Mang thai 23 tuần nên ăn gì để tốt cho thai nhi và mẹ?

Tác giả: Dược sĩ Hoàng Thị Tuyết | Đăng ngày: 23/07/2022 | Chỉnh sửa: 04/09/2022

Mang thai 23 tuần nên ăn gì để tốt cho thai nhi và mẹ?

thai 23 tuần nên ăn gì

Bước sang tuần thai thứ 23, cơ thể mẹ và bé có sự chuyển biến rõ rệt về cân nặng và kích thước. Cũng chính vì thế mà giai đoạn này mẹ cần tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng, cũng như thay đổi chế độ ăn hàng ngày để phù hợp với sự tăng trưởng của bé. Vậy thai 23 tuần nên ăn gì? Những lời khuyên tổng hợp từ ý kiến chuyên gia sẽ có trong bài viết dưới đây.

thai 23 tuần nên ăn gì
Dinh dưỡng tuần thai thứ 23 phụ thuộc vào thể trạng của mẹ

1. Tuần 23 của thai kỳ, mẹ bầu nên tăng bao nhiêu cân?

Từ tuần thứ 23 trở đi, cân nặng của mẹ bầu tăng lên nhanh chóng. Do đó, vấn đề cân nặng trong thời kỳ này cũng rất được các chị em quan tâm. Việc tăng bao nhiêu cân còn phụ thuộc vào thể trạng, chế độ dinh dưỡng của mỗi người. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, từ tuần thứ 23 trở đi, thai phụ nên tăng từ 2 – 3 cân là hợp lý.

mang thai tuan 23 nen an gi
Từ tuần thứ 23 trở đi, cân nặng của mẹ bầu tăng lên nhanh chóng

Trước khi điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu cần xem lại thể trạng của mình đang ở mức độ nào. Nếu cơ thể mẹ đang nhẹ cân hơn mức bình thường, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn, tăng cường bổ sung dinh dưỡng để tăng thêm cân. Ngược lại, mẹ bầu bị thừa cân hoặc có dấu hiệu mắc các bệnh như tiểu đường, cần học cách kiểm soát cân nặng. Bên cạnh chế độ ăn hợp lý, chị em cần kết hợp các bài tập bổ sung.

2. Mang thai tuần 23 nên ăn gì để thai kỳ phát triển tốt?

Dinh dưỡng trong giai đoạn thai 23 tuần trở đi là vấn đề mà nhiều mẹ bầu quan tâm. Vấn đề thai 23 tuần nên ăn gì để cả mẹ và bé đều phát triển tốt phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Hồng Liên

Theo đó, ở giai đoạn này, mẹ cần tăng cường bổ sung các nhóm chất sau:

2.1 Bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất

4 nhóm chất cho việc mang thai tuần 23 nen ăn gì bao gồm: tinh bột, protein, chất béo, Vitamin và khoáng chất. Trong đó:

  • Tinh bột: là nguồn dinh dưỡng chính tạo năng lượng sống cơ bản cho mẹ và bé, tinh bột vừa có ảnh hưởng đến quá trình hình thành các tế bào thần kinh của thai nhi. Tinh bột có nhiều trong cơm, các loại bánh từ bột mì, ngũ cốc nguyên cám. Tuy nhiên, mẹ nên cân nhắc về lượng tinh bột vừa đủ nạp mỗi ngày do tinh bột có hàm lượng đường cao, sử dụng nhiều tinh bột có nguy cơ mắc các bệnh béo phì hoặc tiểu đường.
  • Protein: protein không chỉ để nuôi dưỡng cơ thể mẹ bầu, mà còn giúp hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. Thành phần này có nhiều trong các loại thịt (đặc biệt là thịt đỏ), cá, tôm, đậu phụ, trứng,… Protein có trong thịt đỏ giúp mẹ và bé tăng cường các axit amin và chất sắt, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng các mô tuyến sữa về sau.
  • Chất béo: Chất béo có vai trò xây dựng màng tế bào cũng như hệ thống thần kinh cho thai nhi, giúp cơ thể mẹ hấp thu được các loại Vitamin tan trong dầu để sử dụng. Chất béo có nhiều trong các loại dầu thực vật, các loại hạt như vừng, lạc, hạt điều, hướng dương, mỡ động vật và các loại hải sản. Mẹ bầu nên bổ sung cả chất béo no và chất béo không no, tuy nhiên nên kiểm soát lượng chất béo no không quá 10% năng lượng cả ngày và tăng cường sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ động vật.
  • Vitamin và khoáng chất: Giúp bảo vệ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng mà còn có tác dụng phòng ngừa các dị tật bẩm sinh ở thai nhi và tình trạng bệnh lý thường gặp trong thai kỳ. Vitamin có nhiều trong các loại rau củ, trái cây tươi, lòng đỏ trứng gà, các loại quả màu đỏ,…
4 nhóm chất
Mẹ bầu bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất ở giai đoạn tuần 23 để mẹ và bé phát triển tốt nhất

2.2 Uống nước thường xuyên

Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của mẹ bầu. Ngoài ra, uống đủ nước còn giúp mẹ bầu tránh được các tình trạng phù nề, chuột rút, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu, đầy hơi, khó tiêu, đồng thời hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Nước còn hỗ trợ quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng đến thai nhi tốt hơn.

Do nhu cầu cần nước của mẹ bầu cao hơn người bình thường nên trong giai đoạn này, mẹ cần bổ sung từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày. Bên cạnh nước lọc, mẹ có thể sử dụng đan xen các loại nước trái cây, nước ép rau củ để tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất.

nước
Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của mẹ bầu

2.3 Bổ sung thêm calo bằng sữa bầu

Ở tuần thứ 23, mẹ bầu thường xuyên phải đối mặt với sự thay đổi về tâm lý như lo lắng, rối loạn lo âu, mất ngủ. Điều này không chỉ ảnh hưởng về mặt tâm lý, mà còn khiến mẹ rơi vào tình trạng mệt mỏi, chán ăn. Trong trường hợp đó, mẹ có thể sử dụng thêm các sản phẩm sữa dinh dưỡng chuyên dùng cho mẹ bầu vừa đáp ứng đủ dinh dưỡng, vừa đảm bảo lượng calo cần nạp trong một ngày.  Đây cũng là câu trả lời cho sự thắc mắc mang thai 23 tuần nên ăn gì ở các mẹ

bổ sung sữa
Bổ sung sữa là cách giúp mẹ bầu nạp thêm dinh dưỡng và năng lượng

2.4 Có thể áp dụng chế độ ăn 6 bữa/ngày

Nếu mẹ cảm thấy thường xuyên đói bụng trong giai đoạn này, hãy cứ ăn nhé, nhưng nhớ là ăn những loại thực phẩm tốt cho bé. Mẹ mang thai tuần 23 hãy chọn ngũ cốc nguyên cám, sữa, trái cây, salad rau hoặc salad hoa quả thay vì chọn bánh ngọt nhé. Việc ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi còn giúp mẹ giảm bớt cảm giác nặng nề và bệnh tiểu đường thai nghén nữa đó.

3. Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tuần 23

Ngoài thực đơn thai 23 tuần nên ăn gì, khi bổ sung dinh dưỡng vào chế độ ăn, mẹ bầu cũng cần có một số lưu ý như sau:

  • Mẹ nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày thay vì 3 bữa chính để cơ thể dễ tiêu hoá và hấp thụ hơn.
  • Luôn ưu tiên chọn những nguồn thực phẩm an toàn, chất lượng, ăn chín uống sôi và tránh ăn các loại đồ tái, sống.
  • Hạn chế các loại đồ ăn cay, nóng, các loại gia vị có tính kích thích, đồ uống có cồn.
  • Hạn chế sử dụng các đồ ăn đóng hộp như thịt hộp, khoai tây chiên, xúc xích vì chứa nhiều natri. Chất này khi đi vào cơ thể rất dễ gây ra hiện tượng phù nề.
thực phẩm an toàn
Lựa chọn thực phẩm an toàn và đầy đủ dưỡng chất.

Với vấn đề thai 23 tuần nên ăn gì, Colos Multi đã có câu trả lời dành cho các chị em. Hy vọng với những lời khuyên trên đây, mẹ sẽ an tâm hơn khi bổ sung dinh dưỡng cho con.

Lưu ý: Các bài viết của Mama Sữa Non Colos Multi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thai 23 tuần phát triển như thế nào? Bé nặng bao nhiêu?

Siêu âm 4D thai 23 tuần – Mốc quan trọng thứ 4 của thai kỳ

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *