Mẹ bầu 4 tháng không tăng cân – Nguyên nhân do đâu?

Tác giả: Dược sĩ Hoàng Thị Tuyết | Đăng ngày: 09/08/2022 | Chỉnh sửa: 16/08/2022

Mẹ bầu 4 tháng không tăng cân – Nguyên nhân do đâu?

Mang thai tháng thứ 7 không tăng cân - Nguyên nhân và những ảnh hưởng mà mẹ bầu cần chú ý

Cân nặng của mẹ bầu ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của thai nhi trong từng thai kỳ. Việc mẹ bầu thiếu cân sẽ không đảm bảo đủ dinh dưỡng, dễ chuyển dạ sớm. Bé sinh ra phát triển chậm về thể chất lẫn trí tuệ. Vậy đâu là nguyên nhân mà mẹ bầu bầu 4 tháng không tăng cân. Hãy cùng Colos Multi tìm hiểu nhé!

Mang thai tháng thứ 7 không tăng cân - Nguyên nhân và những ảnh hưởng mà mẹ bầu cần chú ý
Mang thai tháng thứ 7 không tăng cân – Nguyên nhân và những ảnh hưởng mà mẹ bầu cần chú ý

1. Nguyên nhân bầu 4 tháng không tăng cân là gì?

Trên thực tế, số cân nặng tăng lên sẽ tùy vào cơ địa của mỗi người. Nhưng thông thường, trong giai đoạn thai kỳ mẹ bầu nên tăng khoảng 9 – 12kg so với cân nặng bình thường. 

Dưới đây là một vài nguyên nhân khiến mẹ bầu 4 tháng không tăng cân hoặc tăng ít cân:

  • Ốm nghén: Là nguyên nhân phổ biến khiến các mẹ tăng cân ít. Mẹ bầu cảm thấy buồn nôn, không có cảm giác thèm ăn, không hấp thụ được dinh dưỡng dẫn đến sụt cân.
  • Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài: Các mẹ bầu thường xuyên lo lắng, suy nghĩ nhiều khiến việc trao đổi chất trong cơ thể bị gián đoạn. Do sự thay đổi hormone trong cơ thể khi mới mang bầu. Dẫn đến chán ăn hoặc ăn không thấy ngon miệng, khó hấp thụ dinh dưỡng và không tăng cân.
  • Chế độ dinh dưỡng không phù hợp: Nguồn dinh dưỡng không đa dạng, không cung cấp đủ chất, ăn uống thất thường. Cơ thể mất năng lượng, sụt ký không tăng cân.
  • Do bệnh lý: Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý nhưng vẫn không tăng cân. Có thể nguyên nhân là mẹ bầu đang mắc bệnh lý nào đó. Cần nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ để đưa ra hướng điều trị kịp thời.
  • Do cơ địa: Một số mẹ bầu có dáng người nhỏ nhắn, khó tăng cân từ trước khi mang thai.
Mẹ bầu cần xác định đâu là nguyên nhân dẫn đến việc không tăng cân sau 3 tháng đầu để có thể đưa ra được hướng xử lý phù hợp.
Mẹ bầu cần xác định đâu là nguyên nhân dẫn đến việc không tăng cân sau 3 tháng đầu để có thể đưa ra được hướng xử lý phù hợp.

2. Mang thai tháng 4 không tăng cân ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Việc mang bầu 4 tháng không tăng cân ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi.

Theo báo cáo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ

Dưới đây là một vài ảnh hưởng:

  • Không đảm bảo đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển, thai nhi dễ bị chậm tăng trưởng trong tử cung hoặc mắc các dị tật bẩm sinh.
  • Ảnh hưởng đến não bộ của thai nhi là do thiếu máu, chế độ ăn uống thiếu hụt các loại vitamin. Khiến trẻ phát triển nhận thức kém và dễ mắc các bệnh thiểu năng.
  • Mang thai tăng cân ít hoặc không tăng cân cũng dễ chuyển dạ sớm, bé sinh ra nhẹ cân. Việc này để lại nhiều ảnh hưởng sức khỏe của bé như: phát triển chậm về trí tuệ và thể chất, suy dinh dưỡng, hô hấp kém,…
Mang thai tháng thứ 7 không tăng cân có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi mẹ nên lưu ý.
Mang thai tháng thứ 7 không tăng cân có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi mẹ nên lưu ý.

3. Tăng cân quá ít hoặc quá nhiều khi mang thai có nguy hiểm không?

Ngoài ra, các mẹ bầu khi thừa cân quá nhiều cũng bị ảnh hưởng không kém đến sức khỏe nếu chế độ ăn không khoa học như:

  • Khó sinh, sinh con quá to.
  • Trẻ sinh ra bị thừa cân, dễ gặp vấn đề về tiểu đường.
  • Trĩ, rạn bụng, các vấn đề đến vùng xương chậu.
  • Cơ thể nóng nực và khó chịu hơn các bà bầu khác.
  • Đau lưng, chân, cơ thể sưng phù khó di chuyển.
  • Khả năng huyết áp cao, nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường.
  • Mỡ chèn ép lên các bộ phận khác như tim, gan và thận

Đối với các mẹ bầu thiếu cân:

  • Sinh non, trẻ sinh ra bị thiếu cân do không có đủ dinh dưỡng.
  • Ảnh hưởng quá trình tiết sữa sau khi sinh, không đủ lượng sữa cho con.
  • Khó sinh con hơn.

4. Mức tăng cân hợp lý khi mang thai

Dưới đây là công thức đo chỉ số khối cơ thể (BMI) giúp các mẹ bầu xác định được cân nặng lý tưởng.

Công thức tính BMI: 

BMI = Cân nặng / (Chiều cao)2   (Cân nặng chia bình phương chiều cao)

Chiều cao tính theo mét, cân nặng tính theo kg

Công thức đo chỉ số khối cơ thể giúp các mẹ bầu xác định được cân nặng lý tưởng
Công thức đo chỉ số khối cơ thể giúp các mẹ bầu xác định được cân nặng lý tưởng

Chỉ số BMI dưới 18.5: Mẹ bầu đang bị thiếu cân, cần tăng từ 12 – 18kg trong giai đoạn thai kỳ. Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, cần tăng 450g – 580g/tuần.

Chỉ số BMI từ 18,5 – 24,9: Cân nặng bình thường, mẹ cần tăng từ 11 – 15kg. Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu cần tăng từ 360g – 450g/tuần.

Chỉ số BMI từ 25 – 29.9: Mẹ thuộc nhóm thừa cân, chỉ cần tăng từ 6 – 11kg. Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu cần tăng từ 180g – 270g/tuần là hợp lý.

Chỉ số BMI trên 30: Mẹ thuộc nhóm béo phì, chỉ cần tăng từ 5 – 9kg là đủ. Mẹ bầu thuộc nhóm này cần nạp đủ chất dinh dưỡng, hạn chế ăn các món không tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, ColosMulti cũng giới thiệu cho các mẹ bầu về chế độ tăng cân khoa học theo từng tháng. Đây là kế hoạch của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gợi ý cho các mẹ tham khảo:

  • Tháng thứ 3: Cân nặng chiếm khoảng 10% tổng trọng lượng cơ thể, có thể tăng thêm 1,2kg. Khi bước vào tuần lễ thử 12 bà bầu cần tăng khoảng 2kg so với cân nặng trước đó.
  • Tháng thứ 4: Cân nặng chiếm 50-60% tổng trọng lượng cơ thể, tăng khoảng 5-7kg. Ở tuần thứ 16, cân nặng cần tăng thêm là 2,5kg.
  • Tháng thứ 5: Đối với khoảng tháng giữa này, mẹ bầu cần tăng thêm khoảng 0,5kg mỗi tuần. Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này cần được chú trọng. Thời điểm này rất quan trọng với thai nhi, vì thai nhi một ngày càng lớn hơn và phát triển tối đa về thể chất và trí não. Cân nặng chuẩn cần tăng là 3kg.
  • Tháng thứ 6: Mẹ bầu cần tăng khoảng 0,5kg/tuần hoặc nhiều hơn. Cân nặng chuẩn của mẹ bầu là tăng 4,5kg.
  • Tháng thứ 7: Cân nặng chiếm từ 30 – 40% tổng trọng lượng cơ thể, tăng khoảng 4kg. Cân nặng ở tuần thứ 28 là tăng khoảng 9kg.
  • Tháng thứ 8: Vào cận cuối tháng này, mẹ bầu không cần tăng nhiều cân. Nếu đã tăng đủ cân thì nên giảm dùng các đồ uống có đường và sữa. Cân nặng lý tưởng của mẹ bầu là lên 11kg.
  • Tháng thứ 9: Ở tuần cuối, tốc độ tăng cân giảm xuống và ngừng lại. Nếu lên cân dưới 13kg, thì sau khi sinh cân nặng sẽ trở về trước lúc mang thai. Cân nặng chuẩn của mẹ bầu là 12kg.

5. Bí quyết tăng đủ cân khoa học trong thai kỳ dành cho mẹ bầu.

Tuy 3 tháng đầu không cần quá chú ý đến cân nặng nhưng việc tăng cân sẽ giúp ít nhiều cho sức khỏe của mẹ và bé. Ngoài việc ăn uống, mẹ bầu cũng nên kết hợp tập luyện thể thao, thoải mái tâm trạng. Để việc mang thai tháng thứ 4 không tăng cân không còn là nỗi lo lớn. 

  • Chế độ dinh dưỡng: Cần chia khẩu phần đảm bảo đủ 4 chất: Nhóm chất bột (gạo, mì, ngô, khoai,…); Nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, đậu,…); Nhóm chất béo (dầu, mỡ, vừng, lạc,…); Nhóm vitamin bổ sung khoáng và chất xơ (rau xanh, trái cây). Tuyệt đối mẹ bầu không dùng các chất gây kích thích ruột dẫn tới tiêu chảy, đau bụng, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. 
    • Chọn các loại thức ăn hạn chế chất béo và ít đường, đảm bảo nhiều chất xơ.
    • Tránh ăn các thực phẩm chiên rán, dầu mỡ.
    • Ưu tiên các mẹ nên nấu ăn để tự cân đối dinh dưỡng, hạn chế ăn các thức ăn nhanh, không đảm bảo được đầy đủ chất.
    • Thỉnh thoảng, mẹ bầu cũng nên bổ sung một ít đồ ngọt từ bánh chuối, bánh quy,…
    • Bổ sung thêm các chất sắt, canxi theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Rèn luyện thể chất: Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cũng nên hoạt động, tập nhẹ các động tác như đi bộ, yoga, thiền khoảng 30 – 40 phút mỗi ngày. Nên tập các bài tập giãn cơ, giúp máu lưu thông tốt, các bài tập về hô hấp. Giúp giảm tình trạng co rút, chuột rút, sưng phù cơ thể khi mang thai. Ngoài ra, nên nghe tư vấn của bác sĩ về các bài tập cho phù hợp với sức khỏe hiện tại.
Rèn luyện thể chất cũng mang đến lợi ích tăng cân dành cho mẹ bầu
Rèn luyện thể chất cũng mang đến lợi ích tăng cân dành cho mẹ bầu
  • Tâm trạng thoải mái: Mẹ bầu nên tránh xa những suy nghĩ tiêu cực, cố gắng giữ tâm trạng được thoải mái, để đảm bảo thai nhi được phát triển tốt nhất. Nếu gặp phải những việc tiêu cực, mẹ bầu nên nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, người thân hoặc bác sĩ. 
  • Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc 8 tiếng mỗi ngày, giúp tâm trạng thoải mái, tránh được các tình trạng mệt mỏi cả ngày. Kết hợp nghe nhạc, đọc sách, cũng giúp phát triển trí não cho thai nhi.
  • Uống đủ nước: Nước giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng, hỗ trợ hoạt động bài tiết, cải thiện làn da cũng như ngăn ngừa các triệu chứng phù nề. Do đó, mẹ bầu nên uống từ 1 – 2 lít nước mỗi ngày, tùy vào trọng lượng cơ thể. 
  • Thăm khám thường xuyên: Mẹ bầu cần theo dõi sự phát triển của thai nhi, sớm phát hiện các vấn đề sức khỏe của thai nhi để kịp thời bổ sung. Nghe các tư vấn của bác sĩ để có chế độ phù hợp cho cơ thể.
  • Thường xuyên theo dõi cân nặng:  Trong thời gian thai kì, mẹ bầu nên kiểm tra cân nặng mỗi ngày trong tuần. Để kiểm soát cân nặng tốt hơn đảm bảo số cân cần tăng trong mỗi tháng.
Chế độ tăng cân khoa học cùng ColosMulti
Chế độ tăng cân khoa học cùng ColosMulti

6. Những lưu ý khi theo dõi cân nặng của mẹ bầu

Việc theo dõi cân nặng theo từng giai đoạn thai kì sẽ giúp mẹ dễ giảm cân sau sinh và lấy lại được vóc dáng trước khi mang thai. Mẹ bầu có thể áp dụng những lời khuyên này để dễ dàng kiểm soát cân nặng:

  • Không nên cân nhiều lần trong một ngày, chỉ nên cân vào một giờ cố định. Buổi tối là thời gian có mức số cân đúng nhất, dễ dàng so sánh được mốc kết quả trước đó.
  • Dùng cân điện tử để biết chính xác số cân, giảm được sai số nhất định. Có thể kết hợp thêm các thiết bị hỗ trợ như đồng hồ cảm ứng đeo tay, để đo lường được nhịp tim, huyết áp,…

Mẹ bầu cần ưu tiên cung cấp đủ chất dinh dưỡng, vừa đủ, không dư không thiếu. Để giúp đảm bảo được sức khỏe cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, nên đi khám định kì để theo dõi được sức khỏe của thai nhi, nghe tư vấn từ bác sĩ để bổ sung đủ các chất, giúp mẹ và bé đều có sức khỏe, đợi ngày mẹ và bé gặp nhau.

Mong rằng với những chia sẻ của ColosMulti, các mẹ đang gặp trường hợp bầu 4 tháng không tăng cân bớt lo lắng hơn. Giúp cho các mẹ bầu có được chế độ tăng cân hợp lý và khoa học. Chăm sóc bản thân một cách tốt hơn, đảm bảo được sức khỏe cho thai nhi theo từng tháng. Giúp các mẹ chú ý hơn trong các khẩu phần ăn hằng ngày, tránh các món có hại cho mẹ và bé.

Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Các dấu hiệu lưu thai và cách phòng tránh thai chết lưu

Dấu hiệu sinh non sớm mà mẹ bầu không thể bỏ qua

Hiện tượng rỉ ối tuần 32 khi mang thai có nguy hiểm không?

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *