Rạn da khi mang thai: Dấu hiệu và cách ngăn ngừa, điều trị

Tác giả: Dược sĩ Hoàng Thị Tuyết | Đăng ngày: 10/08/2022 | Chỉnh sửa: 16/08/2022

Rạn da khi mang thai: Dấu hiệu và cách ngăn ngừa, điều trị

rạn da khi mang thai

Hiện tượng rạn da khi mang thai khiến nhiều mẹ bầu trở nên “ám ảnh” vì mất thẩm mỹ. Tuy nhiên nếu biết cách, bạn có thể hạn chế được tình trạng rạn nứt trên da cũng như “hô biến” một làn da mịn màng hơn sau sinh. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Colos Multi tìm hiểu về hiện tượng da bị rạn nứt trong quá trình mang thai và cách khắc phục nhé!

rạn da khi mang thai
Rạn da trở thành nỗi “ám ảnh” của chị em phụ nữ đang mang thai

1. Rạn da khi mang thai xuất hiện vào thời điểm nào?

Mang thai là một chặng đường đầy vất vả nhưng cũng lắm thiêng liêng của người mẹ. Chặng đường này trải dài những cung bậc cảm xúc từ lo lắng, hồi hộp đến hạnh phúc, ngọt ngào. Thế nhưng bên cạnh đó, mẹ bầu cũng phải đối mặt với nỗi lo về một làn da bị rạn nứt, mất thẩm mỹ sau sinh.

Rạn da khi mang thai là tình trạng mà nhiều mẹ bầu đã gặp phải. Ngoài việc gây mất thẩm mỹ, nó đôi khi còn ảnh hưởng đến thể trạng sức khỏe của người mẹ. 

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
rạn bụng bầu
Tình trạng rạn da nặng hay nhẹ tùy thuộc vào nhiều yếu tố

Cụ thể, những vết rạn da sẽ xuất hiện khi cân nặng của mẹ tăng nhanh hơn độ co giãn của da. Vị trí mẹ bầu bị rạn thường là vùng bụng, mông, ngực, bắp chân hoặc bắp đùi. Những vết rạn bụng bầu thường có màu đỏ, tím hay trắng tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Thông thường sau khi sinh, nó sẽ chuyển thành màu đen, xám hoặc đỏ.

Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà tình trạng rạn da có thể xuất hiện sớm hay muộn hay thậm chí là không có. Tuy nhiên 90% mẹ bầu xuất hiện dấu hiệu rạn da vào giai đoạn thai kỳ được 6 – 7 tháng tuổi. Nếu mẹ bầu tăng cân nhanh, những vết rạn này sẽ ngày càng lớn dần theo.

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rạn da khi mang thai

Tình trạng rạn da ở mẹ bầu trong giai đoạn mang thai thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng này để mẹ bầu có thể theo dõi.

2.1. Hormone trong cơ thể thay đổi

Nội tiết tố trong cơ thể mẹ sẽ thay đổi khi mang bầu. Trong giai đoạn từ tháng thứ 3 trở đi, những sự thay đổi này sẽ trở nên rõ rệt hơn. Nhau thai và thai nhi lúc này sẽ tiết ra hoocmon estrogenprogesterone để làm tăng sắc tố da. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc xuất hiện những vết rạn với màu sắc có phần thẫm hơn vùng da xung quanh.

2.2. Do tăng cân quá nhanh

Việc tăng cân quá nhanh ở một số mẹ bầu trong giai đoạn mang thai sẽ khiến làn da đột ngột bị kéo giãn, mất đi tính đàn hồi. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến dấu hiệu bị rạn da khi mang thai.

vết rạn da màu đỏ khi mang thai
Tình trạng rạn bụng bầu trước và sau sinh xuất phát từ nhiều nguyên nhân

2.3. Do cơ địa

Cơ địa mỗi người không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng rạn da mà còn liên quan đến nhiều bệnh lý khác. Bởi lẽ, những mẹ bầu vốn có cấu trúc da khỏe mạnh, đàn hồi cao thì tình trạng rạn cũng sẽ ít hơn so với những mẹ bầu có cấu trúc da yếu, đàn hồi thấp.

2.4. Do di truyền

Một trong những lý do dẫn đến rạn da mà mẹ bầu cần để tâm đó chính là yếu tố di truyền. Nếu trong nhà bạn đã từng có người bị rạn da khi mang thai thì khả năng cao bạn cũng sẽ gặp tình trạng này sớm thôi!

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác dẫn đến rạn da là trọng lượng thai nhi lớn, mang đa thai,… Lúc này, tử cung phải co giãn nhiều để tạo khoảng trống cho thai nhi nên vùng da ở bụng sẽ rất dễ bị rạn.

3. Mẹ bầu nên làm gì để chống rạn da?

Mặc dù việc xuất hiện những vết rạn da màu đỏ khi mang thai là điều mẹ bầu không thể tránh khỏi nhưng vẫn có một số phương pháp để hạn chế tình trạng này. Dưới đây là những phương pháp để mẹ bầu có thể tham khảo!

3.1. Uống nhiều nước để hạn chế rạn da

Nước là giải pháp để thanh lọc, giải độc trong cơ thể. Ngoài ra, nó còn có tác dụng duy trì những tế bào da mềm, ẩm giúp da khỏe đẹp, những vết rạn cũng nhanh chóng mờ đi giai đoạn sau sinh. Duy trì những thói quen uống nước sau đây, bạn sẽ thấy tình trạng rạn da khi mang thai được giảm đi rõ rệt:

  • Uống đều đặn 8 ly nước lọc mỗi ngày: Trường hợp phải đi ra ngoài, bạn có thể chuẩn bị sẵn 1 – 2 chai nước mang theo để uống dần. 
  • Sử dụng trà thảo mộc: Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể sử dụng những loại trà thành phần không chứa caffeine như trà thảo mộc,… Loại trà này vẫn có thể cung cấp đủ hàm lượng nước cần thiết trong ngày cho mẹ bầu.
  • Bổ sung nhiều rau, trái cây chín mọng: Trái cây chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Khi ăn những loại rau, trái cây chín mọng như dưa leo, dâu tây, dưa hấu, táo,… mẹ bầu sẽ được bổ sung thêm nước, khoáng chất và những vitamin bổ dưỡng. 
rạn da khi mang thai có hết không
Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ hạn chế vết rạn nứt trên da

3.2. Kiểm soát cân nặng hợp lý để chống rạn da khi mang thai

Việc tăng cân quá nhanh sẽ tạo điều kiện để những vết rạn bụng bầu xuất hiện nhiều hơn. Vì thế trong suốt quá trình mang thai, bạn luôn phải chú ý đến cân nặng của mình bằng cách:

  • Không ăn quá nhiều: Quan điểm “ăn cho hai người” là hoàn toàn sai lầm vì có thể khiến bạn tăng cân một cách nhanh chóng. Vì thế, chỉ nạp một lượng năng lượng vừa đủ để mẹ và bé luôn khỏe mạnh, không khuyến khích nạp quá nhiều. 
  • Kìm hãm sự thèm ăn: Khi mẹ bầu cảm thấy thèm ăn thì hãy ăn một chút, sau đó thỏa mãn cơn đói bằng cách nhấm nháp trái cây. Biện pháp này sẽ giúp mẹ bầu quản lý được cân nặng của mình. 

3.3. Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

Việc cân đối dinh dưỡng trong quá trình mang thai sẽ cung cấp đầy đủ lượng vitamin và dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, sử dụng kết hợp những thực phẩm tốt cho da hoặc những món ăn giúp cải thiện độ đàn hồi của da cũng là cách để hạn chế những vết rạn xuất hiện.

dấu hiệu bị rạn da khi mang thai
Có chế độ ăn uống dinh dưỡng sẽ giúp tình trạng rạn da giảm đi đáng kể

Để thiết lập một chế độ ăn uống dinh dưỡng, mẹ bầu có thể tham khảo một số gợi ý sau:

  • Bổ sung những thực phẩm chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp nuôi dưỡng và bảo vệ làn da mẹ bầu, chẳng hạn như việt quất, dâu tây, cải bó xôi,…
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin E sẽ giúp bảo vệ những màng tế bào da, ví dụ như bông cải, cải rổ, bơ, các loại hạt và quả hạch,…
  • Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin A như khoai lang, ớt chuông đỏ, cà rốt, xoài, bí đỏ,… có tác dụng giúp hồi phục những mô da từng bị tổn thương do rạn nứt. Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để hấp thu hàm lượng thích hợp. 
  • Cung cấp hàm lượng vitamin D cho cơ thể là cách để giảm thiểu tình trạng rạn da khi mang thai. Bạn có thể tìm thấy vitamin D trong ánh nắng mặt trời hay trong những thực phẩm như gan bò, ngũ cốc, lòng đỏ trứng, sữa,…
  • Hàm lượng omega-3 và omega-6 có tác dụng giữ cho những tế bào da luôn khỏe mạnh, đem đến làn da mịn màng cho mẹ bầu. Hàm lượng này có mặt trong dầu cá, cá hồi hoặc quả óc chó. 
  • Những thực phẩm chứa nhiều kẽm như ngũ cốc, chocolate đen, các loại hạt,… thường được khuyên dùng khi xuất hiện vết rạn da màu đỏ khi mang thai. Bởi lẽ, kẽm có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa mụn, nuôi dưỡng làn da mịn màng, khỏe mạnh.

3.4. Dưỡng da bằng tinh dầu thiên nhiên

Tinh dầu thiên nhiên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện làn da bị rạn của mẹ bầu. Nó thường có công dụng dưỡng ẩm, giữ nước,… để da luôn khỏe mạnh. Một số loại tinh dầu thiên nhiên được tin dùng là dầu hạnh nhân, dầu dừa, tinh dầu lanolin,… Ngoài ra, những thương hiệu mỹ phẩm organic cũng cung cấp cho mẹ bầu sản phẩm chăm sóc da hiệu quả.

Dưỡng da bằng tinh dầu thiên nhiên
Thành phần thiên nhiên giúp dưỡng da bị rạn nứt an toàn

Khi sử dụng tinh dầu thiên nhiên, mẹ bầu có thể thoa lên bất cứ vùng da nào bị rạn như đùi, bụng, vùng lưng dưới, bắp chân,… Với những khu vực da căng và ngứa nhiều thì hãy dùng gấp đôi lượng dầu. Việc dưỡng ẩm nên diễn ra ngay sau khi tắm để hạn chế sự mất nước. Cũng đừng quên chăm sóc da vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ nhé!

3.5. Tẩy tế bào chết thường xuyên cho da bụng

Biện pháp tẩy tế bào chết sẽ giúp loại bỏ đi những tế bào da đã chết, đem lại làn da tươi tắn, khỏe mạnh. Vì thế, đây là một bước chăm sóc da và làm giảm rạn nứt được nhiều mẹ bầu ưa chuộng.

Cách tẩy tế bào chết cho da bằng bàn chải có thể được thực hiện như sau:

  • Sử dụng bàn chải làm bằng sợi tự nhiên và có bản to. Nếu được hãy chọn loại có lông mềm, không quá thô ráp.
  • Bắt đầu chải từ chân và dần dần đi lên. Nên tập trung vào những vùng xuất hiện nhiều vết rạn như bắp đùi, hông, bụng. Khi đã tẩy xong, mẹ bầu nên đi tắm để loại bỏ những tế bào chết trên cơ thể.
  • Da ở vùng ngực khá nhạy cảm và dễ bị tổn thương, vì vậy không nên cọ xát quá mạnh. 

Nếu bạn yêu thích những phương pháp làm đẹp từ thiên nhiên thì có thể sử dụng nguyên liệu tự nhiên để tẩy da chết tại nhà.

3.5. Tập luyện thể thao

Thường xuyên tập thể dục không chỉ giúp mẹ bầu kiểm soát được cân nặng mà còn cải thiện độ đàn hồi của da. Nhờ thế mà những vết rạn da khi mang thai không còn là nỗi lo lắng đối với thai phụ.

Tập luyện thể thao
Những bài tập nhẹ nhàng cũng giúp chống rạn da hiệu quả

Mẹ bầu có thể thực hiện những bài tập nhẹ nhàng thích hợp với người mang thai như căng cơ, kegel,… hay những bài tập vận động đơn giản khác. Yoga hay Pilates cũng là gợi ý hoàn hảo để mẹ bầu có thể giảm thiểu những triệu chứng mệt mỏi trong quá trình mang thai như đau mỏi lưng,…

3.6. Massage da thường xuyên

Massage cũng được đánh giá là giải pháp khắc phục tình trạng rạn da khi mang thai hiệu quả. Việc massage thường xuyên sẽ duy trì độ đàn hồi tốt nhất cho da. Bên cạnh đó, nó còn tạo điều kiện để mạch máu lưu thông dễ dàng, hoạt động cung cấp dưỡng chất cho da diễn ra ổn định. 

3.7. Sử dụng kem chống rạn da

Sử dụng kem chống rạn da là phương pháp được nhiều mẹ bầu tin dùng. Bởi lẽ, nó vừa tiện lợi, dễ dàng thực hiện mà hiệu quả đạt được cũng tương đối cao. Tuy nhiên trước khi sử dụng, mẹ bầu hãy cân nhắc lựa chọn những loại kem được chiết xuất từ thiên nhiên, thành phần không chứa hóa chất. Những hóa chất độc hại không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn nguy cơ cao làm hại đến thai nhi.

4. Vậy rạn da khi mang thai có hết không?

Ran bụng bầu sẽ không tự biến mất hoàn toàn mà chỉ chuyển đổi màu sắc. Tuy nhiên, mặc dù nó không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng những vết rạn lại tồn tại sau khi mẹ sinh điều đó khiến thiếu thẩm mỹ và khiến nhiều mẹ mất tự tin sau khi sinh

Trên đây là những chia sẻ về tình trạng rạn da khi mang thai và cách khắc phục. Qua bài viết, Colos Multi hy vọng mẹ bầu sẽ cải thiện vóc dáng của mình sau sinh và luôn rạng rỡ tự tin như ngày đầu nhé!

Lưu ý: Thông tin trên trang web này không nên được sử dụng để thay thế cho việc chăm sóc y tế và lời khuyên của bác sĩ nhi khoa của bạn. Có thể có các cách điều trị khác nhau mà bác sĩ nhi khoa của bạn có thể đề nghị dựa trên các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Lý do đau lưng khi mang thai ở mẹ bầu và cách khắc phục

Mẹ bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu uống gì và có nguy hiểm không?

Nguyên nhân bị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

Mẹ bầu thừa sắt khi mang thai và những hậu quả khôn lường

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *