Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu khi nào và giá bao nhiêu?

Tác giả: Dược sĩ Hoàng Thị Tuyết | Đăng ngày: 04/08/2022 | Chỉnh sửa: 16/08/2022

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu khi nào và giá bao nhiêu?

tiêm uốn ván cho bà bầu

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêm uốn ván cho bà bầu cực kỳ quan trọng trong những tháng thai kỳ để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đối với người mẹ và em bé, thậm chí là nguy cơ gây tử vong. Việc tiêm phòng vắc xin uốn ván cho bà bầu cần được thực hiện đúng thời điểm. Đọc bài viết sau đây để cùng tìm hiểu những thông tin liên quan đến việc tiêm uốn ván cho bà bầu nhằm bảo vệ được sức khỏe cho cả hai mẹ con.

tiêm uốn ván cho bà bầu
Tại sao phải tiêm uốn ván cho mẹ bầu?

1. Vì sao bà bầu cần phải tiêm vắc-xin phòng uốn ván?

Uốn ván được biết đến là căn bệnh nhiễm trùng cấp tính do trực khuẩn Clostridium Tetan. Độc tố của khuẩn uốn ván khá mạnh. Vì vậy dễ gây bệnh nhanh khi người bệnh mắc phải khuẩn uốn ván mà không can thiệp kịp thời thì tỷ lệ tử vong rất cao.

Ở khắp mọi nơi trong môi trường sống đều có mặt của khuẩn uốn ván. Vì vậy khuẩn có thể dễ dàng lây nhiễm vào người khỏe qua vết thương hở. Bên cạnh đó, là khả năng sinh tồn của khuẩn uốn ván rất mạnh, thậm chí đun sôi tiệt trùng trong thời gian dài cũng khó loại bỏ được chúng một cách triệt để.

Dựa trên nhiều thống kê cho thấy người bệnh mắc uốn ván có tỷ lệ tử vong lên tới hơn 90%. Tỷ lệ này sẽ tăng cao hơn ở trẻ sơ sinh, lên tới 95% ca tử vong. Ngoài ra, phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh uốn ván cao từ vết thương hở ngoài da, hay trong lúc chuyển dạ sinh nở hoặc lúc trẻ sơ sinh được cắt dây rốn,…

tiêm phòng uốn ván cho bà bầu
Tiêm uốn ván giúp mẹ và bé tránh được những nguy cơ mắc bệnh.

Vì thế, việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu cần thiết hàng đầu. Từ đó, có thể giúp sản phụ ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ở cả mẹ bầu và bé, cũng như có sự chuẩn bị cho thời điểm chuyển dạ sinh con quan trọng. 

Mẹ bầu đã cần tiêm phòng nhiều loại vắc xin phòng bệnh khác như sởi, quai bị, rubella,… trước khi mang thai. Tuy nhiên với vắc xin uốn ván, mẹ bầu cần lưu ý về thời điểm thích hợp trong thai kỳ được chỉ định để có kế hoạch tiêm phòng. Hiện nay, có một số mẹ bầu không hiểu rõ vấn đề này nên việc tiêm phòng khi mang thai còn chưa có nhiều hiểu biết, sẽ gây ảnh hưởng tới thai nhi.

Theo các bác sĩ, tiêm uốn ván cho bà bầu thực chất là giúp mẹ bầu tự tạo kháng thể trước, từ đó tránh lây nhiễm và mắc bệnh khi chuyển dạ. Đặc biệt, việc tiêm ngừa uốn ván cho bà bầu cũng hỗ trợ sang cơ thể trẻ, giúp hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng uốn ván sau khi sinh.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Vắc xin uốn ván cho bà bầu đã được kiểm định an toàn phụ nữ cũng như thai nhi trong bụng. Từ đó, thuốc sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi lại có thể bảo vệ sức khỏe tốt cho cả hai mẹ con. Vì vậy, mẹ bầu không nên lo lắng quá thay vào đó thực hiện tiêm phòng theo đúng chỉ định.

2. Bà bầu nên tiêm phòng vắc-xin uốn ván vào giai đoạn nào của thai kỳ?

2.1. Với phụ nữ mang thai lần đầu

Tiêm uốn ván cho bà bầu khi nào với các bà mẹ bầu mới lần đầu mang thai, nhưng trước đó chưa tiêm vắc-xin phòng uốn ván hay vắc-xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván. Đồng thời, trường hợp mẹ bầu không rõ được tiền sử tiêm vắc-xin, hay mẹ bầu chưa tiêm đủ 3 mũi vắc-xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản sẽ được tiêm 2 mũi:

  • Mũi 1: Mẹ sẽ được tiêm mũi 1 khi thai kỳ được khoảng 20 tuần trở lên. Theo khuyến cáo, mẹ bầu không nên tiêm quá sớm vì những tuần đầu thai nhi chưa ổn định
  • Mũi 2: Mẹ được tiêm mũi 2 sau mũi tiêm đầu 1 tháng, sau tối thiểu 28 ngày cũng như phải tiêm trước khi sinh ít nhất 1 tháng.
tiêm uốn ván cho bà bầu giá bao nhiêu
Phụ nữ mang thai lần đầu mang thai 

2.2. Với phụ nữ đã từng mang thai 

Các chị em trước khi mang thai đã tiêm phòng đủ 5 mũi vắc xin phòng chống bệnh do khuẩn uốn ván, đến mũi cuối cùng cách không quá 10 năm thì không cần phải tiêm vắc-xin phòng uốn ván. Tuy nhiên, nếu thời gian tiêm quá 10 năm thì cần phải tiêm nhắc lại 2 mũi.

Còn đối với những sản phụ ở thai kỳ trước đã tiêm 2 mũi, đến thai kỳ thứ hai, ba cách không quá 10 năm thì chỉ cần tiêm 1 mũi phòng chống khuẩn uốn ván từ tuần 20 trở đi. Việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu thêm 1 mũi nhắc lại này cũng rất quan trọng, các mẹ bầu mang thai lần 2, lần 3 cần chú ý.

3. Bà bầu cần lưu ý những gì khi tiêm phòng uốn ván?

Lộ trình tiêm uốn ván cho bà bầu khá rắc rối với nhiều mũi tiêm, nhưng mẹ bầu và gia đình nên sắp xếp thời gian để tiêm uốn ván cho bà bầu đủ mũi nhằm đảm bảo tốt khả năng kháng bệnh của cơ thể. Những lưu ý khi tiêm ngừa uốn ván cho bà bầu bao gồm: 

  • Việc tiêm uốn ván cho bà bầu có thể gây sưng đau tại chỗ hoặc gây dị ứng tại chỗ. Tuy nhiên các mẹ bầu không nên lo lắng quá vì đây đều là những tác dụng phụ do đó không quá nghiêm trọng, việc sưng đau sau này sẽ tự khỏi, không cần sử dụng thuốc, hay chườm đắp vào vị trí tiêm. 
  • Mẹ bầu nên chọn cơ sở tiêm phòng uy tín, bên cạnh đó là đã được chứng nhận của Bộ y tế về tiêm chủng để đảm bảo an toàn.
  • Mẹ bầu nên đảm bảo tiêm phòng đủ các mũi tiêm trong thời gian thai kỳ. Mẹ cần tiêm sau ít nhất từ tuần thai 20 trở đi cũng như cách ngày sinh ít nhất 30 ngày. Do đó, mẹ bầu cũng như người nhà tuyệt đối không tự ý đi tiêm mà cần dựa trên tính toán tuổi thai, số lần mang thai.
  • Bộ y tế Việt Nam quy định phụ nữ chỉ cần tiêm vắc-xin phòng uốn ván trong thời gian mang thai. Tuy nhiên theo khuyến cáo, phụ nữ mang thai từ 27 -35 tuần có thể tiêm vắc-xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván để phòng chống các bệnh ho gà sớm cho sơ sinh nếu trước khi mang bầu 
giá tiêm phòng uốn ván cho bà bầu
Bà bầu cần lưu ý những gì khi tiêm phòng uốn ván? 

4. Tiêm uốn ván cho bà bầu giá bao nhiêu?

Theo trung tâm tiêm chủng VNVC và theo bảng giá ưu đãi cập nhật tháng 8/2017, giá tiêm phòng uốn ván cho bà bầu có giá là 95.000đ và không cần phải thêm phí tư vấn và khám sức khoẻ sàng lọc trước khi tiê

Khi mẹ bầu trong giai đoạn mang thai chắc chắn cần tìm hiểu những thông tin trên. Bởi tiêm uốn ván cho bà bầu vô cùng quan trọng cho mẹ và bé. Đồng thời, để ý thời điểm tiêm uốn ván cũng là một trong những yếu tố giúp mẹ cải thiện sức khỏe của cả hai mẹ con. Hi vọng bài viết giúp ích cho mẹ bầu trong quá trình mang thai em bé.  

Lưu ý: Thông tin trên trang web này không nên được sử dụng để thay thế cho việc chăm sóc y tế và lời khuyên của bác sĩ nhi khoa của bạn. Có thể có các cách điều trị khác nhau mà bác sĩ nhi khoa của bạn có thể đề nghị dựa trên các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Khi nào bà bầu nên mặc đồ bầu? Hướng dẫn chọn đồ bầu cực chuẩn

Chuẩn bị giỏ đồ vật dụng cần thiết khi đi sinh cho em bé

Bầu có được dùng mỹ phẩm không? 12 loại mỹ phẩm nên tránh

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *