Có nên nặn sữa non khi mang thai không? Hại mẹ, không tốt cho bé con

Tác giả: Dược sĩ Hoàng Thị Tuyết | Đăng ngày: 29/06/2022 | Chỉnh sửa: 04/09/2022

Có nên nặn sữa non khi mang thai không? Hại mẹ, không tốt cho bé con

Có nên nặn sữa non khi mang thai?

Ngày nay, trên các trang cộng đồng, trang dành riêng cho các mẹ bầu xuất hiện nhiều bài viết khuyên người mang thai nên vắt sữa non trong khi mang thai, dự trữ cho trẻ uống sau khi sinh. Vậy có nên nặn sữa non khi mang thai không? Vắt sữa non để dành cho trẻ có nguy hiểm không? Cùng Colos Multi giải đáp ngay sau đây!

Có nên nặn sữa non khi mang thai?
Có nên nặn sữa non khi mang thai?

1. Có nên nặn sữa non khi mang thai không?

Sữa non được đánh giá như một loại vacxin tự nhiên cho trẻ sơ sinh. Những kháng thể IgA, IgG được bé tiếp nhận và luân chuyển trong cơ thể mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời. IgA đóng vai trò bảo vệ bé trước những tác nhân gây bệnh nguy hiểm. Nếu bé được bú sữa non trong 6 giờ sau khi sinh, hệ miễn dịch sẽ được cải thiện đáng kể.

Thành phần Lactose trong sữa non rất thấp giúp trẻ dễ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, thành phần oxy hóa giúp bảo vệ đường ruột, tránh được tình trạng xuất huyết đường ruột.

Chính vì sữa non mang đến cho trẻ quá nhiều lợi ích, và bắt đầu từ tháng thứ 7 mang bầu, sữa non cũng được hình thành. Do đó, ở trên các trang mạng xã hội có các bài viết khuyên mẹ bầu vắt sữa non dự trữ cho trẻ uống sau khi sinh. Vậy có nên nặn sữa non khi mang thai không?

Việc vắt sữa non trước khi sinh sẽ gây hại cho người mẹ và quan trọng nhất là gây hại cho em bé. Thật vậy, trả lời cho câu hỏi có nên nặn sữa non khi mang thai hay không chính là việc nặn sữa non trước khi sinh không những gây ra các cơn co thắt tử cung, có thể dẫn đến nguy cơ sinh non. Hơn thế nữa, đối với các trường hợp từng đẻ mổ hay có nhau tiền đạo, những cơn co thắt tử cung sẽ dễ dẫn đến tình trạng xuất huyết âm đạo rất nguy hiểm.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Huỳnh Thị Hiên

Đối với câu hỏi có nên nặn sữa non khi mang thai không, các bác sĩ thuộc chuyên môn khoa sản chia sẻ đây là điều không cần thiết. Với thói quen sinh hoạt chưa đảm bảo được vệ sinh, trong quá trình nặn sữa, tích trữ sữa non có nguy cơ tiềm ẩn gây nhiễm trùng cho trẻ, làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ.

Sữa non chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho trẻ
Sữa non chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho trẻ

Các bác sĩ luôn khuyến khích mẹ có thể cho bé bú trực tiếp, chỉ những trường hợp bất khả kháng khiến trẻ phải cách ly mẹ từ sớm mới cần phải vắt sữa, cho trẻ uống sữa bình.

Những trường hợp nên cho trẻ uống sữa bình:

  • Mẹ bị nhiễm các bệnh lao phổi, viêm hô hấp trên,…
  • Mẹ mắc bệnh buồng trứng đa nang, không đủ mô vú, đa xơ cứng bì.
  • Người mẹ trải qua phẫu thuật vú.
  • Trẻ mắc các bệnh không thể bú trực tiếp, mắc các bệnh bẩm sinh liên quan đến tim, thần kinh, môi chẻ vòm,…

Mặc dù các trường hợp nêu trên là bất khả kháng, khi vắt sữa ra bình, người mẹ cũng cần phải lưu ý, đảm bảo an toàn vệ sinh để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

2. Nên làm gì khi sữa non tiết quá nhiều trong thai kỳ?

Ở một số trường hợp, mẹ bầu vắt sữa non dự trữ vì tình trạng sữa non tiết quá nhiều trong thời kỳ mang thai. Vậy nên làm gì khi gặp trường hợp này?

Nhiều người mang thai sử dụng miếng lót thấm sữa. Đây cũng là một biện pháp tốt để giảm cảm giác ẩm ướt, khó chịu cho bầu ngực, và giữ vệ sinh sạch sẽ. Tuy nhiên, khi sử dụng miếng lót thấm sữa, mẹ bầu cần phải chú ý:

  • Thay miếng lót thấm sữa 4 tiếng một lần, việc này giúp ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi, gây ảnh hưởng xấu đến ti sữa.
  • Nên thay ngay lót thấm sữa nếu sữa chảy quá nhiều, cảm giác được miếng lót đã quá ướt.
Sử dụng miếng lót thấm sữa khi sữa tiết quá nhiều
Sử dụng miếng lót thấm sữa khi sữa tiết quá nhiều

Vào ban đêm, mẹ bầu cũng có thể sử dụng áo ngực chuyên dụng hoặc bông lót để thoải mái, bầu ngực luôn thông thoáng.

Tuyệt đối không nên dùng tay để vắt sữa non, việc này chính là tác nhân gây nhiều nguy hại đến em bé và lẫn người mẹ.

Hy vọng bài viết trên đã giúp các mẹ bầu giải đáp liệu có nên nặn sữa non khi mang thai, đồng thời chia sẻ những lưu ý khi tiết sữa non quá nhiều. Thực tế việc này gây ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe mẹ lẫn con. Một lời khuyên cho mẹ bầu đó là nên chọn lọc thông tin, lựa chọn phương pháp phù hợp, an toàn và tốt nhất cho trẻ.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Sữa non của mẹ là gì? Sữa non của mẹ có tốt không?

Hướng dẫn các mẹ cách tính lượng sữa cho trẻ sinh non

Có nên nặn sữa non ở trẻ sơ sinh không? Sai lầm nên tránh

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *