Cách bổ sung vitamin theo từng giai đoạn mang thai đúng chuẩn

Tác giả: Dược sĩ Hoàng Thị Tuyết | Đăng ngày: 12/08/2022 | Chỉnh sửa: 16/08/2022

Cách bổ sung vitamin theo từng giai đoạn mang thai đúng chuẩn

bổ sung vitamin theo từng giai đoạn mang thai

Vitamin đóng vai trò quan trọng trong quá trình mang thai của phụ nữ bởi không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của người mẹ mà còn giúp thai nhi sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Vậy cần bổ sung vitamin theo từng giai đoạn mang thai như thế nào thì hợp lý? Cùng Colos Multi tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!

bổ sung vitamin theo từng giai đoạn mang thai
Bổ sung vitamin theo từng giai đoạn mang thai

1. Những chất cần thiết cho mẹ bầu trong quá trình mang thai

Một chế độ ăn uống khoa học và đủ chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ lẫn bé. Đặc biệt là vitamin đóng vai trò rất quan trọng đối với thai kỳ, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, nhưng theo ý kiến của các chuyên gia thì chỉ nên bổ sung đúng liều lượng và theo sự hướng dẫn của bác sĩ. 

Bổ sung vitamin theo từng giai đoạn mang thai với liều lượng cụ thể như thế nào để đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển an toàn của bé. Sau đây là liều lượng khuyến cáo của các loại vitamin và khoáng chất mà Colos Multi đã tổng hợp lại mà mẹ có thể tham khảo.

vitamin
Vitamin ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi

1.1 Canxi

Canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nên xương, hộp sọ, răng và đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của thai nhi. Theo thống kê của Viện dinh dưỡng thì nhu cầu canxi tăng lên theo từng giai đoạn: Đối với 3 tháng đầu, nhu cầu canxi rơi vào khoảng 800mg/ngày.

 Giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ, nhu cầu tăng lên khoảng 1.000mg/ngày, 3 tháng cuối và khi cho con bú là 1500mg/ngày. Các loại thực phẩm giàu canxi như bơ, yogurt, cá hồi, rau bó xôi, bông cải xanh,  các loại hạt, sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa như sữa chua, sữa bột,… 

Bên cạnh đó mẹ có thể sử dụng thêm các viên uống canxi dạng muối canxi cacbonat hoặc canxi citrat khi nguồn thức ăn không cung cấp đủ. Để cơ thể hấp thụ canxi tốt nhất, mẹ phải bổ sung với liều lượng thích hợp với mỗi giai đoạn và tránh dùng chung với viên cung cấp sắt.

1.2 Sắt

Bổ sung vitamin theo từng giai đoạn mang thai là việc rất cần thiết, đặc biệt là sắt. Sắt tham gia vào quá trình hình thành của hồng cầu, cung cấp và vận chuyển oxy nên đóng vai trò quan trọng với các cơ quan như tim, phổi và cơ bắp của sản phụ lẫn thai nhi phát triển khỏe mạnh. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo mẹ bầu nên bổ sung khoảng 30mg sắt mỗi ngày, gấp đôi nhu cầu sắt của một người bình thường. 

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lý Thị Thanh Nhã

Thai phụ cần phải được bổ sung sắt không chỉ qua chế độ ăn giàu chất sắt mà còn qua viên uống. Trong thai kỳ, bổ sung đủ sắt với liều lượng phù hợp giúp mẹ và bé phòng ngừa được những biến chứng nguy hiểm và các bệnh lý khác.

các loại thịt bò
Các loại thịt đỏ chứa nhiều chất sắt

1.3 Đạm

Đạm hay Protein là một trong những chất dinh dưỡng chứa nhiều axit amin giúp thai nhi tăng cường sức đề kháng và phát triển khỏe mạnh, đồng thời cũng rất cần thiết cho cả mẹ bầu. Nhu cầu đạm cho phụ nữ mang thai có thể giao động từ 40 – 70 gram mỗi ngày, tùy thuộc vào cân nặng của mẹ.

Chất đạm từ động vật như thịt, cá, trứng, tôm, cua,… và đạm từ thực vật như măng tây, cải xanh, bơ,… sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo cho cả mẹ và bé. Chế độ ăn quá thiếu hay quá thừa đạm đều không tốt cho sức khỏe nên Việc bổ sung hàm lượng đúng với tiêu chuẩn sẽ giúp mẹ bầu và bé khỏe mạnh.

1.4 Iod

Iod là một khoáng chất vi lượng, có tác dụng rất quan trọng đối với sự phát triển của tế bào não, tế bào thần kinh của thai nhi. Trong giai đoạn mang thai, Thiếu Iod có thể giảm chuyển hóa của cơ thể, giảm khả năng phát triển hệ thống thần kinh ở bào thai. Mặt khác, nếu thừa iod có thể gây ra các hậu quả nặng nề như như sinh non, tiền sản giật, suy tim ở thai phụ hoặc thai chết lưu, sảy thai, thai chậm phát triển, dị tật thai nhi bẩm sinh.

Cung cấp đủ iod
Cung cấp đủ i ốt tốt cho mẹ và bé

Vậy bổ sung vitamin theo từng giai đoạn mang thai thế nào cho hợp lý với khoáng chất iod. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, nhu cầu iod hằng ngày được đề xuất cho phụ nữ mang thai là 220 mcg. Ngoài bổ sung iod bằng muối ăn, mẹ có thể bù đắp bằng cách ăn các loại thức ăn chứa nhiều iod hoặc dùng những loại thuốc bổ sung iot theo chỉ định của bác sĩ. 

1.5 Acid Folic

Acid folic hay còn gọi là Vitamin B9 là một loại vitamin quan trọng cần được bổ sung trong thai kỳ để dự phòng các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Đối với mẹ bầu thì từ trước khi mang thai và kéo dài trong suốt thai kỳ thì cần phải bổ sung acid folic với liều lượng cao gấp 4 lần so với người bình thường.

Tùy thuộc vào từng giai đoạn, việc uống acid folic với hàm lượng hằng ngày từ 3 tháng trước khi mang thai ở mức 400 mcg đến hết 3 tháng đầu của thai kỳ ở mức 600 mcg làm giảm đáng kể tỷ lệ thai nhi mắc các dị tật của ống thần kinh như chẻ đôi đốt sống hoặc các bất thường của não bộ. Tuy nhiên, để đảm bảo đủ nhu cầu và hấp thụ tốt nhất acid folic nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

1.6 Một số loại vitamin cần thiết

Vitamin là nhóm khoáng chất có chức năng tăng sức đề kháng, giúp mẹ ngăn ngừa bệnh cảm cúm, bệnh tê phù, đồng thời phòng chống bệnh còi xương và hỗ trợ quá trình hấp thu canxi cho việc hình thành khung xương ở bé. Các loại vitamin mẹ cần bổ sung vitamin theo từng giai đoạn mang thai gồm vitamin A, D, B1, B2, C. 

rau củ quả
Vitamin có nhiều trong rau củ quả
  • Vitamin A: giúp tăng khả năng miễn dịch, phát triển thị giác của trẻ và mẹ và là một dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Nhu cầu vitamin A được khuyến cáo trong thai kỳ là 800 mcg RE mỗi ngày. 
  • Vitamin D: giúp giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn, phân chia tế bào phát triển xương, giảm nguy cơ bệnh còi xương của bé và mẹ nên bổ sung 800UI/ ngày. 
  • Vitamin B1: giúp chuyển hóa glucid, glucose. Nhu cầu Vitamin B1 trong thời kỳ mang thai khoảng 1,4mg mỗi ngày. Nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin B1 nhất là ngũ cốc, lúa mạch, trứng, mỳ ý và các loại họ đậu. Bên cạnh đó gạo cũng là nguồn cung cấp B1 quan trọng, nhưng không nên xay xát gạo quá kỹ và  tránh để bị mốc.
  • Vitamin B2: sản xuất năng lượng, thúc đẩy bài tiết sữa và giúp thai nhi phát triển, đồng thời tham gia vào quá trình tạo máu. Mẹ bầu nên bổ sung vitamin B2 1,4 mg mỗi ngày qua các loại thực phẩm như ngũ cốc, sữa chua, nấm, sữa bò, phô mai…
  • Vitamin C: giúp tăng sức đề kháng và giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, góp phần giảm tình trạng thiếu máu và mẹ nên bổ sung đủ  80mg vitamin C mỗi ngày và khi  cho con bú là khoảng 110mg mỗi ngày. 

2. Tại sao cần bổ sung vitamin cho mẹ bầu

Vitamin có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Vì bé sẽ nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết từ mẹ nên nhu cầu vitamin sẽ tăng nhiều hơn so với trước khi mang thai. Chính lẽ đó nên việc bổ sung vitamin theo từng giai đoạn mang thai là điều cần thiết trong chế độ ăn uống dinh dưỡng đầy đủ và khoa học.

Vitamin không chỉ bảo vệ sức khỏe của mẹ, giúp quá trình mang thai diễn ra thuận lợi hơn, tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các dị tật bẩm sinh giúp thai nhi phát triển toàn diện, và hạn chế bệnh lý thường gặp như sinh non, thai chậm phát triển,… trong thai kỳ.

Vitamin có vai trò quan trọng
Vitamin có vai trò quan trọng với mẹ và bé

3. Cách bổ sung vitamin theo từng giai đoạn mang thai

Cùng với sự sinh trưởng và phát triển của thai nhi thì nhu cầu dưỡng chất của bé sẽ thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau. Mỗi thời kỳ sẽ cần một hàm lượng vitamin nhất định và hạn chế những khoáng chất để đảm bảo một chế độ đầy đủ dinh dưỡng. Do đó, cách bổ sung vitamin theo từng giai đoạn mang thai là đặc biệt quan trọng, mẹ hãy chú ý nhé.

3.1 Cách bổ sung vitamin cho mẹ bầu từ tháng 1 đến tháng 3

Trong tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu cần phải bổ sung axit folic để hạn chế tình trạng thiếu máu, sinh non và giúp bé tránh bị dị tật về cơ quan thần kinh. Tháng đầu này mẹ có thể bổ sung axit folic thông qua viên uống hoặc ăn các thực phẩm như rau xanh, cam, táo,…

Tiếp đến tháng thứ hai là tháng mẹ cần chú ý bổ sung vitamin C và vitamin B6. Theo thống kê của FDA Hoa Kỳ thì  nên bổ sung vitamin B6 cho bà bầu liều lượng là 2,5 mg mỗi ngày trong thai kỳ. Hai dưỡng chất này sẽ làm giảm tình trạng ốm nghén và chảy máu chân răng chứa nhiều trong rau bắp cải, cà chua, chanh, chuối, cà rốt,…

Trong tháng thứ 3, mẹ cần tập trung  bổ sung magie, vitamin A để bé phát triển khỏe mạnh về chiều cao, cân nặng và cơ bắp cho cả sau này. Các loại thực phẩm như mực, các loại hạt, trà xanh chứa nhiều magie và rau xanh, đậu nành, bí ngô sẽ cung cấp đủ vitamin A. 

bổ sung đủ vitamin
3 tháng đầu nên bổ sung đủ vitamin

3.2 Cách bổ sung vitamin cho mẹ bầu từ tháng 4 đến tháng 6

Tháng thứ 4 của thai kỳ là giai đoạn mẹ cần lưu ý bổ sung khoảng 11 mg kẽm mỗi ngày để thai nhi phát triển não bộ một cách toàn diện, bởi vậy khoáng chất này sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch ở mẹ, giảm ốm nghén và trình trạng khó tiêu. Mẹ nên bổ sung đủ kẽm thông qua gan, vừng, hàu hoặc thực phẩm chức năng khi được bác sĩ cho phép.

Sang tháng thứ 5, xương của thai nhi sẽ phát triển nhanh nên nhu cầu về canxi cũng tăng cao để đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất cho thai nhi. Giai đoạn này mẹ cần siêng năng tắm nắng, bổ sung đầy đủ thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa, trứng, cá, tôm…Đồng thời mẹ bầu cần bổ sung thêm vitamin D để canxi được hấp thu một cách tối ưu.

Tháng thứ 6 thì cả mẹ và bé đều có nhu cầu chất dinh dưỡng cao. Giai đoạn này, mẹ nên chú ý đến việc bổ sung sắt, đồng thời kết hợp với vitamin C để ngăn ngừa thiếu máu. Các loại thực phẩm giàu sắt mẹ nên sử dụng trong chế độ ăn hàng ngày gồm thịt bò, thịt nạc,… và các viên uống sắt.

3.3 Cách bổ sung vitamin cho mẹ bầu trong từ 7 đến tháng 9

Tháng thứ 7 này, mẹ cần đặc biệt bổ sung đầy đủ DHA, EPA để hỗ trợ phát triển trí não và võng mạc cho trẻ bởi đây là giai đoạn thai nhi có những sự phát triển vượt bậc. Thông qua các loại thực phẩm như cá biển, các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, đậu phộng,… hoặc thực phẩm chức năng chứa DHA trong giai đoạn này.

Bổ sung vitamin cho mẹ bầu
Bổ sung vitamin cho mẹ bầu từ tháng 7 đến tháng 9

Đến tháng thứ 8, bé sẽ bắt đầu dự trữ đường và chất béo trong gan và dưới da. Do đó, mẹ nên ăn thật nhiều thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như gạo, bột mì và một số loại ngũ cốc khác để đảm bảo cung cấp năng lượng đầy đủ cho con.

Vào tháng thứ 9 của thai kỳ thì Tế bào mỡ dưới da dày lên để bé có thể sống ở bên ngoài tử cung và tạo nhiều áp lực đến các cơ quan trong cơ thể mẹ. Do đó tình trạng táo bón xảy ra khá phổ biến ở tất cả các mẹ bầu nên mẹ cần ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ như cần tây, cà rốt, giá đỗ, súp lơ.

4. Các thực phẩm giàu vitamin cho mẹ bầu trong thai kỳ

Theo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng thì mẹ nên bổ sung vitamin theo từng giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, Cơ thể con người thì không thể tự tổng hợp được vitamin nên mẹ bắt buộc cần bổ sung dưỡng chất này qua thực phẩm ăn hàng ngày. Dưới đây là một số thực phẩm mẹ có thể tham khảo:

  • Acid folic: gan động vật, thịt gà, thịt vịt, trứng, ngũ cốc, trái cây và rau xanh.
  • Vitamin A: cà rốt, đu đủ, bí ngô, dầu cá và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai.
  • Có nhiều cách để bổ sung vitamin D như tắm nắng, ăn nhiều giàu vitamin D như cá, bơ, trứng, sữa hoặc xài viên uống cung cấp vitamin D theo liều lượng phù hợp.
  • Vitamin C có nhiều trong các loại quả chín, rau xanh,…
  •  Các thực phẩm giàu sắt như các loại thịt đỏ, cá biển, rau ngót, cải bó xôi, trái cây khô, các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều và đậu phộng.
  • Iod: tảo bẹ, các loại thịt, trứng sữa, các loại cá biển và các loài vỏ cứng ở biển.
Thực phẩm giàu vitamin
Thực phẩm giàu vitamin mẹ bầu cần bổ sung

5. Một số lưu ý khi bổ sung vitamin cho mẹ bầu

Do nhu cầu đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho mẹ, sự phát triển của thai nhi và sự tiện lợi nên việc sử dụng các loại viên uống bổ sung vitamin đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên, thuốc hay thực phẩm chức năng không thể thay thế việc nạp vitamin và khoáng chất nên mẹ cần theo một chế độ dinh dưỡng lành mạnh là hợp lý.

Tóm lại, cung cấp vitamin với liều lượng đúng theo tiêu chuẩn cho thai phụ thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Vì vậy, mẹ không được bổ sung quá thừa hay thiếu để tránh gây ra những ảnh hưởng có hại cho cả mẹ lẫn bé.

Việc bổ sung vitamin theo từng giai đoạn mang thai, vấn đề tưởng khó nhưng lại thành dễ. Hy vọng những thông tin về các loại vitamin cần thiết mà Colos Multi đã cung cấp sẽ giúp mẹ bầu có một hành trình thai kỳ khỏe mạnh và đầy hạnh phúc.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chế độ dinh dưỡng thai kỳ khoa học cho mẹ khi mang thai

Ăn gì tốt cho bà bầu? 23 thực phẩm giúp mẹ khỏe bé tăng cân nhanh

Mẹ nên bổ sung sắt sau sinh như thế nào để tránh thiếu máu

Mẹ bầu mang thai tháng đầu có nên uống sữa bầu không?

Thai 5 tuần tuổi kích thước bao nhiêu? Mẹ nên ăn gì?

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *