Thai 2 tuần tuổi, có nên quan hệ không? Tư thế nào an toàn?

Tác giả: Dược sĩ Hoàng Thị Tuyết | Đăng ngày: 14/08/2022 | Chỉnh sửa: 29/11/2022

Thai 2 tuần tuổi, có nên quan hệ không? Tư thế nào an toàn?

có thai 2 tuần quan hệ được không

Có thai 2 tuần quan hệ được không?” là câu hỏi được nhiều cặp vợ chồng quan tâm. Nhiều người phụ nữ khi mang thai liền ngay lập tức “cấm vận” chồng vì lo lắng rằng thai nhi sẽ gặp nguy hiểm. Thực hư về vấn đề này ra sao? Trong bài viết dưới đây, Colos Multi sẽ giải đáp về câu hỏi này cũng như gợi ý những tư thế quan hệ an toàn cho thai nhi nhé!

Chuyện “ân ái” là vấn đề được nhiều gia đình có người vợ mang thai quan tâm
Chuyện “ân ái” là vấn đề được nhiều gia đình có người vợ mang thai quan tâm

1. Có thai 2 tuần quan hệ được không?

Trước câu hỏi “Có thai 2 tuần quan hệ được không?”, chúng tôi sau khi tham khảo những ý kiến của các chuyên gia thì đưa ra câu trả lời là KHÔNG. Theo chia sẻ của những bác sĩ chuyên về sản phụ khoa, nếu xảy ra “ham muốn” trong khi có thai từ 1 – 2 tuần đầu cộng thêm có nền tảng thể lực tốt thì các cặp vợ chồng vẫn có thể quan hệ.

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ – Bác sĩ Huỳnh Kim Dung
Quan hệ khi mang thai tuần đầu không gây ảnh hưởng đến thai nhi
Quan hệ khi mang thai tuần đầu không gây ảnh hưởng đến thai nhi

Thế nhưng trong giai đoạn mang thai, vợ chồng bạn cần lưu ý thực hiện các động tác “ân ái” một cách nhẹ nhàng để không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Bên cạnh đó, thời gian quan hệ nên được rút ngắn đi để đảm bảo thể lực cho mẹ bầu. Tốt nhất, hãy tham khảo những tư thế quan hệ an toàn mà chúng tôi sắp sửa đề cập ngay dưới đây.

2. Quan hệ tình dục khi mang thai mang lại những tác dụng gì?

Nhiều cặp vợ chồng vẫn lầm tưởng rằng trong giai đoạn mang thai cần cương quyết nói không với “chuyện ấy”. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu lại chỉ ra rằng, nếu biết cách thực hiện cẩn thận và nhẹ nhàng thì chuyện “chăn gối” sẽ đem đến rất nhiều lợi ích đối với phụ nữ mang thai, như:

  • Làm giảm huyết áp.
  • Giảm những cơn đau đớn trong quá trình mang thai.
  • Đem lại giấc ngủ ngon, sảng khoái cho mẹ bầu.
  • Tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho người mẹ.
  • Giảm thiểu số lần tiểu tiện trong suốt thai kỳ.
  • Tăng cường lưu thông máu, trao đổi dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi.
  • Giảm nguy cơ gây nên những biến chứng trong thời gian mang thai như tiền sản giật,…
Quan hệ khi mang thai tuần đầu không nguy hiểm như nhiều người lầm tưởng
Quan hệ khi mang thai tuần đầu không nguy hiểm như nhiều người lầm tưởng

Ngoài ra, nó còn khiến tình cảm vợ chồng trở nên gắn chặt hơn, cảm xúc của người mẹ cũng dần ổn định.

3. Các tư thế quan hệ an toàn khi mang thai 

Như ở trển, chúng tôi đã giải đáp cho thắc mắc “Có thai 2 tuần quan hệ được không?” khiến nhiều cặp vợ chồng an tâm hơn. Tuy nhiên, không phải tư thế nào cũng thật sự tốt cho bé yêu trong bụng. Tham khảo ngay những tư thế quan hệ dưới đây vừa đảm bảo an toàn cho bé, vừa khiến tình cảm vợ chồng thêm mặn nồng nhé!

3.1. Tư thế Spooning (Tư thế úp thìa)

Úp thìa là một trong những tư thế phổ biến được nhiều cặp vợ chồng, đặc biệt là có phụ nữ mang thai, áp dụng. Đây là tư thế được nhiều chuyên gia đánh giá về mức độ an toàn đối với thai nhi. Bởi lẽ, nó không gây bất cứ tác động nào lên vùng bụng của người mẹ. Cụ thể hơn là mẹ bầu sẽ nằm cong người theo hình chữ “C” và người chồng sẽ nằm ở phía sau.

Tư thế úp thìa ít tác động vào vùng bụng của người mẹ
Tư thế úp thìa ít tác động vào vùng bụng của người mẹ

Với tư thế này, mẹ bầu sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái và kích thích. Thế nhưng người chồng cũng nên chú ý không thực hiện quá mạnh bạo hay xâm nhập quá sâu vào bên trong.

3.2. Tư thế Woman on Top (Tư thế người nữ ở trên)

Tương tự như úp thìa, tư thế mà người phụ nữ ở trên cũng được đánh giá an toàn cho bé yêu trong bụng. Không có bất cứ tác động nào bên ngoài ảnh hưởng lên vùng bụng của mẹ bầu, vì thế vợ chồng không nên quá lo lắng. Lúc này, người chồng hãy nằm ngửa ra trên giường để cho người vợ ngồi hoặc nằm lên trên.

Người vợ ở trên sẽ đảm bảo an toàn cho thai nhi khi quan hệ
Người vợ ở trên sẽ đảm bảo an toàn cho thai nhi khi quan hệ

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, tư thế này chỉ nên áp dụng khi thai nhi còn nhỏ. Cần hạn chế sử dụng đặc biệt vào 3 tháng cuối của thai kỳ để tránh gây ra mệt mỏi cho mẹ bầu.

3.3. Tư thế Side by side (Tư thế mặt đối mặt)

Câu hỏi “Có thai 2 tuần quan hệ được không” sẽ nhận được câu trả lời CÓ nếu vợ chồng áp dụng tư thế “ân ái” mặt đối mặt. Đây là tư thế thường được áp dụng khi thai nhi chưa quá lớn, vợ chồng bạn có thể “thăng hoa” mà không vướng bận bất kỳ trở ngại nào.

Tư thế “mặt đối mặt” đem lại sự “thăng hoa” cho mẹ bầu
Tư thế “mặt đối mặt” đem lại sự “thăng hoa” cho mẹ bầu

Lúc này, người chồng có thể ngồi trên ghế hoặc ở mép giường. Người vợ sẽ ngồi lên đùi chồng và quay mặt lại với nhau. Lưu ý rằng tư thế này không nên áp dụng quá lâu vì dễ mất sức.

3.4. Tư thế Doggy (Tư thế quan hệ từ phía sau)

Doggy là tư thế được nhiều cặp vợ chồng lựa chọn hơn cả vì đảm bảo an toàn cho thai nhi. Khi thực hiện, cả hai người cùng quỳ trên giường sao cho người chồng ở phía sau. Người vợ cũng có thể ngả người về trước để chồng dễ dàng xâm nhập.

Tư thế Doggy được nhiều cặp vợ chồng ưa chuộng
Tư thế Doggy được nhiều cặp vợ chồng ưa chuộng

Mặc dù tư thế này khiến mẹ bầu dễ “thăng hoa” nhưng cần tuyệt đối áp dụng vào những tháng cuối của thai kỳ, khi bụng đã bắt đầu to và nặng nề hơn.

4. Quan hệ khi mang thai những tuần đầu cần lưu ý điều gì?

Mặc dù khi mang thai những tuần đầu vẫn có thể quan hệ nhưng mẹ bầu vẫn cần đặc biệt quan tâm đến những lưu ý sau:

  • Không quan hệ qua bằng miệng.
  • Không được quan hệ quá lâu, quá cuồng nhiệt.
  • Tuyệt đối không thực hiện những tư thế quan hệ khó và tác động nhiều vào vùng bụng của mẹ bầu.
  • Không quan hệ khi cơ thể đang cảm thấy khó chịu, mệt mỏi.
  • Khi “ân ái” vào những tháng cuối của thai kỳ, chồng tuyệt đối không được vuốt ve ngực của vợ.
  • Khi quan hệ nên dùng bao cao su để tránh viêm nhiễm.
  • Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục trước vào sau khi quan hệ để tránh viêm nhiễm.
  • Không xâm nhập quá sâu vào âm hộ của vợ. 
  • Thực hiện nhẹ nhàng, cẩn thận để tránh nguy cơ sinh non, sảy thai.
Nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ nếu gặp bất thường trong quá trình “ân ái”
Nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ nếu gặp bất thường trong quá trình “ân ái”

Ngoài ra, nếu gặp trường hợp bà bầu bị đau bụng, chảy máu trong giai đoạn “ân ái” thì nên ngay lập tức đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, thăm khám và xác định nguyên nhân.

5. Những trường hợp mẹ bầu nên tránh quan hệ khi mang thai

Tuy không gây ảnh hưởng nhưng nếu mẹ bầu thuộc một trong những đối tượng dưới đây, cần tuyệt đối nói không với quan hệ tình dục trong suốt thai kỳ:

  • Mẹ bầu từng có tiền sử bị sảy thai, sinh non hay thai chết lưu.
  • Mẹ bầu từng trải qua thời gian bị vô sinh, hiếm muộn và mất nhiều năm mới có thể có thai.
  • Mẹ bầu mắc phải một số căn bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch,…
  • Mẹ bầu thường xuyên bị tình trạng động thai.
  • Mẹ bầu thường xuyên xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu,…
  • Mẹ bầu đang mắc những căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
  • Mẹ bầu đang mang đa thai/song thai.
Tránh quan hệ ở một số trường hợp để đảm bảo an toàn cho thai nhi
Tránh quan hệ ở một số trường hợp để đảm bảo an toàn cho thai nhi

Trên đây là giải đáp cho thắc mắc “Có thai 2 tuần quan hệ được không?” để nhiều cặp vợ chồng yên tâm. Gắn kết tình cảm vợ chồng là điều rất nên làm, tuy nhiên phải luôn cẩn thận để đặt an toàn thai nhi lên trên hết nhé!

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *