Dư ối có sao không? Cách khắc phục dư ối ở mẹ bầu

Tác giả: Dược sĩ Hoàng Thị Tuyết | Đăng ngày: 12/08/2022 | Chỉnh sửa: 16/08/2022

Dư ối có sao không? Cách khắc phục dư ối ở mẹ bầu

Hiện tượng dư ối ở mẹ bầu

Hiện tượng dư ối trong thời gian mang thai là một yếu tố bất thường, chắc chắn sẽ khiến các mẹ bầu có phần hoang mang, lo lắng. Tình trạng dư ối có sao không, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết có dễ dàng không? Làm sao để có thể khắc phục tình trạng dư nước ối để an toàn cho sức khỏe thai nhi? Bài viết này sẽ giải đáp mọi thắc mắc của các mẹ bầu, giúp mẹ có thêm kiến thức và yên tâm khi mang thai.

Hiện tượng dư ối ở mẹ bầu
Hiện tượng dư ối ở mẹ bầu

1. Hiện tượng dư ối là gì? 

Sau khi quá trình thụ thai diễn ra khoảng 10 – 12 ngày, nước ối sẽ hình thành. Nước ối có vai trò đảm bảo môi trường sống dành cho thai nhi, ngoài cung cấp các chất dinh dưỡng và oxy cho bé, nó còn bảo vệ thai nhi khỏi những sang chấn, tác động từ bên ngoài do các hoạt động, công việc của người mẹ.

Những thông tin cần biết về dư ối ở bà bầu
Những thông tin cần biết về dư ối ở bà bầu

Nước ối theo tiêu chuẩn là khoảng từ 300 – 800ml khi thai nhi được 16 – 34 tuần. Nếu lượng nước ối trong túi ối của thai phụ ở mức trên 800ml thì được gọi là hiện tượng dư ối (thừa nước ối).

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Phạm Thị Xuân Minh

Hiện tượng dư nước ối thường rất hiếm gặp và khó phát hiện đối với các trường hợp nhẹ, chỉ xảy ra ở 1% ở các bà mẹ khi mang bầu. Việc dư thừa nước ối nếu nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi.

2. Nguyên nhân mẹ bầu bị dư ối 

Nguyên nhân gây ra tình trạng dư thừa nước ối lúc mang thai ở mẹ bầu, thường phổ biến với các nguyên nhân như là:

  • Thai phụ mắc bệnh đái tháo đường: có đến 10% các phụ nữ mang bầu mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ bị dư thừa lượng nước ối khi mang thai. Việc kiểm soát đường huyết là rất cần thiết để nước ối ở lượng tiêu chuẩn dành cho thai nhi.
  • Mang đa thai: đây là trường hợp mẹ bầu mang thai đôi, thai ba… nên khả năng dư lượng nước ối cũng rất cao do sự trao đổi chất giữa các bào thai là không đồng đều, sẽ có thai nhi được nhiều nước ối hơn thai nhi khác.
Nguyên nhân gây dư ối ở các mẹ mang thai
Nguyên nhân gây dư ối ở các mẹ mang thai
  • Trẻ bị dị tật bẩm sinh hoặc có các biểu hiện khác thường từ khi trong bụng mẹ: ngày nay nhờ các biện pháp siêu âm, bác sĩ và gia đình có thể biết được tình trạng sức khoẻ của bé. Đối với bé bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, hẹp môn vị, não úng thuỷ, dị tật ở tay, chân… thì khả năng rất cao sẻ sẽ ngừng tiếp nhận nước ối trong khi thận của thai nhi vẫn tiếp tục bài tiết nước tiểu. Điều đó sẽ gây ra tình trạng dư thừa nước ối.
  • Một số yếu tố bên ngoài có thể làm lượng nước ối bị dư thừa là do tình trạng thiếu máu, nhiễm trùng bào thai, không có sự tương hợp giữa nhóm máu của mẹ và của thai nhi…
  • Bên cạnh đó còn có nguyên nhân từ rau thai: nếu rau thai xuất hiện u mạch máu màng đệm sẽ gây tổn thương bánh rau, gây phù và sưng rau thai hoặc là hiện tượng viêm nội mạc tử cung… cũng dẫn đến tình trạng dư thừa nước ối.

3. Dấu hiệu nhận biết mẹ bầu bị dư thừa nước ối 

Các bà mẹ thường quan tâm trình trạng dư ối có sao không, làm sao nhận biết dấu hiệu khi bị thừa nước ối. Mặc dù, tình trạng thừa nước ối thường có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết, tuy nhiên chúng không dễ dàng nhận ra khi mới bắt đầu xuất hiện. Do đó mà mẹ cần có sự thăm khám thường xuyên để kiểm tra sức khoẻ của mẹ và bé, đặc biệt là khi mẹ có các dấu hiệu giống như là:

  • Bụng mẹ bầu căng bóng, cảm giác to hơn bình thường so với tuần thai kỳ tiêu chuẩn khi mang thai.
  • Bác sĩ khó nghe thấy tim thai, khó cảm nhận được chuyển động của thai nhi do lượng nước ối quá nhiều, làm dày thành bụng.
  • Mẹ bầu có cảm giác khó thở, ăn uống khó tiêu, chướng bụng, người nặng nề.
  • Tĩnh mạch bị giãn, có thể thấy rõ.
Mẹ bầu cần thăm khám thường xuyên khi mang thai
Mẹ bầu cần thăm khám thường xuyên khi mang thai

Đây là những dấu hiệu rất phổ biến khi phụ nữ mang thai gặp phải trường hợp dư thừa nước ối. Ngay khi có các biểu hiện này cần tới cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám kịp thời và có phương án điều trị phù hợp để an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

4. Vậy dư ối có sao không

Một số trường hợp, hiện tượng dư ối khi mang thai không ảnh hưởng gì đến mẹ và bé. Tuy nhiên, cũng có trường hợp dư thừa nước ối rất nguy hiểm, nếu không phát hiện sớm và có biện pháp khắc phục sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi và có thể đe doạ tính mạng của người mẹ. Dư thừa nước ối là tác nhân làm tăng xuất huyết âm đạo, gây nhiễm trùng cho mẹ, mẹ cũng có thể gặp các rủi ro như sinh non, hoặc sinh ngược.

Dư ối có nguy hiểm cho mẹ bầu không?
Dư ối có nguy hiểm cho mẹ bầu không?

Việc có đầy đủ kiến thức về các dấu hiệu dư thừa nước ối và thăm khám đầy đủ, theo dõi sức khỏe thường xuyên sẽ giúp cả mẹ bầu và thai nhi được khỏe mạnh, tránh được những rủi ro không đáng có như là: thai nhi bị sinh non, thai chết lưu trong bụng mẹ….

5. Cách khắc phục khi mẹ bầu bị dư nước ối

Để không phải băn khoăn về vấn đề dư ối có sao không, mẹ bầu hoàn toàn có thể kiểm soát và khắc phục được tình trạng này với một số cách như:

  • Nghỉ ngơi thư giãn có thể giúp cân bằng lượng nước ối.
  • Nên chú trọng ăn uống để có mức đường huyết ổn định, tránh tình trạng cân nặng lên xuống thất thường, vừa ảnh hưởng mẹ lại không đủ dinh dưỡng cho thai nhi.
  • Mẹ bầu cảm thấy các vấn đề bất thường sẽ cần thăm khám ngay để có sự can thiệp kịp thời, giúp bé phát triển khoẻ mạnh.
  • Nếu tình trạng dư thừa nước ối ở thể nhẹ, mẹ bầu có thể chỉ cần sử dụng thuốc lợi tiểu để rút bớt lượng nước ối. Còn với trường hợp nặng hơn thì bác sĩ sẽ có chẩn đoán và phương án điều trị phù hợp, có thể thai phụ sẽ cần nhập viện hoặc là chỉ định sinh mổ.
Những cách khắc phục tình trạng dư nước ối
Những cách khắc phục tình trạng dư nước ối

Với tất cả những thông tin để giải đáp câu hỏi “Dư ối có sao không?”, bài viết đã cung cấp những dấu hiệu cũng như cách khắc phục để có thể giúp mẹ bầu tránh được tình trạng dư thừa nước ối. Và với những mẹ mang bầu bị dư thừa nước ối cũng không cần quá lo lắng, chỉ cần thăm khám và có phương án điều trị kịp thời, mẹ bầu và thai nhi sẽ hoàn toàn khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Thông tin trên trang web này không nên được sử dụng để thay thế cho việc chăm sóc y tế và lời khuyên của bác sĩ nhi khoa của bạn. Có thể có các cách điều trị khác nhau mà bác sĩ nhi khoa của bạn có thể đề nghị dựa trên các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hiện tượng rỉ ối tuần 32 khi mang thai có nguy hiểm không?

Nước ối ít ở tuần 38 có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Những cách tăng nước ối hiệu quả nhanh mà mẹ bầu cần biết

Hiện tượng rỉ ối tuần 39 xuất hiện thì mẹ bầu cần làm gì?

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *