Thai 37 tuần gò cứng bụng – Cách phân biệt cơn gò tử cung và cơn gò chuyển dạ

Tác giả: Dược sĩ Hoàng Thị Tuyết | Đăng ngày: 24/07/2022 | Chỉnh sửa: 08/11/2022

Thai 37 tuần gò cứng bụng – Cách phân biệt cơn gò tử cung và cơn gò chuyển dạ

thai 37 tuần gò cứng bụng

Thai 37 tuần gò cứng bụng là hiện tượng thường thấy xảy ra ở mọi mẹ bầu ở tuần thai thứ 37. Tuy nhiên mẹ bầu sẽ phải phân biệt được cơn gò tử cung và cơn gò chuyển dạ. Đồng thời, chúng tôi đã tổng hợp và gửi đến bạn đọc những cách làm giảm cơn đau do cơn gò tử cung gây ra trong những tháng cuối của thai kỳ.

thai 37 tuần gò cứng bụng
Phân biệt giữa cơn gò tử cung và cơn gò chuyển dạ  

1. Sự khác nhau của cơn gò tử cung và cơn gò chuyển dạ

1.1. Cơn gò tử cung

Cơn gò tử cung hay được biết với khái niệm quen thuộc là cơn gò sinh lý sẽ thường xuất hiện liên tục từ tháng thứ 4 của thai kỳ. Những cơn gò trên xuất hiện là do cơ chế tự nhiên của tử cung nhằm rèn luyện khả năng chịu đựng cho người mẹ, chuẩn bị cho ngày sinh đẻ. Các cơn gò này xuất hiện không có tính chu kỳ, đặc biệt thai 37 tuần gò cứng bụng.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Đặc điểm của cơn gò tử cung 

  • Cơn gò tử cung sẽ kéo dài trong vòng 30 – 60 giây mỗi lần và mỗi ngày xuất hiện từ 2 – 3 lần. 
  • Cơn gò có thể xuất hiện nhiều hơn khi mẹ bầu mới quan hệ tình dục hoặc bàng quang bị căng do đầy nước
  • Các mẹ có thói quen chạm tay vào bụng bầu nhiều có tần suất xuất hiện các cơn gò tử cung dày đặc hơn.
  • Cơn gò sẽ gây cảm giác khó chịu ở bụng trên và căng tức ở bụng dưới
  • Trường hợp người mẹ đi lại quá nhiều hoặc đứng lâu trong ngày có thể khiến các cơn gò tử cung xuất hiện. 
thai nhi 37 tuần gò cứng bụng
Cơn gò tử cung xuất hiện từ 2 – 3 lần một ngày và tần suất dày đặc hơn vào các tuần cuối

1.2. Cơn gò chuyển dạ

Điểm khác cơ bản giữa cơn gò tử cung và cơn gò chuyển dạ là thời điểm xuất hiện. Cơn gò chuyển dạ chỉ xuất hiện từ tuần thứ 37. Những người có dấu hiệu sinh non sẽ xuất hiện cơn gò chuyển dạ từ tuần 22 đến tuần thứ 37. Cơn gò chuyển dạ thật sự vô cùng đau đớn, tần suất ngày càng dồn dập và kể từ thời điểm xuất hiện biểu hiện này, thai phụ có thể sinh con chỉ trong vòng 1 – 2 giờ sau đó. 

Đặc điểm của cơn gò chuyển dạ 

  • Khi cơn gò chuyển dạ xuất hiện, nó sẽ khiến thai phụ đau tức ở vùng bụng dưới và lưng. Cơn đau sẽ bắt đầu từ lưng dưới sau đó lan đến vùng bụng, tiến đến 2 bên bắp đùi và 2 bên mạng sườn của thai phụ. 
  • Khu vực xương chậu bắt đầu xuất hiện biểu hiện căng cơ và có cảm giác bị chèn ép mạnh 
  • Cơn gò chuyển dạ có thể so sánh đau gấp 7 – 8 lần cơn đau bụng kinh. Các cơn đau dồn dập và nối tiếp nhau. 
  • Cơn đau sẽ ngày càng tăng dần khi thai phụ thay đổi tư thế người
  • Âm đạo bắt đầu xuất hiện dịch nhầy màu hồng hoặc nặng hơn sẽ xuất hiện tình trạng vỡ ối. 
  • Mỗi lần cơn gò xuất hiện cổ tử cung sẽ giãn được tầm 1cm, thời gian 1 cơn gò kéo dài 60-90s và thai phụ phải chịu đựng các cơn gò chỉ cách nhau từ 30s đến 2 phút. 
thai 37 tuần hay gò cứng bụng
Cơn gò chuyển dạ sẽ xuất hiện các cơn đau dồn dập 

2. Làm cách nào để giúp mẹ mang thai 37 tuần dễ chịu bớt cơn gò tử cung

Thai 37 tuần gò cứng bụng sẽ xuất hiện ở mọi thai phụ và khiến mẹ bầu mệt mỏi. Tuy nhiên, dưới đây chúng tôi sẽ gửi đến các mẹ bầu cách để giảm đau do các cơn gò tử cung gây ra.

  • Khi cơn gò tử cung xuất hiện, mẹ bầu có thể uống nước ấm để dịu cơn đau tức thì hoặc tắm nước ấm. 
  • Thay đổi tư thế nằm và kết hợp nghe nhạc nhẹ nhàng
  • Hít thở thật sâu sau đó thư giãn đầu óc và ngủ một giấc ngủ
  • Duy trì các bài tập yoga dành cho bà bầu mỗi ngày
  • Hạn chế tối đa thói xem xoa bụng hoặc xoa đầu ti để tránh nguy cơ sinh non
  • Ngồi thiền vào mỗi buổi sáng
  • Xem phim hoặc làm những việc mình thích để giảm sự chú ý vào các cơn đau. 

3. Các câu hỏi thường gặp

Hiện tượng thai 37 tuần bụng căng cứng như thế nào?

Theo chuyên gia nói rằng, hiện tượng bụng bị căng cứng ở giai đoạn thai 37 tuần được xem là dấu hiệu thai nhi đang phát triển tốt. Do khung xương của thai nhi ngày càng phát triển và mỗi lần bé hoạt động đều làm cho bụng của mẹ bị căng cứng. Đặc biệt đối với các mẹ cầu có thân hình mảnh mai thì hiện tượng bụng căng cứng sẽ sớm hơn so với mẹ thừa cân

Dấu hiệu bụng căng cứng có phải sắp sinh?

Nhiều mẹ thắc mắc rằng gò bụng liên tục có phải sắp sinh không. Tuy nhiên, bụng căng cứng là một trong những dấu hiệu sắp sinh nên mẹ cần lưu ý nhất là khi mẹ mang thai 39 tuần bụng căng cứng. Ngoài ra, mức độ và tần suất cơn gò cứng bụng cũng nhưng các triệu chứng đi kèm được xem là quan trọng. Nếu các triệu chứng đi kèm không phải là chảy máu âm đạo, đau lưng, chuột rút… thì mẹ có thể an tâm

Tóm lại, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với các cơn gò tử cung và một cơn gò chuyển dạ trong thời gian mang thai. Đặc biệt để giảm thiểu các cơn đau khi thai 37 tuần gò cứng bụng, hãy thử làm theo các gợi ý chúng tôi giới thiệu đến bạn! Mong bài viết trên mang đến những thông tin hữu ích với bạn ngay lúc này!

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *