Vì sao thai nhi nấc cụt trong bụng mẹ nhiều lần trong ngày?

Tác giả: Dược sĩ Hoàng Thị Tuyết | Đăng ngày: 30/07/2022 | Chỉnh sửa: 08/11/2022

Vì sao thai nhi nấc cụt trong bụng mẹ nhiều lần trong ngày?

thai nhi nấc cụt

Trong thai kỳ, người mẹ có thể dễ dàng cảm nhận được nhiều loại cử động khác nhau của con trẻ. Bên cạnh sự thúc, lăn tròn hay những cú đạp, mẹ bầu cũng có thể cảm nhận được một hiện tượng tương tự là thai nhi nấc cụt. Vậy thai nhi nấc cụt trong tử cung có bình thường không, thai nhi nấc cụt nhiều có sao không, hay thai nhi nấc cụt như thế nào sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. 

1. Thai nhi bị nấc cụt là do nguyên nhân gì?

thai nhi bị nấc cụt
Thai nhi bị nấc cụt là do nguyên nhân gì?

Do sự chuyển động bất thường của cơ hoành trong cơ thể bé dẫn đến việc bị nấc cụt. Em bé trong bụng, cũng sẽ giống như người lớn, sẽ bị nấc. Bởi vì chủ yếu là do sự chuyển động bất thường của cơ hoành của bé. Hiện trong giai đoạn này, các cơ quan của bé chưa được hoàn thiện nên dẫn đến trường hợp chưa tự cân bằng được nhịp nuốt. Trẻ hít vào hoặc thở ra đẩy nước ối ra ngoài khi nuốt, nên tạo nên tiếng nấc cụt.

Thai nhi bị nấc cụt khi dây rốn bị chèn ép. Bà bầu thấy em bé trong bụng hay bị nấc thường xuyên và kéo dài vào tuần thứ 32. Lí do có thể là do dây rốn bị chèn ép và là nguyên nhân nguy hiểm, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi. Khi dây rốn thai nhi bị chèn ép sẽ dẫn đến lượng oxy được đưa đến bị giảm từ đó thai nhi bị nấc trong thời gian dài.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên

Khi mẹ bầu cảm nhận thấy thai nhi bị nấc cụt trong thời gian dài, thậm chí có những cử động thai kém hoặc có dấu hiệu bất thường khác, đây là lúc mẹ nên đến các phòng khám có chuyên khoa sản uy tín và chất lượng hoặc các bệnh viện lớn để khám và có hướng điều trị tiếp theo phù hợp với thai nhi lẫn mẹ bầu.

2. Thai nhi nấc cụt như thế nào? Biểu hiện của thai nhi nấc cụt 

thai nhi nấc cụt như thế nào
Mẹ bầu cần làm gì để giúp thai nhi ngừng nấc cụt? 

Từ 16-20 tuần tuổi thai là khoảng thời gian mẹ bầu thường bắt đầu cảm thấy các cử động của thai nhi. Cân nặng người mẹ có thể ảnh hưởng đến việc cảm nhận cử động thai sớm hay muộn dựa trên các yếu tố như vị trí bánh nhau. Người mẹ có khả năng cảm nhận cử động thai sớm và rõ hơn khi lớp mỡ thành bụng mỏng hơn.

Thai nhi nấc cụt như thế nào? Cách tốt nhất để xác định em bé của bạn đang đạp hay nấc cụt là những di chuyển xung quanh hoặc thay đổi tư thế. Đôi khi em bé sẽ đạp nếu bé không thoải mái ở một tư thế hoặc khi mẹ bầu ăn bất kì đồ ngọt, nóng hay lạnh làm kích thích giác quan của trẻ.

Nếu mẹ bầu cảm thấy những cử động này diễn ra ở nhiều vị trí khác nhau của bụng hoặc nếu bé dừng lại khi mẹ bầu thay đổi tư thế, đây có thể chỉ là dấu hiệu cho thấy những cử động đạp. Nếu sau đó mẹ bầu lại ngồi yên và cảm thấy có những co thắt theo nhịp đến từ khoảng một vùng bụng cụ thể, vậy thì rõ ràng là hoạt động nấc cụt của em bé. Nấc cụt được hiểu là cử động nhịp nhàng hơn so với các cử động khác.

  • Về nhịp điệu: Thai nhi nấc cụt có biểu hiện thể hiện là những cú giật nhẹ ở vùng bụng dưới. Mẹ bầu có thể đặt tay lên bụng và cảm nhận thấy rung động như tiếng tim đang đập hoặc tiếng gõ đều đều. Thai máy sẽ khác với nấc cụt, là hoạt động của thai nhi trong 3 tháng giữa, hay cử động thai là hoạt động của thai nhi trong 3 tháng cuối cũng rất khách nấc cụt. Vì chúng sẽ không có nhịp điệu đều, thay vào đó có lúc nhanh lúc chậm lúc mạnh lúc yếu, đôi khi thậm chí còn xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau phụ thuộc vào vị trí chân tay của thai nhi.
  • Về thời gian: Thời gian trung bình của bé khi lên cơn nấc cụt là khoảng từ 3 đến 15 phút một cơn. Mỗi ngày, mẹ có thể cảm nhận từ một đến vài cơn nấc xuất hiện. Nhiều mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai có thể cảm nhận được cơn nấc của em bé, nhưng có nhiều mẹ lại không biết biểu hiện nấc của trẻ sẽ như thế nào. Đây cũng là điều bình thường ở những trường hợp mang thai, vì vậy các mẹ bầu cũng đừng lo lắng, nếu không cảm nhận được con bị nấc.
  • Về thời điểm: thai nhi nấc cụt có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào. Bất kể ngày đêm, mẹ bầu có thể nhìn thấy hình ảnh con nấc qua siêu âm thai nhi.

3. Mẹ bầu cần làm gì để giúp thai nhi ngừng nấc cụt?

Một vài lưu ý sau đây có thể giúp ích khi các cử động thai nhi bị nấc cụt khiến mẹ bầu không thoải mái hay mất ngủ.

  • Mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái.
  • Mẹ có thể sử dụng 1 cái gối mềm kê dưới bụng nhằm giảm bớt áp lực lên bụng.
  • Chế độ ăn của mẹ bầu đa dạng và lành mạnh.
  • Thường xuyên tập các bài thể dục nhẹ hoặc yoga là cách để mẹ bầu rèn luyện sức khỏe cho mình và cho bé. 
  • Mẹ bầu cần uống đủ nước mỗi ngày 
  • Có một giấc ngủ ngắn ban ngày và đi ngủ đúng giờ đối với mẹ bầu là quan trọng. 

4. Các câu hỏi thường gặp

Tình trạng thai nhi nấc cụt nhiều có sao không?

Những nguyên nhân gây ra tình trạng thai nhi bị nấc cụt đều không ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ của thai ngoại trừ nguyên nhân dây rốn bị chèn ép. Tuy nhiên, khi thai nhi trong bụng bị nấc cụt đột ngột giật mạnh hơn bình thường và tình trạng kéo dài kết hợp với những triệu chứng bất thường khác thì mẹ bầu nên đi khám càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân khiến thai nhi bị nấc cụt nhiều lần trong ngày là gì?

Nguyên nhân khiến thai nhi bị nấc cụt nhiều lần trong ngày là do các cơ quan của thai nhi chưa được hoàn thiện và chưa tự cân bằng được nhịp nuốt. Do đó khi nuốt, trẻ sẽ hít vào hoặc thở ra nhằm đẩy nước ối ra ngoài tạo nên tiếng nước cụt.

Vào giai đoạn tuần 32 thai kỳ, mẹ bầu sẽ thấy thai nhi trong bụng hay bị nấc cụt thường xuyên và kéo dài. Nguyên nhân có thể do dây rốn bị chèn ép và nó là nguyên nhân nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khoẻ thai nhi. Bởi việc bị chèn ép lượng oxy được đưa vào bị giảm khiến trẻ bị nấc trong thời gian dài. Nếu gặp tình trạng này, mẹ nên đi khám để kiểm tra thai kỳ và loại trừ các vấn đề cấp tính

Khi mẹ bầu trong giai đoạn mang thai chắc chắn cần tìm hiểu những thông tin trên. Bởi khi thai nhi nấc cụt trong khoảng thời gian mang thai có thể ăn chứa nhiều hiện tượng của trẻ. Do đó để ý những biểu hiện của thai nhi sẽ giúp mẹ cải thiện sức khỏe mẹ và bé. Bên cạnh đó mẹ hãy tiếp tục cập nhật và tìm hiểu những nội dung trong những ngày này để biết cách chăm sóc mình và em bé nhé.  Hi vọng bài viết giúp ích cho mẹ bầu trong quá trình mang thai em bé. 


Lưu ý: Thông tin trên trang web này không nên được sử dụng để thay thế cho việc chăm sóc y tế và lời khuyên của bác sĩ nhi khoa của bạn. Có thể có các cách điều trị khác nhau mà bác sĩ nhi khoa của bạn có thể đề nghị dựa trên các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thai nhi trườn trong bụng mẹ: Ý nghĩa của hành động đó
Cách gỡ dây rốn quấn cổ 1 vòng cho thai nhi đơn giản mà hiệu quả
Thai giáo là gì? Hướng dẫn thực hiện thai giáo cho con
Thai ngôi đầu là gì? Mẹ lưu ý gì khi bé quay đầu ở tuần 28?
Kích thước vòng bụng khi mang thai to có sao không?

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *