Lý do đau lưng khi mang thai ở mẹ bầu và cách khắc phục

Tác giả: Dược sĩ Hoàng Thị Tuyết | Đăng ngày: 13/08/2022 | Chỉnh sửa: 29/11/2022

Lý do đau lưng khi mang thai ở mẹ bầu và cách khắc phục

đau lưng khi mang thai

Hầu hết các mẹ bầu đều gặp tình trạng đau lưng khi mang thai. Một số cơn đau chỉ thoáng qua  nhưng một số cơn đau dai dẳng khó chịu. Vậy nguyên nhân gây đau lưng là gì? Làm thế nào để giảm đau hiệu quả? Cùng Colos Multi tìm hiểu các thông tin về nguyên nhân, giải pháp và cách phòng ngừa triệu chứng đau lưng trong thai kỳ. 

đau lưng khi mang thai
Đau lưng khi mang thai

1. Nguyên nhân khiến mẹ bầu đau lưng khi mang thai 

Nhiều chuyên gia cho rằng đau thắt lưng khi mang thai là một phần của thai kỳ. Khoang 50%-80% phụ nữ mang thai đều có triệu chứng đau mỏi, nhức xương khớp ở lưng. Tình trạng này xảy ra phổ biến nhất sau tam cá nguyệt thứ hai và kéo dài đến 6 tháng sau sinh.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Mai Hương

Các triệu chứng đau lưng thường gặp nhất là:

  • Đau vùng ngang lưng.
  • Đau lưng về đêm.
  • Đau khớp nối giữa xương chậu và xương cùng. 
  • Đau lưng kèm ốm nghén, nhức đầu. 

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng đau lưng khi mang thai, chủ yếu là cơ yếu đi, sinh lý thay đổi và khối lượng cơ thể tăng lên. 

1.1 Do căng cơ 

Nguyên nhân chính khiến mẹ bầu đau lưng khi mang thai đó là căng cơ lưng. Khi kích thước thai nhi càng lớn, kích thước tử cung cũng trở nên to hơn. Phần trọng lượng này nằm phía trước bụng kiến các mẹ bầu thường uốn cong người về phía trước theo phản xạ tự nhiên. 

Thay đổi tư thế bằng cách nghiêng mình ngược về phía sau để giúp các mẹ bầu giữ thăng bằng. Điều này cũng góp phần bắt cơ lưng phải hoạt động mạnh mẽ, từ đó gây tình trạng căng cơ lưng, đau nhức mỏi. Khi càng vào cuối thai kỳ, kích thước thai nhi càng lớn càng khiến tình trạng đau lưng diễn ra dữ dội hơn. 

1.2 Do yếu cơ bụng 

Cơ bụng có tác dụng hỗ trợ cột sống và giúp vùng lưng hoạt động ổn định. Trong thai kỳ, cơ bụng bị căng và yếu dần đi, tăng nguy cơ đau lưng cho các bà bầu khi vận động mạnh và tập thể dục.

đau thắt lưng khi mang thai
Yếu cơ bụng dẫn đến đau lưng thai kỳ

1.3 Do sự xuất hiện của hormone trong thai kỳ  

Thời gian thai nhi phát triển khiến cơ thể xảy ra nhiều sự thay đổi về thể chất và sinh lý. Để chuẩn bị cho chào đời của em bé, cơ thể mẹ tiết ra các loại hormone để nới lỏng những dây chằng ở khớp xương chậu và khử trùng đường dẫn sinh. Nhờ vậy, vùng xương chậu dễ dàng giãn rộng và linh hoạt hơn để em bé có thể thuận lợi lâm bồn. Tuy nhiên, sự xuất hiện của hormone này cũng gây ra tình trạng đau lưng khi mang thai

1.4 Tăng cân nhiều 

Mang thai khiến cân nặng phụ nữ bị biến động dữ dội, có thể tăng cần từ 11-15kg. Cột sống lúc này phải gánh chịu trọng lực lớn gây đau thắt lưng dưới dữ dội. Đồng thời, kích thước thai nhi và tử cung lớn dần cũng gây áp lực lên các dây chằng và mạch máu ở lưng và xương chậu. 

1.5 Tư thế thay đổi

Do kích thước của bụng lớn nên khiến trọng tâm cơ thể bị thay đổi. Từ đó dẫn đến việc mẹ bầu đau lưng trong giai đoạn này. 

2. Cách giảm đau lưng hiệu quả cho mẹ bầu 

2.1 Thay đổi dáng điệu để giảm đau 

Khi ngồi, bà bầu nên ngồi đúng cách để giảm đau thắt lưng khi mang thai. Hãy chắc chắn rằng lưng luôn được dựa dẫm và nâng đỡ. Tốt nhất bà bầu nên đặt chiếc gối nhỏ phía sau lưng hoặc ngồi lên gối lõm hình chữ D. 

Khi ngồi trên ghế tựa sẽ giúp lưng được bảo vệ tốt hơn khi ngồi trên sofa hay ghế mềm. Không nên ngồi lâu và nên đứng dậy, đi tới đi lui để giảm đau lưng hiệu quả hơn. Nếu bị đau lưng khi ngồi hãy thử nghiêng hông 5-10 lần sau 10-15 phút ngồi. 

mẹ bầu đau lưng
Thay đổi tư thế để giảm đau lưng

Khi đứng, hãy đứng sát vào tường sao cho đầu và lưng thẳng hàng như khi đo chiều cao. Có thể dùng tay đỡ hông để căng cơ bụng và cơ hông lên, khiến lưng cảm giác thoải mái hơn. Lưu ý là không nên đứng quá lâu trong tư thế này sẽ gây mỏi cơ. 

Khi nằm, thai phụ nên chuẩn bị đệm chắc và bằng, hạn chế nằm đệm mềm. Bởi vì sự mềm dẻo của nệm sẽ ảnh hưởng đến sự kéo dài của xương cột sống, khiến tình trạng đau lưng trở nên nặng hơn. 

2.2 Tránh nâng vật nặng 

Cơ thể thai phụ cực kỳ yếu ớt và xương khớp trở nên lỏng lẻo hơn vì trọng lượng tăng lên nhanh chóng. Nếu bà bầu mang vác vật nặng trong thai kỳ sẽ rất dễ gặp tai nạn ngoài ý muốn. Trường hợp bất khả kháng, hãy đưa vật nặng về sát cơ thể, trùng đầu gối xuống, không nên cúi lưng xuống và vặn người. Đây được xem là phương pháp giảm đau lưng khi mang thai cho bà bầu làm việc nặng thường xuyên. 

hiện tượng đau lưng khi mang thai
Bà bầu tránh mang vác vật nặng

2.3 Tập thể dục đều đặn 

Khuyến khích các mẹ bầu đau lưng nên tập thể dục trong thai kỳ để tăng sức khỏe xương khớp, đặc biệt là cơ lưng, xương chậu. Việc tập thể dục đều đặn cũng góp phần đẩy nhanh việc tuần hoàn máu ở lưng và các bộ phận vùng dưới, tăng tính co giãn cơ, giảm đau lưng hiệu quả. 

Một số bài tập các mẹ bầu nên thử đó là đứng dựa lưng vào tường. Chân để cách tường vài centimet và nâng nhẹ đầu gối. Một tay để vào vùng thắt lưng và nghiêng hông về phía đó, sau đó đổi tay và thực hiện lại động tác. Nhẹ nhàng lặp đi lặp lại hai động tác này nhiều lần. 

Khi đã quen với bài tập, mẹ bầu có thể luyện tập ở bất kỳ đâu mà không cần phải dựa vào tường. Tần suất luyện tập thường xuyên sẽ giúp mang lại hiệu quả tốt hơn. 

Một bài tập khác cũng tác dụng không kém đó là bài tập bò. Bà bầu quỳ gối và chống tay xuống sàn sao cho đầu và lưng thẳng hàng. Đây là bài tập giúp giảm áp lực mà thai nhi gây lên cho cơ lưng. 

bị đau lưng khi mang thai
Tập thể dục đều đặn giảm đau lưng

2.4 Chườm nước nóng 

Các mẹ có thể sử dụng túi chườm nước nóng để giảm triệu chứng đau lưng khi mang thai. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang tính chất tạm thời, thai phụ nên đi khám bác sĩ nếu gặp phải tình trạng đau dai dẳng không dứt. 

Nếu mẹ bầu đã mắc các bệnh về cột sống trước đó thì nên áp dụng liệu trình chuyên sâu của các bác sĩ chuyên khoa. 

2.5 Nằm đúng tư thế 

Việc nằm ngủ đúng tư thế rất quan trọng đối với chứng đau thắt lưng khi mang thai. Từ tuần thai thứ 17 trở đi, bạn không nên nằm ngửa mà chỉ nên nằm nghiêng để hạn chế áp lực lên cơ lưng. Kê một chiếc gối dưới bụng hoặc đặt gối giữa hai đầu gối cũng giúp tình trạng đau lưng thuyên giảm nhiều. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ngồi hoặc đứng quá lâu trong môt tư thế.

bà bầu đau lưng
Nằm đúng tư thế giúp giảm cơn đau lưng

2.6 Massage lưng thường xuyên 

Massage lưng thường xuyên mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe xương khớp mẹ bầu. Bạn có thể nhờ chồng massage trước khi đi ngủ ở những chỗ cảm thấy nhức mỏi. Việc xoa bóp giúp kích thích tuần hoàn máu, tăng sự thoải mái và giảm những cơn đau lưng khi mang thai

2.7 Mang giày phù hợp dành cho mẹ bầu 

Một phương pháp hữu hiệu để giảm đau lưng khi mang thai đó là chọn giày phù hợp cho mẹ bầu. Tuyệt đối không nên đi giày cao gót vì sẽ khiến phần trọng lượng cơ thể đổ dồn về phàn ngón chân, tác động xấu đến dây chằng vùng hông. Đặc biệt, khi kích thước thai nhi phát triển càng lớn, áp lực này cũng bành trướng hơn tăng tần suất đau lưng trong thai kỳ. 

Không những thế, việc mang giày cao gót khá nguy hiểm bởi có thể gây ra một số tai nạn ngoài ý muốn. Thay vào đó, thai phụ có thể đi giày đế bằng và thấp, chất liệu mềm mại, có độ rộng vừa phải. 

2.8 Ghế ngồi thích hợp 

đau lưng ở bà bầu
Nên chọn ghế ngồi có phần lưng uốn cong

Mẹ bầu đau lưng nên lựa chọn ghế ngồi thích hợp. Một chiếc ghế gỗ lưng thẳng có thể khiến cơn đau lưng diễn biến nghiêm trọng hơn. Để khắc phục điều này, mẹ bầu hãy chọn loại ghế có phần tựa lưng uốn cong hoặc dùng chiếc gối nhỏ để dựa phía sau. Ngoài ra, thai phụ cũng có thể tìm mua các vật dụng y tế hỗ trợ phần thắt lưng cho phụ nữ mang thai. 

3. Khi nào mẹ bầu cần đi khám sức khỏe?

Tuy đau lưng là triệu chứng thường gặp trong thai kỳ nhưng đau lưng cũng có thể là dấu hiệu của việc nhiễm trùng đường tiết niệu và sinh non. Do đó, các bà mẹ nên đi khám ngay nếu có nhiều triệu chứng khác đi kèm đau lưng khi mang thai, bao gồm nóng, sốt, rát khi đi tiểu hoặc xuất huyết âm đạo. 

Trường hợp bạn bị đau lưng dai dẳng và dữ dội hoặc cơn đau kéo dài hơn 2 tuần liền, bạn cần tìm đến các bác sĩ sản khoa để được thăm khám và chẩn đoán. 

bầu đau lưng
Đi khám bác sĩ khi đau lưng kèm các triệu chứng khác

Trên đây là một số thông tin chung về triệu chứng đau lưng khi mang thai của nhiều mẹ bầu. Đọc kỹ các nguyên nhân và giải pháp để giúp cơn đau thuyên giảm nhiều trong thai kỳ, từ đó giúp mẹ bầu thoải mái và dễ chịu hơn. Ngoài ra, đừng quên bổ sung chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho mẹ và bé, đặc biệt là những thực phẩm có lợi cho hệ xương khớp. 

Lưu ý: Thông tin trên trang web này không nên được sử dụng để thay thế cho việc chăm sóc y tế và lời khuyên của bác sĩ nhi khoa của bạn. Có thể có các cách điều trị khác nhau mà bác sĩ nhi khoa của bạn có thể đề nghị dựa trên các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Mẹ bầu bị chuột rút trong thai kỳ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Bà bầu vươn vai được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Tư thế ngủ tốt mà bà bầu cần biết trong suốt thai kỳ

Nguyên nhân bị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

Mẹ bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu uống gì và có nguy hiểm không?

Rạn da khi mang thai: Dấu hiệu và cách ngăn ngừa, điều trị

Mẹ bầu thừa sắt khi mang thai và những hậu quả khôn lường

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *