giá là giữ vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu. Để phòng tránh hiện tượng thai nhi bị dị tật ống thần kinh, phụ nữ mang thai cần bổ sung 400 microgram acid folic mỗi ngày trước và trong thai kỳ.

chat dinh duong cho ba bau
Acid folic (Folat) là chất rất cần thiết cho bà bầu

Theo những nghiên cứu mới nhất về chế độ dinh dưỡng thai kỳ, 600 microgram là hàm lượng acid folic tối thiểu mà mẹ bầu cần thu nạp thêm mỗi ngày, đến từ 5 nhóm thực phẩm cung cấp dinh dưỡng khi mang thai đã đề cập. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên bổ sung acid folic bằng cách uống viên vitamin theo chỉ định bác sĩ.

5. Bổ sung lượng sắt cần thiết

Sắt đóng vai trò là chất tạo nên hemoglobin và tạo màu đỏ cho hồng cầu. Ngoài ra, nó còn đảm nhận nhiệm vụ đưa oxy đến những tế bào và cơ quan trong cơ thể. So với người bình thường, phụ nữ mang thai cần bổ sung một lượng sắt gấp đôi để thúc đẩy quá trình sản sinh máu, cung cấp đủ oxy đến cho thai nhi.

Ngày nay, sắt thường có mặt trong những thực phẩm phổ biến như thịt gà, thịt nạc đỏ, vịt, cá, ngũ cốc, đậu đỗ phơi khô, nước ép mận,… Khi mẹ bầu kết hợp những thực phẩm này với những món ăn giàu vitamin C trong dinh dưỡng thai kỳ như cà chua, quýt, cam,… quá trình hấp thụ sắt sẽ diễn ra dễ dàng hơn. Trường hợp không dung nạp đủ chất sắt qua những thực phẩm trên, các chuyên gia y bác sĩ thường khuyên mẹ bầu nên sử dụng viên sắt hàng ngày với liều 27 mg.

chế độ dinh dưỡng khi mang thai
Bổ sung sắt cần thiết cho cơ thể.

6. Bổ sung canxi mỗi ngày

Canxi là thành phần cấu tạo nên khung xương và răng của em bé. Những phụ nữ trong độ tuổi từ 19 trở lên, kể cả phụ nữ có thai, đều nên bổ sung 1000 mg canxi mỗi ngày. Đặc biệt, những bạn gái từ 14 – 18 tuổi thì nên thu nạp khoảng 1.300 mg mỗi ngày.

chế độ dinh dưỡng thai kỳ
Canxi có nhiều trong những loại thực phẩm như sữa, rau lá xanh,…

Thành phần canxi có nhiều nhất trong sữa và những sản phẩm được làm từ sữa như sữa chua, phô mai,… Nếu khó hấp thu những thực phẩm này, mẹ bầu có thể thay thế bằng rau lá xanh đậm, súp lơ, cá mòi,… hoặc đơn giản nhất là sử dụng viên bổ sung canxi đều đảm bảo dinh dưỡng thai kỳ hợp lý.

7. Nạp vitamin D trong thai kỳ

Bên cạnh canxi thì vitamin D cũng đóng vai trò quan trọng giúp phát triển xương và răng em bé. Ngoài ra, nó còn giúp làn da và thị lực được cải thiện. Mỗi người phụ nữ mỗi ngày nên bổ sung 600 đơn vị vitamin D, kể cả phụ nữ có thai. Thành phần vitamin D thường có nhiều trong sữa hoặc những loại cá có hàm lượng chất béo cao như cá hồi. Bạn cũng có thể cấp vitamin D trực tiếp cho cơ thể bằng cách tắm nắng. 

bổ sung dinh dưỡng khi mang thai
Vitamin D góp phần cho sự phát triển xương và răng của bé.

8. Lưu ý: Mẹ bầu nên tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ?

Căn cứ vào tình trạng sức khỏe và chỉ số cơ thể BMI của phụ nữ trước khi mang bầu mà có thể xác định được số cân nặng cần tăng. Đối với những người có cân nặng ở mức bình thường thì trong suốt quá trình thai kỳ tăng khoảng 11 – 15kg là hợp lý. Trái lại, phụ nữ thiếu cân thì cần tăng nhiều cân hơn để đủ sức khỏe cho cả mẹ và con.

Số cân nặng nên tăng
Số cân nặng nên tăng của mẹ bầu cần xác định hợp lý

9. Thừa cân hay béo phì có ảnh hưởng đến quá trình mang thai không?

Tình trạng thừa cân hoặc béo phì sẽ làm tăng nguy cơ gặp những bệnh lý trong thai kỳ như huyết áp cao, tiểu đường, sinh non, sinh mổ, tiền sản giật,… Bên cạnh đó, việc cân nặng vượt quá mức cũng khiến thai nhi trong bụng to hơn bình thường và dễ bị dị tật bẩm sinh. Vì thế, hãy luôn có chế độ dinh dưỡng thai kỳ phù hợp để đảm bảo cân nặng của mình.

Tình trạng thừa cân
Tình trạng thừa cân trong thai kì có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.

10. Caffeine có ảnh hưởng đến quá trình mang thai không?

Nhiều người cho rằng bà bầu sử dụng caffeine sẽ làm tăng nguy cơ bị sảy thai. Tuy nhiên, quan điểm này vẫn chưa có kết quả minh chứng rõ ràng. Đa số các chuyên gia lại khẳng định rằng, nếu mẹ bầu mỗi ngày sử dụng ít hơn 200 mg (tương đương 350 ml cafe) thì sẽ không có vấn đề gì xảy ra. 

Sử dụng lượng caffeine hợp lý
Sử dụng lượng caffeine hợp lý sẽ không gây hại đến thai kỳ

11. Lợi ích của cá và các loại động vật có vỏ

Trong cá có chứa thành phần acid béo Omega-3, yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển não bộ của bé. Vì thế, trong quá trình trước, trong và sau khi mang thai, phụ nữ cần bổ sung khoảng từ 220 – 340g cá để cung cấp đủ chất dinh dưỡng thai kỳ cần thiết.

Ăn cá
Ăn cá và các loại động vật có vỏ hỗ trợ tốt cho sự phát triển trí não của trẻ nhỏ.

12. Các loại cá cần tránh

Tuy vậy nhưng cũng có một số loại cá mà phụ nữ mang thai cần tránh, đó là những loại cá có chứa thành phần thủy ngân. Được biết, thủy ngân có ảnh hưởng đến những khiếm khuyết bẩm sinh của thai nhi và trẻ nhỏ. Vì thế, mẹ bầu nên tránh những loại cá như cá kiếm, cá thu, cá mật, cá ngừ vây dài,… Thay vào đó, hãy chọn những loại cá hay động vật giáp xác như cá hồi, tôm, cá da trơn,…

tránh ăn các loài cá thủy ngân
Nên tránh ăn các loài cá thủy ngân.

Trên đây là những chia sẻ về chế độ dinh dưỡng thai kỳ thích hợp cho mẹ và bé. Hy vọng qua bài viết, mẹ bầu sẽ biết cách cân bằng dinh dưỡng hơn trong những bữa ăn của mình!

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Ăn gì tốt cho bà bầu? 23 thực phẩm giúp mẹ khỏe bé tăng cân nhanh

Cách bổ sung vitamin theo từng giai đoạn mang thai đúng chuẩn

Mẹ nên bổ sung sắt sau sinh như thế nào để tránh thiếu máu

Mẹ bầu mang thai tháng đầu có nên uống sữa bầu không?

Thai 5 tuần tuổi kích thước bao nhiêu? Mẹ nên ăn gì?

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *