Dấu hiệu sinh non sớm mà mẹ bầu không thể bỏ qua

Tác giả: Dược sĩ Hoàng Thị Tuyết | Đăng ngày: 13/08/2022 | Chỉnh sửa: 29/11/2022

Dấu hiệu sinh non sớm mà mẹ bầu không thể bỏ qua

dấu hiệu sinh non

Khi mang thai, mẹ bầu không nên chỉ chú ý về chế độ dinh dưỡng mà cũng cần biết thêm thông tin, dấu hiệu nhận biết các tai biến sản khoa. Nhất là dấu hiệu sinh non, một trong những tai biến nguy hiểm nhất trong quá trình mang thai của mẹ bầu, không chỉ ảnh hưởng đến thai nhi mà còn gây nguy hiểm đến cơ thể mẹ.

dấu hiệu sinh non
Nên nắm rõ các dấu hiệu sinh non để có thể ứng phó kịp thời

1. Sinh non là gì? 

Khái niệm 

Trẻ được sinh ra đủ tháng bình thường sẽ ở trong cơ thể mẹ tầm 40 tuần, chính xác là 9 tháng 7 ngày. Trẻ ra đời trong thời gian từ tuần thứ 22 đến trước tuần thứ 37 được gọi là sinh non, hay còn được biết đến là đẻ non. Trẻ sinh non thường yếu hơn rất nhiều so với trẻ sinh đủ tháng.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Việc sinh non không chỉ gây nguy hiểm đến trẻ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của sản phụ. Do đó, trong quá trình mang thai mẹ bầu nên khám thai định kỳ để có thể kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.

Thông tin, số liệu 

Trẻ em sinh non vẫn có thể nuôi lớn khỏe mạnh, nhưng vẫn có nhiều trẻ sống sót nhưng lại mắc phải một số dị tật bẩm sinh. Không chỉ như vậy, dựa trên số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO thì số lượng trẻ em sinh non trên toàn cầu chiếm 1/10 tổng số trẻ em ra đời, ước tính là có khoảng 15 triệu đứa trẻ sinh non. Khoảng 1 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do sinh non để lại các biến chứng lên sức khỏe của trẻ.

Chỉ riêng tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng 100.000 đến 110.000 trẻ em sinh non, tỷ lệ là khoảng 7% và tình trạng sinh non ngày càng tăng.

2. Các mức độ sinh non phổ biến 

Trẻ em sinh non chia thành 4 mức độ:

  • Cực non: Trước 28 tuần tuổi
  • Rất non: Từ 28 tuần tuổi đến 31 tuần 6 ngày
  • Non trung bình: Từ 32 tuần đến 33 tuần 6 ngày
  • Non muộn: Từ 34 tuần đến 36 tuần 6 ngày

Việc trẻ sinh non không hề hiếm, nhưng đối với những trẻ sinh non khi thai dưới 28 tuần tuổi thì khả năng tử vong cao. Lúc này cơ thể của trẻ chưa được phát triển hoàn thiện, cân nặng chỉ tầm 1.500g đến 2.500g và yếu, cần được chăm sóc kỹ, luôn đảm bảo giữ ấm, chống nhiễm khuẩn. 

dấu hiệu sinh non tuần 32
Trẻ sinh non cần phải được chăm sóc cẩn thận

3. Tổng hợp dấu hiệu sinh non mẹ cần biết

Quá trình mang thai, mẹ bầu cần chú ý rất nhiều từ thói quen sống đến ăn uống. Ngoài ra mẹ bầu còn cần phải tìm hiểu thêm về các dấu hiệu bất thường trong quá trình mang thai như: dấu hiệu sinh non, dấu hiệu suy thai,… Đặc biệt, dấu hiệu sinh non tuần 32 không hề khác so với dấu hiệu sinh non ở tuần 30 hay tuần nhỏ hơn. 

Dấu hiệu sinh non sẽ được chia thành 2 loại, mẹ bầu nên lưu ý những dấu hiệu sau:

Dấu hiệu dọa sinh non, để có thể phát hiện và có biện pháp ứng phó kịp thời, mẹ bầu nên ghi nhớ những dấu hiệu sau:

  • Đau bụng từng cơn, bụng dưới tức nặng, tử cung co thắt theo từng cơn với tần suất 2 lần/10 phút
  • Đau lưng, đau bụng dưới.
  • Vùng xương chậu bị đè nặng.
  • Dịch âm đạo màu hồng hoặc dịch nhầy
  • Cổ tử cung đóng hoặc mở dưới 2cm.
dấu hiệu sinh non ở tuần 30
Đau bụng dưới là dấu hiệu sinh non

Dấu hiệu sinh non:

  • Em bé có dấu hiệu đẩy về phía dưới
  • Đau bụng theo từng cơn, đều đặn và có sự tăng dần. Tử cung co thắt 2-3 lần/ phút và tăng dần.
  • Chảy nước ối, máu, dịch nhầy và dịch âm đạo.
  • Cổ tử cung mở trên 2cm.

4. Nguyên nhân dẫn đến sinh non

Ngoài việc tìm hiểu về dấu hiệu sinh non, mẹ bầu cũng nên biết thông tin về nguyên nhân dẫn đến việc sinh non. Có rất nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến thai nhi khiến trẻ sinh non.

Nguyên nhân từ môi trường

  • Mẹ bầu không được chăm sóc tốt trước khi sinh, thể chất yếu.
  • Mẹ bầu phải lao động nặng trong thời gian dài, bị căng thẳng, mệt mỏi.
  • Môi trường ô nhiễm, thường xuyên hít phải khói thuốc,bụi, hóa chất,…
  • Độ tuổi mang thai không phù hợp. Dưới 20 tuổi hoặc trên 35 tuổi mang thai rất dễ xảy ra tình trạng sinh non.

Nguyên nhân từ cơ thể mẹ

  • Mẹ bầu mắc các bệnh về tim, thận, gan.
  • Trong quá trình mang thai, mẹ bầu mắc các căn bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm nhiễm âm đạo, viêm cổ tử cung, bị chấn thương vùng bụng,…
  • Thói quen sinh hoạt không tốt, không lành mạnh, thường xuyên uống rượu bia, sử dụng chất kích thích.
  • Cơ thể mẹ không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, thai nhi thiếu chất.
  • Tử cung người mẹ bị dị dạng bẩm sinh.
  • Từng có tiền sử đẻ non.
  • Sản phụ mang thai dưới sự trợ giúp của các phương pháp hỗ trợ sinh sản.
dấu hiệu sanh non
Một số nguyên nhân sinh non xuất phát từ thai nhi

Nguyên nhân sinh non từ thai nhi

  • Đa thai. Theo thống kê khoảng 10-20% sinh non do mẹ bầu mang thai đôi, thai ba,…
  • Thai bị nhiễm trùng ối, vỡ ối sớm, đa ối hoặc rau bong non.

Để xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh non, bác sĩ sẽ xem xét toàn bộ nguyên nhân từ môi trường đến cơ thể mẹ và tình trạng thai nhi. Khi xác định muốn mang thai, người mẹ nên đến kiểm tra sức khỏe để bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên tốt nhất.

5. Sinh non có nguy hiểm không?

Thông thường, thai nhi 40 tuần tuổi được gọi là thai đủ tháng, nhưng thai tầm 38 tuần tuổi đã được gọi là thai trưởng thành và đã có thể nuôi được với môi trường bên ngoài. Những thai nhi ra đời sớm hơn 37 tuần tuổi thì em bé vẫn chưa sẵn sàng rời khỏi cơ thể mẹ. 

Do đó, những trẻ em sinh non, nhất là ở mức độ cực non đến rất non có tỷ lệ tử vong khá cao. Đồng thời, thể chất của trẻ sinh non chưa được hoàn thiện nên trẻ sẽ rất yếu, trẻ sinh non cần phải được chăm sóc và hỗ trợ y tế ngay sau khi ra đời.

Nếu trẻ sinh non có được sự chăm tốt thì hầu hết trẻ đều có thể phát triển bình thường. Tuy nhiên, nhiều trẻ sinh non sẽ có khả năng mắc những bệnh phổ biến như:

  • Liên quan đến tim mạch bẩm sinh
  • Vấn đề về đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản,…
  • Rối loạn thân nhiệt
  • Hệ tiêu hoá
  • Thiếu máu
  • Vàng da
  • Nhiễm trùng
  • Phát triển ngôn ngữ chậm
  • Dị tật bẩm sinh: khiếm thính, mắt yếu, mù,…
  • Ảnh hưởng đến thần kinh, vấn đề về tâm lý.
hiện tượng sinh non
Sinh non gây ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ

6. Biện pháp phòng ngừa sinh non 

Các bậc cha mẹ khi quyết định có con nên chuẩn bị đầy đủ tâm lý, tinh thần thoải mái, đặc biệt là người phụ nữ. Để có được quá trình mang thai suôn sẻ và trẻ ra đời khỏe mạnh, người mẹ cần phải lưu ý những điều sau:

Trước khi mang thai

  • Khám tiền sản trước khi mang thai để biết được những vấn đề có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến thai và cơ thể mẹ.
  • Trang bị những kiến thức cần biết trong quá trình trước khi mang thai và quá trình dưỡng thai.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống thích hợp, đầy đủ dinh dưỡng.

Trong quá trình mang thai

  • Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…
  • Không nên làm việc nặng, nên có chế độ nghỉ ngơi phù hợp.
  • Luôn để tinh thần thoải mái, tránh lo lắng.
  • Khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và vitamin.

Để thai nhi được ra đời khỏe mạnh, Colos Multi hy vọng bài viết trên có thể cung cấp đầy đủ các thông tin, dấu hiệu sinh non cần thiết cho mẹ bầu. Đặc biệt chính là kiến thức, các biện pháp phòng ngừa cho mọi phụ nữ đang chuẩn bị làm mẹ hoặc lần đầu tiên làm mẹ để giảm được tình trạng trẻ sinh non không đáng có.

Lưu ý: Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Các dấu hiệu lưu thai và cách phòng tránh thai chết lưu

Mẹ bầu 4 tháng không tăng cân – Nguyên nhân do đâu?

Hiện tượng rỉ ối tuần 32 khi mang thai có nguy hiểm không?

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *